Tranh của danh họa Nguyễn Phan Chánh bán giá kỷ lục
Thứ Ba, 09:41, 28/05/2013
(VOV) - Bức tranh "Người bán gạo" của danh hoạ Nguyễn Phan Chánh được bán với giá khoảng 400.000 USD (8 tỷ VNĐ).
Tại cuộc bán đấu giá tranh do Christie’s International tổ chức ở Hong Kong ngày 25/5, bức "Người bán gạo" của danh họa Nguyễn Phan Chánh được bán với giá 3,03 triệu đôla Hong Kong (hơn 8 tỷ đồng). Đây được xem là giá bán kỷ lục của một bức tranh do họa sĩ Việt Nam vẽ.
Bức tranh của danh họa Nguyễn Phan Chánh có tên là La Marchand de Riz (Người bán gạo) vẽ từ năm 1932, được định giá ban đầu chỉ vỏn vẹn 75 USD.
Theo Bloomberg, sở dĩ bức tranh được định giá thấp như vậy vì người ta tưởng nhầm đây là bức tranh này của một họa sĩ người Trung Quốc tập sự. Tuy nhiên, sau khi được các chuyên gia xem xét lại, nhiều người đã nhận ra giá trị thực sự của bức tranh có từ năm 1932.
Theo Bloomberg, sở dĩ bức tranh được định giá thấp như vậy vì người ta tưởng nhầm đây là bức tranh này của một họa sĩ người Trung Quốc tập sự. Tuy nhiên, sau khi được các chuyên gia xem xét lại, nhiều người đã nhận ra giá trị thực sự của bức tranh có từ năm 1932.
Bức "Người bán gạo" của Nguyễn Phan Chánh |
Giới nghệ thuật phương Tây ghi nhận tranh của nghệ sĩ Việt Nam được bán với giá cao nhất trước đây là của họa sĩ Lê Phổ với giá khoảng 373.000 USD trong cuộc đấu giá của Sotheby ở Hong Kong.
Nguyễn Phan Chánh sinh ngày 21/7/1892 tại thôn Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà nay là phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh.
Nguyễn Phan Chánh chủ yếu vẽ lụa bởi lụa diễn tả được làn da trắng mát và dáng vẻ mềm mại uyển chuyển của người phụ nữ. Đây cũng là một trong những lý do giải thích cho số lượng tranh về thiếu nữ nông thôn chiếm chủ đạo trong các sáng tác của ông. Tại quê nhà, ông sống bằng nghề vẽ truyền thần cho những người yêu thích./.
Nguyễn Phan Chánh sinh ngày 21/7/1892 tại thôn Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà nay là phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh.
Nguyễn Phan Chánh chủ yếu vẽ lụa bởi lụa diễn tả được làn da trắng mát và dáng vẻ mềm mại uyển chuyển của người phụ nữ. Đây cũng là một trong những lý do giải thích cho số lượng tranh về thiếu nữ nông thôn chiếm chủ đạo trong các sáng tác của ông. Tại quê nhà, ông sống bằng nghề vẽ truyền thần cho những người yêu thích./.