Về miền văn hóa Sê đăng

VOV.VN - Với trên 122.000 người, ở tỉnh Kon Tum dân tộc Sê đăng có dân số đông nhất so với 6 dân tộc bản địa.

Sinh ra từ rừng, gắn bó với núi rừng, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Sê đăng đã xây dựng được những giá trị văn hóa độc đáo và nhân văn. Nhân Tết nguyên đán cổ truyền dân tộc, mời quý vị và các bạn cùng về miền văn hóa Sê đăng, hòa mình vào không khí lễ hội, thưởng thức những bữa cơm “cộng cảm”, đắm say trong tiếng cồng chiêng, nhịp xoang rộn rã của mùa “ăn năm uống tháng”.

Các chàng trai Sê đăng chuẩn bị cho lễ cúng máng nước.

Ở tỉnh Kon Tum, dân tộc Sê đăng có địa bàn cư trú khá rộng, từ phía Đông sang phía Tây của dãy Trường Sơn. Muốn được đắm mình trong không gian văn hóa của người Sê đăng, nhất định du khách phải đến huyện Đăk Hà, Kon Plông, Kon Rẫy, Đăk Tô và Tu Mơ Rông, cái nôi của người Sê đăng.

 Điểm dễ nhận biết nhất để du khách nhận ra làng của người Sê đăng là những mái Nhà rông truyền thống vươn cao. Người thì bảo giống như lưỡi rìu bổ ngược  trời xanh, như cánh buồm no gió, còn người Sê đăng mộc mạc, như gà mẹ che chở, hạnh phúc với đàn gà con quần tụ, sum vầy. 

Người Sê đăng dựng Nhà rông vào những tháng mùa khô. Thời gian này không có bất cứ người dân nào ở nhà làm việc riêng, cả làng cùng chung tay, góp sức.

Điều vô cùng đặc biệt là Nhà rông của người Sê đăng có tới hàng chục nghìn chi tiết, song không thấy bất cứ một mẩu kim loại nào làm nhiệm vụ kết nối. Tất cả vật liệu làm nên một ngôi Nhà rông sừng sững, uy nghi là từ rừng, từ tự nhiên và công cụ để làm nên tác phẩm nghệ thuật kỳ vĩ ấy là rìu, đục, búa… thô sơ.

Một làng của người Sê đăng dưới chân núi Ngọc Linh.

Đến với làng của người Sê đăng vào mùa lễ hội, hay còn được gọi là mùa “ăn năm uống tháng”, khoảng từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nếu may mắn đúng dịp, du khách sẽ được hòa mình vào các lễ hội của làng cùng say trong tiếng cồng chiêng. Với niềm tin vạn vật hữu linh, người Sê đăng duy trì nhiều lễ thức tâm linh trong đó ấn tượng hơn cả là hệ thống lễ hội liên quan đến cộng đồng và vòng đời người.

Thật không gì thú vị hơn khi được hòa mình vào không gian lễ hội của người Sê đăng. Từ không khí thành kính, trang nghiêm của lễ cúng thần nước trong dịp sửa máng nước hàng năm của làng; đến tiếng cồng chiêng hào hùng của Lễ ăn trâu mừng Nhà rông mới; rồi không khí gắn kết, cộng cảm của lễ trỉa lúa, lễ ăn cơm mới…Du khách sẽ có một cảm xúc rất khác về sức mạnh cộng đồng, về niềm tin, sự sẻ chia, bao dung và những điều tốt đẹp.

Ông Jean Frangois Leonardi, một khách du lịch người Pháp khi đến Kon Tum cho biết: “Đây là lần thứ tư tôi đến Việt Nam. Tôi đã được hòa mình vào những điều vô cùng thú vị. Tôi dành nhiều tình cảm cho chuyến đi này vì mong muốn được thấy tận mắt những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Tây Nguyên ở đây”.

Nếu văn hóa vật thể của người Sê đăng cuốn hút du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên, thì những giá trị văn hóa phi vật thể lại là men say, càng uống càng ngấm. Người Sê đăng hiền hòa, mến khách song cũng đầy lòng tự trọng và quật khởi khi bị kẻ thù áp bức.

Với hàng chục tác phẩm liên hoàn, mỗi tác phẩm, mỗi câu chuyện có độ dài hàng nghìn câu kể, sử thi của người Sê đăng cho thấy quan niệm của người Sê đăng về vũ trụ; khát vọng của người Sê đăng về một xã hội tươi đẹp, cuộc sống đầy đủ, bình đẳng, cái thiện chiến thắng cái ác… Âm nhạc của người Sê đăng, mà điển hình là cồng chiêng khi được tấu lên ngay trong không gian văn hóa làng của người Sê đăng xứng đáng là kiệt tác của Nhân dân.

Văn hóa ẩm thực tinh tế đậm hương vị núi rừng, với rượu ghè men lá, sâm Ngọc Linh hầm chim cu đất, cơm lam, cá suối… sẽ khiến du khách khó quên.

Điều đáng quý theo ông A Kây, Phó Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đăk Hà, là người Sê đăng đang bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống ngay trong cuộc sống thường ngày.

Để miền văn hóa Sê đăng thành đặc sản du lịch, thành điểm đến thu hút du khách gần xa, những năm gần đây chính quyền các cấp ở tỉnh Kon Tum đã xác định rõ văn hóa là động lực cho sự phát triển. Phong trào khôi phục Nhà rông truyền thống, phục dựng các lễ hội của người dân được khích lệ, động viên kịp thời.

Ông Nguyễn Phúc Đoan, Chủ tịch UBND xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, địa phương có trên 4.300 người hầu hết là đồng bào Sê đăng, cho biết: “Chúng tôi xác định rằng các hoạt động sản xuất của đồng bào Sê đăng ở xã chúng tôi là gắn liền với văn hóa. Điều này chính là động lực cho bà con để bà con phát triển sản xuất và đoàn kết để xây dựng thôn làng no ấm, vững mạnh, an toàn. Trong kế hoạch bảo tồn chúng tôi sẽ hỗ trợ thêm cho công tác phát triển du lịch để mà tăng thu nhập cho bà con trên địa bàn. Ngoài sản xuất nông nghiệp ra thì thu nhập từ du lịch trong đó lấy văn hóa truyền thống làm nòng cốt”. 

Người Sê đăng vui hội .

Đến với các thôn làng của người Sê đăng ở Kon Tum Xuân này, cùng hòa mình vào không khí lễ hội, thưởng thức những bữa cơm “cộng cảm”, đắm say trong tiếng cồng chiêng, nhịp xoang rộn rã của mùa “ăn năm uống tháng”, du khách còn cảm nhận được một không khí mới, sức sống mới đang tràn về với người Sê đăng.

Những rẫy cà phê xứ lạnh Arabica xanh mướt, loại cà phê thượng đẳng thế giới đang được người Sê đăng trồng hoàn toàn thủ công; ẩn sâu trong rừng già ở độ cao trên 1.800m so với mặt nước biển là những vườn sâm Ngọc Linh giá trị hàng đầu thế giới, hay Hồng đẳng sâm, ngũ vị tử… đang hứa hẹn cho người Sê đăng thu nhập cao và trở thành đặc sản mà bất cứ du khách nào cũng muốn thưởng thức khi đến với miền văn hóa Sê đăng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: Chiêm ngưỡng trang phục độc đáo các dân tộc thiểu số Nga
Ảnh: Chiêm ngưỡng trang phục độc đáo các dân tộc thiểu số Nga

VOV.VN -Lễ hội nghệ thuật các dân tộc thiểu số toàn Nga diễn ra từ 14/9 đến hết tháng 12/2017.

Ảnh: Chiêm ngưỡng trang phục độc đáo các dân tộc thiểu số Nga

Ảnh: Chiêm ngưỡng trang phục độc đáo các dân tộc thiểu số Nga

VOV.VN -Lễ hội nghệ thuật các dân tộc thiểu số toàn Nga diễn ra từ 14/9 đến hết tháng 12/2017.

Việt Nam gây ấn tượng tại Lễ hội các dân tộc thiểu số toàn Séc
Việt Nam gây ấn tượng tại Lễ hội các dân tộc thiểu số toàn Séc

VOV.VN -  Đây là năm thứ 8 Việt Nam tham dự Lễ hội văn hóa các dân tộc thiểu số tại Thủ đô Praha, cộng hòa Séc.

Việt Nam gây ấn tượng tại Lễ hội các dân tộc thiểu số toàn Séc

Việt Nam gây ấn tượng tại Lễ hội các dân tộc thiểu số toàn Séc

VOV.VN -  Đây là năm thứ 8 Việt Nam tham dự Lễ hội văn hóa các dân tộc thiểu số tại Thủ đô Praha, cộng hòa Séc.

Những người lưu giữ, bảo tồn các nhạc cụ dân tộc thiểu số
Những người lưu giữ, bảo tồn các nhạc cụ dân tộc thiểu số

VOV.VN - Với lòng đam mê, muốn lưu giữ nét văn hóa của dân tộc mình, nhiều nghệ nhân vẫn kiên trì theo đuổi, cố gắng truyền dạy lại cho lớp trẻ.

Những người lưu giữ, bảo tồn các nhạc cụ dân tộc thiểu số

Những người lưu giữ, bảo tồn các nhạc cụ dân tộc thiểu số

VOV.VN - Với lòng đam mê, muốn lưu giữ nét văn hóa của dân tộc mình, nhiều nghệ nhân vẫn kiên trì theo đuổi, cố gắng truyền dạy lại cho lớp trẻ.

400 nghệ sĩ tham gia cuộc thi múa dân tộc thiểu số khu vực phía Nam
400 nghệ sĩ tham gia cuộc thi múa dân tộc thiểu số khu vực phía Nam

VOV.VN - Cuộc thi tác phẩm múa chuyên nghiệp dân tộc thiểu số Việt Nam 2 - khu vực phía Nam vừa khai mạc tại Phan Thiết, Bình Thuận.

400 nghệ sĩ tham gia cuộc thi múa dân tộc thiểu số khu vực phía Nam

400 nghệ sĩ tham gia cuộc thi múa dân tộc thiểu số khu vực phía Nam

VOV.VN - Cuộc thi tác phẩm múa chuyên nghiệp dân tộc thiểu số Việt Nam 2 - khu vực phía Nam vừa khai mạc tại Phan Thiết, Bình Thuận.

Đặc sắc Tết hoa - Tết cổ truyền của dân tộc Cống tỉnh Điện Biên
Đặc sắc Tết hoa - Tết cổ truyền của dân tộc Cống tỉnh Điện Biên

VOV.VN - Tết hoa là Tết cổ truyền quan trọng trong năm của đồng bào dân tộc Cống - dân tộc ít người của tỉnh Điện Biên, với dân số chỉ khoảng 1.000 người.

Đặc sắc Tết hoa - Tết cổ truyền của dân tộc Cống tỉnh Điện Biên

Đặc sắc Tết hoa - Tết cổ truyền của dân tộc Cống tỉnh Điện Biên

VOV.VN - Tết hoa là Tết cổ truyền quan trọng trong năm của đồng bào dân tộc Cống - dân tộc ít người của tỉnh Điện Biên, với dân số chỉ khoảng 1.000 người.