Có nên tiếp tục cải tiến đàn bầu hay không?

(VOV) - Cuộc tọa đàm với sự tham gia của các nghệ sỹ, nhà nghiên cứu sẽ phân tích việc có nên tiếp tục cải tiến đàn bầu hay không?

Biểu diễn đàn bầu trong...tủ kính (ảnh minh họa: Việt Hòa)

“Đàn bầu ai gảy nấy nghe.

 Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu”

Câu ca dao xưa đã nói lên sự quyến rũ bởi những thanh âm da diết trên một sợi dây của cây đàn bầu cũng như nỗi e ngại, ngập ngừng của người con gái khi trót nghe tiếng đàn bầu.

Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại hơn, con người lại tìm về với những điều giản dị thân quen vốn đã gắn với văn hóa truyền thống của dân tộc. Dường như không còn ai phải “e ngại” về  việc “làm thân con gái chớ nghe đàn bầu” nữa. Ngược lại, hình ảnh những cô gái mảnh mai, duyên dáng bên cây đàn bầu đã trở thành biểu tượng đẹp đặc trưng Việt Nam.

Nhưng làm thế nào để những âm thanh da diết của cây đàn bầu Việt Nam ngày càng mở rộng ảnh hưởng, được công chúng thế giới biết đến và yêu thích. Nhiều năm qua đàn bầu cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu, các nghệ sỹ dân gian “cải tiến” và công việc đó vẫn tiếp tục được thực hiện để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của bạn yêu nhạc trong cuộc sống hiện đại mà vẫn giữ được hồn dân tộc. Một câu hỏi được đặt ra và không ít người vẫn đang trăn trở tìm lời giải, đó là “Có nên tiếp tục cải tiến đàn Bầu hay không?”.

Trong chương trình Bàn tròn Âm nhạc do Hệ Âm nhạc - Thông tin - Giải trí (VOV3) thực hiện, các vị khách mời là Nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian Bùi Trọng Hiền - Viện Văn hóa nghệ thuật - nghệ sỹ tên tuổi, gắn liền với cây đàn bầu; NSND Thanh Tâm - Nguyên Trưởng khoa Nhạc cụ Truyền thống, Học viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam; NGƯT Trần Quốc Lộc -  Giảng viên đàn bầu, khoa Nhạc cụ Truyền thống, Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam và NSƯT Hoàng Anh Tú - Diễn viên Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long đã cùng trao đổi, thảo luận về chủ đề này.

Mời các bạn cùng nghe cuộc tọa đàm tại đây./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên