Triển lãm thổ cẩm và lụa Việt Nam tại Hàn Quốc

Các sản phẩm được triển lãm gồm đồ thổ cẩm truyền thống của các dân tộc Thái, Mường, Mông, Dao..., sản phẩm lụa của các làng nghề Phùng Xá, Vạn Phúc, La Khê...

Chiều 18/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Thiết kế và Thủ công Hàn Quốc tổ chức khai mạc triển lãm thổ cẩm và lụa của các dân tộc khu vực phía Bắc Việt Nam tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc.

Các sản phẩm được triển lãm lần này gồm đồ thổ cẩm truyền thống của các dân tộc Thái, Mường, Mông, Dao, Pà Thẻn, Bố Y..., sản phẩm lụa của các làng nghề Phùng Xá, Vạn Phúc, La Khê và một số làng nghề vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Ông Dương Văn Quynh, Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm. (Ảnh: Mạnh Hùng/TTXVN)

Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, triển lãm còn trưng bày các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng được làm từ chất liệu thổ cẩm và lụa trong đời sống.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Dương Văn Quynh, Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cho biết thổ cẩm và lụa của Việt Nam được bạn bè quốc tế ưa chuộng sử dụng, bởi các chất liệu này thân thiện với môi trường, được làm thủ công, và chứa đựng những giá trị văn hóa, thẩm mỹ tinh tế, độc đáo của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi phía Bắc Việt Nam.

Trien lam tho cam va lua Viet Nam tai Han Quoc hinh anh 2Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ Tú (giữa) chụp ảnh lưu niệm cùng Ban tổ chức. (Ảnh: Mạnh Hùng/TTXVN)

Theo ông Dương Văn Quynh, các nhà thiết kế mỹ thuật đã khai thác vẻ đẹp của các sản phẩm này làm đồ thời trang, trang trí nội thất, sản phẩm gia dụng mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

Quy trình tạo ra trang phục hoàn toàn thủ công từ dệt, thêu, ghép vải, in sáp ong tạo ra các môtíp hoa văn. Và trong cái nền chung của quy trình dệt, thêu, ghép vải tạo hoa văn, mỗi dân tộc lại có kỹ thuật riêng, thể hiện khả năng thẩm mỹ của mỗi tộc người.

Ban tổ chức kỳ vọng thông qua triển lãm, người dân Xứ sở Kim chi sẽ hiểu hơn về đời sống, con người và những đặc trưng văn hóa của Việt Nam, qua đó tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia và thúc đẩy các hoạt động du lịch giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Trien lam tho cam va lua Viet Nam tai Han Quoc hinh anh 3Một số sản phẩm lụa trưng bày tại triển lãm. (Ảnh: Mạnh Hùng/TTXVN)

Trong thời gian qua, quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc không ngừng phát triển, đặc biệt là du lịch. Năm 2018, đã có 3,5 triệu lượt khách Hàn Quốc tới Việt Nam, tăng 44% so với năm 2017.

Triển lãm mở cửa tự do đến ngày 21/7./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hồi sinh nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Vân Kiều - Pa Cô
Hồi sinh nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Vân Kiều - Pa Cô

VOV.VN - Nghề dệt thổ cẩm đã gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của đồng bào Vân Kiều- Pa Cô ở huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị từ bao đời nay. 

Hồi sinh nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Vân Kiều - Pa Cô

Hồi sinh nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Vân Kiều - Pa Cô

VOV.VN - Nghề dệt thổ cẩm đã gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của đồng bào Vân Kiều- Pa Cô ở huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị từ bao đời nay. 

Ấn tượng từ Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I
Ấn tượng từ Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I

VOV.VN - Tối 16/1, Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I được tổ chức tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã bế mạc.

Ấn tượng từ Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I

Ấn tượng từ Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I

VOV.VN - Tối 16/1, Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I được tổ chức tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã bế mạc.

NTK dân tộc Tày gây ấn tượng tại Lễ hội văn hoá thổ cẩm Việt Nam
NTK dân tộc Tày gây ấn tượng tại Lễ hội văn hoá thổ cẩm Việt Nam

VOV.VN - NTK dân tộc Tày – Vũ Thảo Giang đã gây bất ngờ khi trình diễn bộ sưu tập áo dài sang trọng trong Lễ hội văn hoá thổ cẩm Việt Nam.

NTK dân tộc Tày gây ấn tượng tại Lễ hội văn hoá thổ cẩm Việt Nam

NTK dân tộc Tày gây ấn tượng tại Lễ hội văn hoá thổ cẩm Việt Nam

VOV.VN - NTK dân tộc Tày – Vũ Thảo Giang đã gây bất ngờ khi trình diễn bộ sưu tập áo dài sang trọng trong Lễ hội văn hoá thổ cẩm Việt Nam.