Nhạc sĩ Trí Minh: “Có tiền sao lại chỉ nghe Đàm Vĩnh Hưng?”

Mới về nước sau chuyến lưu diễn kéo dài một tháng qua nhiều thành phố Mỹ, nhạc sĩ Trí Minh lại bắt tay tổ chức “Liên hoan Âm thanh Hà Nội” lần thứ 8.

Vừa mới về lại VN sau chuyến lưu diễn kéo dài một tháng qua nhiều thành phố Mỹ, nhạc sĩ Trí Minh lại bắt tay tổ chức “Liên hoan Âm thanh Hà Nội” lần thứ 8 (dự kiến diễn ra trong 3 ngày 9 - 10 - 11.4 tới tại Hà Nội) - sự kiện âm nhạc thường niên do anh khởi xướng và đeo đuổi trong suốt gần 10 năm nay, bắt đầu từ một nỗi ấm ức: “Tại sao Tây họ toàn được ăn món ngon (trong đó có không ít món họ lấy từ trong bếp của mình), còn mình thì lại toàn phải ăn những món thứ cấp”?

Nhạc sĩ Trí Minh (Ảnh: Lao động)

Động lực chính để anh theo đuổi Liên hoan Âm thanh Hà Nội - tận đến mùa thứ 8 này là gì, khi mà cho đến giờ, đó vẫn là một cuộc chơi của số ít?

- Mỗi một lần trở lại, Liên hoan Âm thanh Hà Nội (Hanoi Sound Stuff Festival) đều cố gắng giới thiệu được ít nhất một gương mặt mới đang làm nghề tại VN. Và năm nay, ẩn số đó là cô gái 17 tuổi Nguyễn Hồng Nhung với dự án Sound Awakener, một thể nghiệm hết sức thú vị của một người trẻ trên nhiều chất liệu cùng lối trình diễn ngẫu hứng.

Điều đáng xấu hổ là tôi mới chỉ biết đến Nhung trong vài tháng nay, trong khi người Pháp - bằng một kênh riêng nào đó - mà họ đã biết tới Nhung từ nhiều năm nay và đã kịp thực hiện 4 đĩa CD cho cô ấy. Đấy, người trong nghề mà còn thế, huống hồ chi công chúng! Điều làm tôi lâu lâu lại cảm thấy “ấm ức” là tại sao Tây họ toàn được ăn món ngon (trong đó có không ít món họ lấy từ trong bếp của mình), còn mình thì lại toàn phải ăn những món thứ cấp?

Thế nên, lại càng nhất thiết phải có một sân chơi để chúng ta biết rõ hơn về chính chúng ta, như một cuộc “kiểm kê” về những gì chúng ta có cũng như có thể làm, trước khi biết đến những gì thế giới có.

The Remix, một sân chơi mới của nhạc điện tử tại VN trong nhận xét của anh là “một thứ âm nhạc đã được chơi cách đây 10 năm”. “Cũ người, mới mình” mà không được sao, theo anh?

- Âm nhạc, vốn dĩ nó là vòng quay của các xu hướng. Ở đây, tôi không nói, The Remix cũ về âm nhạc, mà là cũ về xu hướng. Trong khi, cái mà khán giả Việt Nam cần được biết về nhạc điện tử là: Nhạc điện tử không chỉ có EDM (tức dòng nhạc dance đang rất thịnh hành hiện nay). 10 năm trước chúng ta đã nghe nhạc remix, vậy sau remix là gì? Hay hết remix thì là hết?

Dĩ nhiên là một khi đang ở trình độ này, thì không dễ gì bấm nút nhảy vọt lên được. Nhưng nên nhớ, chúng ta đã mất vài chục năm cho nó, giờ có khi lại phải mất thêm vài chục năm nữa đấy, nếu chọn cách đi giật lùi như thế. Chỉ cần nhìn sang Thái Lan đã thấy khác, Singapore lại càng khác, Indonesia thì không nói làm gì rồi! Sốt ruột chứ!

Tới giờ này, anh định nghĩa thế nào về nhạc thể nghiệm? Nói đơn giản, là một sự từ chối những lối mòn hiện có, đúng không?

- Nhạc thể nghiệm, tôi cho là được làm nên và để dành cho những người có đời sống nội tâm hơi khác người và có một sự va chạm văn hóa rất dữ dội với môi trường mà họ có. Chẳng hạn như điều thường khiến tôi cảm thấy ức chế là tại sao âm nhạc phổ thông lại thống lĩnh mạnh mẽ đến thế, ai ai cũng đều nghe nhạc phổ thông, từ người nghèo cho đến người giàu. Có tiền sao lại chỉ nghe nhạc Đàm Vĩnh Hưng, dù một mặt tôi rất phục tài Đàm Vĩnh Hưng về mặt tiếp thị và những gì anh đã tạo dựng được từ xuất phát điểm của anh ấy.

Ngót nghét 20 năm gắn bó hết lòng và đặc biệt là sau một tháng lưu diễn tại Mỹ vừa qua, anh nghĩ nhạc điện tử và thể nghiệm VN đang ở đâu trên bản đồ thế giới?

- Tôi cho rằng nó đang đi đúng hướng, và điều đáng kể là đang có một sự cọ xát rất nhanh với cái mới, thông qua môi trường internet. Một số lời mời lưu diễn tại những sân khấu danh giá, hay bước đầu đã có những lá đơn đặt hàng từ bên ngoài (như vừa qua tôi cùng một số cộng sự đã may mắn nhận được)… cũng đã ít nhiều cho thấy thế giới bắt đầu để mắt đến nhạc điện tử Việt.

Ngoài ra, sự thành danh của một số nghệ sĩ gốc Việt hiện đang làm nghề tại nước ngoài cũng góp phần nâng vị thế Việt. Chẳng hạn như hai nghệ sĩ người Đức gốc Việt được giới thiệu tại Liên hoan lần này là Chí Thanh, Chí Thiện.

Sản phẩm âm nhạc VN về một mặt nào đó cũng tương đối tốt rồi, ít nhất là trên thị trường Châu Á. Nhưng để trở thành một thị trường đúng nghĩa thì chưa và chắc là hãy còn lâu. Đừng nghĩ, một vài chuyến xuất ngoại, lưu diễn của Mỹ Tâm, hay Thanh Lam, Tùng Dương… và cả Trí Minh đã là những tín hiệu lạc quan.

Mà lời mời, đôi khi chỉ là vì một cảm giác “thương thương” nào đó của nhà tổ chức, thiên về giao lưu văn hóa là chính, như một sự chiếu cố đến một thị trường nhỏ bé, thuộc về vùng trũng, ở một đất nước từng phải đi qua chiến tranh…

Thế nên, nếu có tự hào, thì cũng chỉ dám tự hào ở mức độ “được thương” chứ chưa hẳn là “được quý”. Một thị trường đúng nghĩa và đủ mạnh, đó là anh phải nhận được những lá đơn đặt hàng, mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất và dần được kết nối với toàn cầu qua một mạng lưới phát hành đa quốc gia chứ không chỉ dừng lại trong vòng hơn 80 triệu dân VN như hiện nay. “Gangnam Style” - do đó - vẫn còn là một giấc mơ xa vời với âm nhạc đại chúng Việt.

Monsoon của Quốc Trung, đâu phải dễ nghe, nhưng mới đây cũng đã được ghi nhận ngay lập tức tại giải Cống Hiến. Còn Hanoi Sound Stuff, đã qua đến mùa thứ 8, thì vẫn gần như đứng bên lề những ghi nhận, anh có buồn không?

-Hơn 10 năm trước, khi tôi làm đĩa Thanh Lam - Hà Trần, một trong những album có màu sắc nhạc electronic đầu tiên của Việt Nam, mấy ai tin rằng nhạc điện tử sẽ trở thành một xu hướng mạnh mẽ trong nhạc Việt.

Hay như lúc tôi được mời biểu diễn tại những sân khấu danh giá trên thế giới, mà xin lỗi, những ngôi sao như Đàm Vĩnh Hưng khó mà đến được gần cửa, tôi đâu bắt công chúng phải sung sướng nỗi sung sướng của tôi.

Đúng là tôi không nhiều tiền, nhưng có thể nói, tôi gần như muốn đi tới đâu cũng được, và không cần phải bằng tiền của mình mà là bằng những lời mời. Nói “thương thương” thế thôi, nhưng cũng là oách đấy! (cười). Thế nên, tự mình biết mình đang ở đâu, và có thể đi được tới đâu, với tôi là đủ!

Cuối cùng, điều tôi muốn biết, là âm thanh nào của Hà Nội thường ám ảnh anh nhất?

- 10 năm trước thì tôi nghĩ đó là tiếng xe máy. Nhưng giờ thì tôi lại thấy nó “nhà quê” rồi. Con người ta, đến một lúc nào đó, họ sẽ cảm nhận âm thanh cuộc sống ở nơi mình sống không phải qua những tiếng động hiện hữu mà ngay trong chính cả sự im lặng của nó, sự lan tỏa trong không khí, cách chúng ta nói chuyện, nhìn nhau và nghĩ về nhau… /.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đàm Vĩnh Hưng bất ngờ xuất hiện trong live show của Siu Black
Đàm Vĩnh Hưng bất ngờ xuất hiện trong live show của Siu Black

VOV.VN -Sự xuất hiện của Mr. Đàm được ban tổ chức giữ bí mật đến phút chót trong đêm 'Dấu ấn - Siu Black' tối 7/3.

Đàm Vĩnh Hưng bất ngờ xuất hiện trong live show của Siu Black

Đàm Vĩnh Hưng bất ngờ xuất hiện trong live show của Siu Black

VOV.VN -Sự xuất hiện của Mr. Đàm được ban tổ chức giữ bí mật đến phút chót trong đêm 'Dấu ấn - Siu Black' tối 7/3.

Đàm Vĩnh Hưng đi xe Roll Royce mạ vàng 40 tỷ đồng vào sân khấu
Đàm Vĩnh Hưng đi xe Roll Royce mạ vàng 40 tỷ đồng vào sân khấu

VOV.VN - Khán phòng trở nên ồn ào bởi tiếng xe Roll Royce mạ vàng trị giá 40 tỷ đồng từ ngoài cổng chính đưa Đàm Vĩnh Hưng vào sân khấu liveshow "Thương hoài ngàn năm 2".

Đàm Vĩnh Hưng đi xe Roll Royce mạ vàng 40 tỷ đồng vào sân khấu

Đàm Vĩnh Hưng đi xe Roll Royce mạ vàng 40 tỷ đồng vào sân khấu

VOV.VN - Khán phòng trở nên ồn ào bởi tiếng xe Roll Royce mạ vàng trị giá 40 tỷ đồng từ ngoài cổng chính đưa Đàm Vĩnh Hưng vào sân khấu liveshow "Thương hoài ngàn năm 2".

Đàm Vĩnh Hưng bán đấu giá đồ hiệu để làm từ thiện
Đàm Vĩnh Hưng bán đấu giá đồ hiệu để làm từ thiện

VOV.VN - Trong một chương trình từ thiện tại TP HCM, Đàm Vĩnh Hưng đã đại diện BTC bán đấu giá những vật phẩm đắt tiền để có thêm kinh phí cho quỹ từ thiện. 

Đàm Vĩnh Hưng bán đấu giá đồ hiệu để làm từ thiện

Đàm Vĩnh Hưng bán đấu giá đồ hiệu để làm từ thiện

VOV.VN - Trong một chương trình từ thiện tại TP HCM, Đàm Vĩnh Hưng đã đại diện BTC bán đấu giá những vật phẩm đắt tiền để có thêm kinh phí cho quỹ từ thiện. 

Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng tham gia “Khát vọng trẻ” lần thứ 9
Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng tham gia “Khát vọng trẻ” lần thứ 9

Ngày hội Thanh niên Bình Định năm 2015 với các hoạt động sôi nổi có quy mô lớn nhất từ trước đến nay thu hút hàng nghìn học sinh sinh viên tham gia.

Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng tham gia “Khát vọng trẻ” lần thứ 9

Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng tham gia “Khát vọng trẻ” lần thứ 9

Ngày hội Thanh niên Bình Định năm 2015 với các hoạt động sôi nổi có quy mô lớn nhất từ trước đến nay thu hút hàng nghìn học sinh sinh viên tham gia.

Đàm Vĩnh Hưng tiếp tục làm giám khảo The Voice mùa thứ 3
Đàm Vĩnh Hưng tiếp tục làm giám khảo The Voice mùa thứ 3

Ba năm liên tiếp, nam ca sĩ giữ vai trò "cầm cân nảy mực" cho cuộc thi tìm kiếm tài năng ca hát.

Đàm Vĩnh Hưng tiếp tục làm giám khảo The Voice mùa thứ 3

Đàm Vĩnh Hưng tiếp tục làm giám khảo The Voice mùa thứ 3

Ba năm liên tiếp, nam ca sĩ giữ vai trò "cầm cân nảy mực" cho cuộc thi tìm kiếm tài năng ca hát.

“Hiệp sĩ mù” của Đàm Vĩnh Hưng sẽ được phát hành tại Mỹ
“Hiệp sĩ mù” của Đàm Vĩnh Hưng sẽ được phát hành tại Mỹ

VOV.VN - Tại “Hội chợ phim Hong Kong 2015”, đoàn làm phim “Hiệp sĩ mù” đã ký kết hợp đồng với một công ty để phát hành phim tại Mỹ.

“Hiệp sĩ mù” của Đàm Vĩnh Hưng sẽ được phát hành tại Mỹ

“Hiệp sĩ mù” của Đàm Vĩnh Hưng sẽ được phát hành tại Mỹ

VOV.VN - Tại “Hội chợ phim Hong Kong 2015”, đoàn làm phim “Hiệp sĩ mù” đã ký kết hợp đồng với một công ty để phát hành phim tại Mỹ.