Bảo tàng Lịch sử Thừa thiên Huế sẽ di dời khỏi di tích Quốc Tử Giám

Chiều 10/1, ông Nguyễn Đức Lộc - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, toàn bộ Bảo tàng sẽ di chuyển từ di tích Quốc Tử Giám đến cơ sở số 268 Điện Biên Phủ, phường Trường An, TP. Huế.

Hiện nay, đội ngũ cán bộ của Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai thống kê, sắp xếp lại các hiện vật, tư liệu để đảm bảo an toàn khi tiến hành vận chuyển. Đồng thời, đẩy nhanh công tác sửa chữa các khu nhà tại cơ sở 268 Điện Phủ để có không gian lưu trữ, bảo quản hiện vật cũng như cơ sở làm việc cho cán bộ.

Theo kế hoạch, sau khi chuyển đến cơ sở nhà đất tại số 268 Điện Biên Phủ, Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở VHTT sẽ bàn giao lại khuôn viên di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý và thực hiện tu bổ, tôn tạo nhằm phát huy giá trị.

Ông Nguyễn Đức Lộc thông tin, các hiện vật hạng nặng ngoài trời như máy bay, xe tăng, pháo đã được di dời khỏi di tích Quốc Tử Giám từ năm 2020; còn khoảng 30.000 hiện vật, tư liệu sẽ sắp xếp, đóng gói cẩn thận và có phương án vận chuyển an toàn đến cơ sở 268 Điện Biên Phủ. Tại cơ sở này cũng chỉ là tạm thời nên chưa có không gian trưng bày cố định và trưng bày chuyên đề nên bảo tàng sẽ tổ chức các hoạt động trưng bày ngoài trời, nghiên cứu trưng bày trực tuyến…; đồng thời, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm, các hoạt động về giáo dục di sản.

Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 40 năm “ở nhờ” di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn, bên trong Kinh thành Huế. Trải qua thời gian dài, cơ sở vật chất nơi đây bị xuống cấp nghiêm trọng: không gian trưng bày chính ở Di Luân Đường bị thấm dột, nhiều cấu kiện gỗ đã bị hư hỏng; các dãy nhà làm việc, nhà bảo quản hiện vật, không gian trưng bày chuyên đề bị hư hại, xuống cấp, thấm dột mái… Đặc biệt, vụ hỏa hoạn hồi tháng 8.2022 gây hư hại phần mái và tường ở dãy nhà trưng bày thời kháng chiến chống Pháp; đến nay vẫn chưa được khắc phục, sửa chữa, tu bổ.

Những ngày qua, Bảo tàng đã treo biển thông báo tạm thời không đón khách tham quan để đảm bảo an toàn và cũng nhằm dần triển khai các công việc chuẩn bị cho công tác di dời.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rộn ràng lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Rộn ràng lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

VOV.VN - Sáng nay (9/1, tức ngày 28/11 âm lịch), Lễ kỷ niệm 438 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm diễn ra tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng)

Rộn ràng lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Rộn ràng lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

VOV.VN - Sáng nay (9/1, tức ngày 28/11 âm lịch), Lễ kỷ niệm 438 năm ngày mất của Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm diễn ra tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng)

Gần 45 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo kè Hộ Thành hào ở Kinh thành Huế
Gần 45 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo kè Hộ Thành hào ở Kinh thành Huế

VOV.VN - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết sẽ tiến hành tu bổ, tôn tạo hệ thống kè Hộ Thành hào ở mặt Đông di tích Kinh thành Huế. Theo đó,có gần 1.400 m kè, đoạn từ Eo bầu Đông Thái Đài đến cống Thanh Long được tu bổ trong đợt này.

Gần 45 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo kè Hộ Thành hào ở Kinh thành Huế

Gần 45 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo kè Hộ Thành hào ở Kinh thành Huế

VOV.VN - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết sẽ tiến hành tu bổ, tôn tạo hệ thống kè Hộ Thành hào ở mặt Đông di tích Kinh thành Huế. Theo đó,có gần 1.400 m kè, đoạn từ Eo bầu Đông Thái Đài đến cống Thanh Long được tu bổ trong đợt này.

Cận cảnh ngôi thành cổ hình lục giác độc đáo ở xứ Kinh Bắc
Cận cảnh ngôi thành cổ hình lục giác độc đáo ở xứ Kinh Bắc

VOV.VN - Thành cổ Bắc Ninh từng là một vị trí quân sự đặc biệt quan trọng, nằm trong tuyến phòng thủ phía Bắc, nơi đây cũng ghi dấu những sự kiện gắn với quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh.

Cận cảnh ngôi thành cổ hình lục giác độc đáo ở xứ Kinh Bắc

Cận cảnh ngôi thành cổ hình lục giác độc đáo ở xứ Kinh Bắc

VOV.VN - Thành cổ Bắc Ninh từng là một vị trí quân sự đặc biệt quan trọng, nằm trong tuyến phòng thủ phía Bắc, nơi đây cũng ghi dấu những sự kiện gắn với quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh.