Trưng bày bộ tranh Đông Hồ của một nhà sưu tập Pháp

VOV.VN - Nhà sưu tập người Pháp Jean Pierre Pascal đã bỏ nhiều thời gian, tâm huyết nghiên cứu, tập hợp cả ngàn bức tranh Đông Hồ.

Tối 3/10, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Paris làm lễ khai trương phòng trưng bày bộ tranh Đông Hồ của nhà sưu tập người Pháp Jean Pierre Pascal. Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Thành Vượng, Giám đốc TTVHVN tại Pháp; ông Nguyễn Đăng Giang, Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, đông đảo khách mời Pháp và Việt kiều.

Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Nguyễn Thành Vượng giới thiệu tổng quan về tranh Đông Hồ, một loại hình nghệ thuật dân gian xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỷ 13 (dưới thời Lý), đã từng đi sâu vào đời sống xã hội, là thứ không thể thiếu trong các ngày lễ tết nhưng đang bị thui chột, thất truyền bởi cuộc sống hiện đại. Việc bảo tồn loại hình nghệ thuật này đang là điều cấp bách trong việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Nhà sưu tập người Pháp Jean Pierre Pascal 

Ông Vượng bày tỏ sự cảm ơn nhà sưu tập người Pháp Jean Pierre Pascal đã bỏ nhiều thời gian, tâm huyết nghiên cứu, tập hợp cả ngàn bức tranh Đông Hồ (bộ sưu tập lớn nhất hiện nay) và đã lựa chọn hàng trăm bức tranh tiêu biểu trưng bày tại cuộc triển lãm này, góp phần không nhỏ cho việc bảo tồn một loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Qua các bức tranh ấy giúp người xem hiểu hơn những nét văn hóa dân gian đặc trưng Viêt Nam.

Trong phần diễn giải của mình, ông Jean Pierre Pascal khiến người xem xúc động trước tâm huyết sưu tập và bảo tồn những bức tranh Đông Hồ quý giá, kinh ngạc trước sự am hiểu của một người nước ngoài về những giá trị kết tinh trong những bức tranh tưởng như đơn sơ đó.

Trước hết về giá trị vật lý, chất liệu và kỹ thuật chế tác các bức tranh ấy, đó là: giấy điệp, gồm giấy dó (vốn được sản xuất ở làng Yên Thái, bên Hồ Tây, Hà Nội) quết hồ vỏ điệp (một loại sò ở biển vỏ mỏng, có ánh sà cừ đẹp); mầu từ hoa lá tự nhiên; những khuôn gỗ khắc tinh xảo. Tiếp đó, và cao hơn cả là giá trị nghệ thuật - văn hóa. Với những đường nét đơn giản, mang tính tượng trưng, cách điệu cao, đầy chất trào phúng, mầu sắc tự nhiên, tranh Đông Hồ phản ánh mọi mặt đời sống dân gian.

Theo bố cục của phòng tranh và qua giải thích của ông Jean Pierre Pascal, những nét đặc trưng của văn hóa dân gian Việt Nam hiện lên sinh động. Đó là khát vọng no đủ, mong ước đông con cháu (tranh lợn); mong ước trường thọ (tranh rùa); khát khao hạnh phúc (con dơi); khát vọng thanh đạt (tranh cá chép, tiến sỹ); khát vọng bình yên (tranh phượng); đời sống tâm linh; lề thói xã hội (đám cưới chuột). Đó là cuộc sống thường nhật (của người nông dân, trong các làng quê, gắn liền với văn hóa lúa nước). Đó là các lễ, hội (cây nêu ngày tết, đánh đu, đấu vật, chọi trâu). Cảnh tình tứ (hái dừa). Văn thơ, nghệ thuật (Kiều)...

Ông Jean Pierre Pascal cũng phân biệt sự khác nhau giữa trang Đông Hồ với một dòng tranh dân gian khác là tranh Hàng Trống. Ông nhấn mạnh đến tính trung thực của bộ sưu tập tranh Hàng Trống này, bày tỏ mối lo lắng khi làng Đông Hồ chỉ còn vài ba nghệ nhân làm tranh, đồng thời lưu ý về xu hướng làm nhái, dễ dãi trong việc làm tranh dòng Đông Hồ hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ hy vọng với sự ghi nhận giá trị của UNESCO, với sự phát triển của du lịch và nỗ lực bảo tồn văn hóa của Việt Nam, dòng tranh Đông Hồ sẽ được bảo tồn.

Trao đổi với phóng viên VOV về thông điệp muốn gửi gắm từ phòng trưng bày bộ sưu tập tranh Đông Hồ này, ông Jean Pierre Pascal nói: “Hy vọng dòng tranh truyền thống này được bảo tồn, bởi nó mang tính đại diện cho văn hóa Việt Nam; tiếp đó nó cho phép nhiều người, cả người Việt Nam và khách du lịch hiểu văn hóa Việt Nam khi được diễn giải. Tôi muốn công việc này được tiếp tục, tôi muốn bộ sưu tập tranh Đông Hồ ngày càng phong phú bằng việc tìm lại những bức cũ và phục chế"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tranh Đông Hồ cùng kết nối các điểm du lịch
Tranh Đông Hồ cùng kết nối các điểm du lịch

(VOV) -Tìm hướng đi mới sao cho hài hòa với việc gìn giữ nghề truyền thống đang là bài toán đặt ra với làng nghề này…

Tranh Đông Hồ cùng kết nối các điểm du lịch

Tranh Đông Hồ cùng kết nối các điểm du lịch

(VOV) -Tìm hướng đi mới sao cho hài hòa với việc gìn giữ nghề truyền thống đang là bài toán đặt ra với làng nghề này…

Làng tranh Đông Hồ nhộn nhịp mùa… hàng mã
Làng tranh Đông Hồ nhộn nhịp mùa… hàng mã

VOV.VN - Làng Đông Hồ (Bắc Ninh) từ lâu nổi tiếng với nghề làm tranh nhưng đến nay hầu hết các hộ đều chuyển sang làm hàng mã.

Làng tranh Đông Hồ nhộn nhịp mùa… hàng mã

Làng tranh Đông Hồ nhộn nhịp mùa… hàng mã

VOV.VN - Làng Đông Hồ (Bắc Ninh) từ lâu nổi tiếng với nghề làm tranh nhưng đến nay hầu hết các hộ đều chuyển sang làm hàng mã.

Tranh Đông Hồ đón bằng di sản quốc gia
Tranh Đông Hồ đón bằng di sản quốc gia

(VOV) - Tranh Đông Hồ có từ thế kỷ 16, là loại tranh miêu tả đời sống, tâm tư, quan niệm thẩm mỹ của người Việt.

Tranh Đông Hồ đón bằng di sản quốc gia

Tranh Đông Hồ đón bằng di sản quốc gia

(VOV) - Tranh Đông Hồ có từ thế kỷ 16, là loại tranh miêu tả đời sống, tâm tư, quan niệm thẩm mỹ của người Việt.

Nghề làm tranh Đông hồ còn không?
Nghề làm tranh Đông hồ còn không?

Nghề làm tranh Đông Hồ vừa được Bộ VH,TT&DL trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Nghề làm tranh Đông hồ còn không?

Nghề làm tranh Đông hồ còn không?

Nghề làm tranh Đông Hồ vừa được Bộ VH,TT&DL trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Nữ đại biểu quốc tế yêu mến vẻ đẹp của tranh Đông Hồ Việt Nam
Nữ đại biểu quốc tế yêu mến vẻ đẹp của tranh Đông Hồ Việt Nam

VOV.VN - Gần 100 nữ đại biểu quốc tế đã có chuyến tham quan đình làng Tam Tảo, tỉnh Bắc Ninh và tìm hiểu về dân ca quan họ cũng như nghề làm tranh Đông Hồ.

Nữ đại biểu quốc tế yêu mến vẻ đẹp của tranh Đông Hồ Việt Nam

Nữ đại biểu quốc tế yêu mến vẻ đẹp của tranh Đông Hồ Việt Nam

VOV.VN - Gần 100 nữ đại biểu quốc tế đã có chuyến tham quan đình làng Tam Tảo, tỉnh Bắc Ninh và tìm hiểu về dân ca quan họ cũng như nghề làm tranh Đông Hồ.