Xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam

VOV.VN - Trọng tâm, cốt lõi xây dựng, phát triển văn hóa chính là xây dựng và phát triển con người Việt Nam.

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XII của Đảng nhấn mạnh: “Các cấp, các ngành phải nhận thức đầy đủ và thực hiện có kết quả mục tiêu: Xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tố quốc”.

Nghi lễ tâm linh trang trọng, Lễ rước tổ nghề do các nghệ nhân Làng nghề điêu khắc tạc tượng sơn son thếp vàng bạc truyền thống Sơn Đồng, xã Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội tại liên hoan văn hóa các làng nghề truyền thống Hà Nội. (Ảnh: Quân Huy).

Đây cũng là nội dung được nhiều ý kiến đóng góp vào văn kiện trong bối cảnh văn hóa truyền thống và đạo đức xã hội đang bị đe dọa nghiêm trọng

Trọng tâm, cốt lõi xây dựng, phát triển văn hóa chính là xây dựng và phát triển con người Việt Nam. Có một mối liên hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời giữa văn hóa và con người, giữa con người và văn hóa.

Giáo sư Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc đồng tình với phương hướng, nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng con người đã được trình bày khá toàn diện trong Dự thảo văn kiện. Tuy nhiên, ông đặc biệt nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hoá:

“Giải pháp bây giờ phải làm đồng bộ. Về phía nghệ thuật thì phát động sáng tác những tác phẩm nói về nhân cách con người. Bên cạnh một mặt phát động sáng tác những tác phẩm mới đồng thời khai thác những tác phẩm truyền thống của cha ông, đây là di sản văn hóa đồ sộ chúng ta đã có hàng mấy trăm năm để đưa ra giáo dục con người hôm nay. Đó là những tác phẩm có giá trị văn học và nghệ thuật rất cao. Cũng tập trung biểu diễn, đưa lên những hình tượng”.

Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội… Chủ trương của Đảng là gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xây dựng con người là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đã trở thành tư tưởng chủ đạo. Ông Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội, Viện Xã hội học nêu ý kiến: “Chưa bao giờ chúng ta đặt vấn đề đầy đủ phức hợp như vậy. Với cách như này, Văn kiện đã thực sự đặt vấn đề văn hóa là nền tảng tinh thần vững chắc đảm bảo quan trọng đối với sự phát triển bền vững của tổ quốc. Nhưng đồng thời, văn hóa cũng là mục tiêu, và chúng ta đứng vững trên nền tảng và hướng tới xây dựng xây dựng nền văn hóa toàn diện, tiên tiến, thấm nhuần sâu sắc các giá trị nhân văn, nhân bản, tinh thần dân tộc và kết hợp với tinh hoa văn hóa của nhân loại”.

Nêu lên thực tế về những biểu hiện của lối sống thiếu văn hóa trong giới trẻ và sự suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, ông Nguyễn Công Chất, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho rằng: Trong bất kỳ thời điểm nào cũng phải coi trọng công tác văn hóa. Nhất là trong thời điểm hiện nay, trong bối cảnh hội nhập, khi đời sống kinh tế của nhân dân đã ổn định và được cải thiện rõ rệt nhưng đạo đức xã hội lại có nhiều vấn đề nổi cộm. Vì thế, đi cùng với đời sống kinh tế, văn hóa phải được nâng cao thì cuộc sống con người, xã hội mới trở nên tốt đẹp.

Ông Nguyễn Công Chất nói: “Đời sống nâng cao mà không quan tâm đến văn hóa con người thì không thể đứng bằng hai chân được, khập khễnh ngay. Những thế lực phản động sẽ len lỏi góc khuất để lôi kéo bộ phận thanh thiếu niên. Do đó Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư càng có ý nghĩa sâu sắc. Chúng tôi ở cơ sở luôn quan tâm đến kênh này, để nhân dân giữ gìn, không hòa tan trong trào lưu văn hóa lai căng như bây giờ, vận động tuyên truyền trong nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam có học tập nhưng chọn lọc”.

Trong nhiều giải pháp được đưa ra về sự xuống cấp của văn hóa thì giải pháp được nhiều người ủng hộ là phải thay đổi mục tiêu giáo dục, không chỉ chú trọng dạy chữ mà cần phải dạy làm người, thậm chí phải đặt mục tiêu này lên trước.

Bên cạnh đó, giáo dục trong gia đình cần được chú trọng hơn nữa bởi gia đình là nền tảng, là nơi hình thành tính cách của mỗi con người; có gia đình tốt, có môi trường xã hội lành mạnh, có những người lớn gương mẫu, có luật pháp nghiêm minh... Đó là những yếu tố căn bản để xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cúng Hoàng Vần Thùng nét văn hóa độc đáo của người Cờ Lao
Cúng Hoàng Vần Thùng nét văn hóa độc đáo của người Cờ Lao

VOV.VN -Lễ cúng Hoàng Vần Thùng là một nghi lễ truyền thống, mang nhiều nét văn hóa độc đáo của người Cờ Lao.

Cúng Hoàng Vần Thùng nét văn hóa độc đáo của người Cờ Lao

Cúng Hoàng Vần Thùng nét văn hóa độc đáo của người Cờ Lao

VOV.VN -Lễ cúng Hoàng Vần Thùng là một nghi lễ truyền thống, mang nhiều nét văn hóa độc đáo của người Cờ Lao.

Ngày hội thanh niên với văn hoá giao thông
Ngày hội thanh niên với văn hoá giao thông

VOV.VN - Ngày hội Thanh niên với văn hoá giao thông có nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có diễu hành tuyên truyền ATGT qua các tuyến phố.

Ngày hội thanh niên với văn hoá giao thông

Ngày hội thanh niên với văn hoá giao thông

VOV.VN - Ngày hội Thanh niên với văn hoá giao thông có nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có diễu hành tuyên truyền ATGT qua các tuyến phố.

Chủ tịch nước: "Chúng ta phải rất cảnh giác việc xâm lăng văn hóa"
Chủ tịch nước: "Chúng ta phải rất cảnh giác việc xâm lăng văn hóa"

VOV.VN - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Trong thời kỳ chủ động hội nhập quốc tế, chúng ta phải rất cảnh giác việc xâm lăng văn hóa.

Chủ tịch nước: "Chúng ta phải rất cảnh giác việc xâm lăng văn hóa"

Chủ tịch nước: "Chúng ta phải rất cảnh giác việc xâm lăng văn hóa"

VOV.VN - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Trong thời kỳ chủ động hội nhập quốc tế, chúng ta phải rất cảnh giác việc xâm lăng văn hóa.