Bảo tàng ở TP.HCM “làm mới” để chờ đón khách quốc tế trở lại

VOV.VN - Mới đây nhiều bảo tàng của TP.HCM như: Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Áo dài và Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP.HCM đã được Sở Du lịch TP công nhận đủ điều kiện đón khách du lịch quốc tế trong bối cảnh bình thường mới.

Đây là tin vui cho các bảo tàng sau thời gian dài phải đóng cửa vì dịch bệnh. Hầu hết các bảo tàng của thành phố đều đã tận dụng thời gian tạm ngưng đón khách để tu sửa, nâng cấp, bố trí lại hệ thống trưng bày cũng như chuẩn bị các chương trình mới để tạo sức hấp dẫn hơn khi mở cửa lại.

Nhắc đến các địa điểm thu hút khách quốc tế đông nhất tại TP.HCM phải kể tới Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (Quận 3). Năm 2019, trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, mỗi ngày Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đón khoảng 3.000 khách, trong đó hơn 70% là khách quốc tế. Thế nhưng hiện nay không khí tại bảo tàng vẫn khá yên ắng, mỗi ngày chỉ lai rai khoảng 100 khách, chủ yếu là các gia đình và nhóm bạn trẻ tới tham quan. Việc được mở cửa đón khách quốc tế trở lại là điều mà Bảo tàng Chứng tích chiến tranh chờ đợi từ lâu.

Thực hiện theo phương châm của ngành du lịch TP.HCM là xây dựng hình ảnh về một điểm đến “an toàn - thân thiện”, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đã lên các phương án tổ chức đón tiếp, phục vụ khách quốc tế trên tinh thần coi khách quốc tế cũng như khách nội địa, tùy theo số lượng sẽ phân luồng, bố trí lịch trình phù hợp, để vừa đảm bảo an toàn phòng dịch nhưng vừa tạo cảm giác thoải mái cho khách. Ngoài ra, bảo tàng đã tổ chức tập huấn, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho các hướng dẫn viên, thuyết minh viên cũng như quy hoạch lại các khu trưng bày, triển lãm để chuẩn bị đón khách.

Bà Nguyễn Trần Tâm Hà - Phó Giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh cho biết: “Để chuẩn bị chào đón khách quốc tế trở lại thì bảo tàng đã nâng cấp các phòng trưng bày chuyên đề. Đặc biệt là hiện nay chúng tôi đang thực hiện một dự án lớn hợp tác giữa Việt Nam với Hoa Kỳ về chủ đề khắc phục hậu quả sau chiến tranh. Dự án đang trong thời gian vận hành và hy vọng khi đưa vào hoạt động thì sẽ là một điểm nhấn trọng tâm, một nét mới cho du khách khi đến với Bảo tàng Chứng tích chiến tranh”.

Một trong những bảo tàng của TP.HCM có nhiều sự đổi mới nhất trong lần mở cửa lại này có lẽ là Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ. Tận dụng thời gian đóng cửa vì dịch, Bảo tàng đã xúc tiến và hoàn tất nhiều hạng mục nâng cấp, tu sửa, cải tạo hạ tầng cơ sở. Không gian của Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ hiện nay khang trang, hiện đại hơn trước rất nhiều, các khu trưng bày đang được bố trí, sắp xếp lại theo những tuyến nội dung, chủ đề hấp dẫn hơn. Với cơ sở vật chất mới này, Bảo tàng hoàn toàn có thể đáp ứng được các tiêu chí về phòng chống dịch và đang rất nóng lòng được đón khách quốc tế trở lại.

Bà Nguyễn Thị Thắm - Giám đốc Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ cho biết đơn vị cũng đang ấp ủ kế hoạch tổ chức thêm các hoạt động văn hóa ngay tại bảo tàng để gia tăng trải nghiệm cho du khách trong thời gian tới: "Sắp tới chúng tôi sẽ phối hợp với các đơn vị lữ hành và các nhà hàng tổ chức các hoạt động ẩm thực để du khách khi tới đây có thể thưởng thức những món ăn đặc sắc Nam Bộ. Và trong tương lai không xa, chúng tôi hy vọng Bảo tàng tàng phụ nữ Nam Bộ sẽ trở thành điểm đến của du khách mỗi tối cuối tuần khi khách muốn trải nghiệm về áo dài Việt Nam bằng cách tổ chức các show diễn áo dài”.

Còn tại Bảo tàng lịch sử TP.HCM thì yếu tố “chuyển đổi số” đang được đẩy mạnh và đây được coi là điểm nhấn trong lần mở cửa lại này. Ngoài việc sưu tầm, bổ sung hiện vật và thiết kế, tổ chức thêm chuyên đề triển lãm mới thì trong thời gian qua, Bảo tàng lịch sử TP.HCM đã tiến hành “số hóa” dữ liệu thông tin về các hiện vật trong bảo tàng. Giờ đây, du khách đến với bảo tàng có thể tìm đọc các thông tin sâu về cổ vật trên các màn hình chạm được trang bị ngay tại bảo tàng hoặc quét mã QR. Ngoài ra, ứng dụng robot AI và công nghệ thực tế ảo 3D cũng đang được nghiên cứu để đưa vào triển khai trong thời gian tới.

Bà Nguyễn Khắc Xuân Thi - Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM cho biết đây là các bước để hiện thực hóa đề án nâng cấp thành “bảo tàng thông minh” theo xu hướng chung của thế giới: "Bảo tàng có các màn hình chạm để cung cấp cho khách thông tin chuyên sâu, những câu chuyện kể về cổ vật gắn với sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử. Bên cạnh đó là giải pháp quét mã QR, khách có thể dùng điện thoại thông minh để quét mã, truy cập vào các câu chuyện về hiện vật, các dữ liệu thông tin và hình ảnh liên quan bằng ngôn ngữ của chính mình. Điều này giúp cho khách có thêm trải nghiệm và tìm hiểu được nhiều thông tin hơn”.

Trước khi xảy ra dịch bệnh, việc duy trì hoạt động, tạo được sức hút với du khách đã là bài toán khó cho các bảo tàng. Không ít bảo tàng đã từng rơi vào tình trạng đìu hiu, vắng vẻ, xuống cấp. Sau thời gian đóng cửa kéo dài do dịch bệnh, nếu không nỗ lực đổi mới và tăng cường quảng bá thì bảo tàng càng dễ chìm vào quên lãng, không cạnh tranh nổi với các trải nghiệm du lịch sôi động khác. Vì thế mà các bảo tàng ở TP.HCM đang nỗ lực từng ngày, thay đổi từng ngày để có thể tồn tại, phát triển và đóng góp vào sự phục hồi du lịch TP trong bối cảnh bình thường mới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiến tặng hiện vật nhằm bảo tồn văn hóa và giáo dục lịch sử
Hiến tặng hiện vật nhằm bảo tồn văn hóa và giáo dục lịch sử

VOV.VN - Đam mê sưu tầm và am hiểu về những cổ vật mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử, nhiều nhà sưu tập ở Đắk Lắk đã hiến tặng cho Bảo tàng Đắk Lắk nhiều tư liệu, hiện vật quý; góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu, hiện vật của bảo tàng.

Hiến tặng hiện vật nhằm bảo tồn văn hóa và giáo dục lịch sử

Hiến tặng hiện vật nhằm bảo tồn văn hóa và giáo dục lịch sử

VOV.VN - Đam mê sưu tầm và am hiểu về những cổ vật mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử, nhiều nhà sưu tập ở Đắk Lắk đã hiến tặng cho Bảo tàng Đắk Lắk nhiều tư liệu, hiện vật quý; góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu, hiện vật của bảo tàng.

Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam chính thức đi vào hoạt động
Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam chính thức đi vào hoạt động

VOV.VN - Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam là bảo tàng đầu tiên giới thiệu về các ngành khoa học, nơi kể những câu chuyện về lịch sử khoa học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX thông qua những con người cụ thể.  

Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam chính thức đi vào hoạt động

Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam chính thức đi vào hoạt động

VOV.VN - Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam là bảo tàng đầu tiên giới thiệu về các ngành khoa học, nơi kể những câu chuyện về lịch sử khoa học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX thông qua những con người cụ thể.  

Khám phá Bảo tàng Diều Indonesia - nơi lưu giữ giá trị lịch sử và nghệ thuật
Khám phá Bảo tàng Diều Indonesia - nơi lưu giữ giá trị lịch sử và nghệ thuật

VOV.VN - Nằm phía Nam thủ đô Jakarta, Bảo tàng Diều Indonesia là nơi sưu tập hàng trăm con diều đủ chủng loại được thu thập từ khắp các miền trên cả nước và từ một số quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan hay Việt Nam.

Khám phá Bảo tàng Diều Indonesia - nơi lưu giữ giá trị lịch sử và nghệ thuật

Khám phá Bảo tàng Diều Indonesia - nơi lưu giữ giá trị lịch sử và nghệ thuật

VOV.VN - Nằm phía Nam thủ đô Jakarta, Bảo tàng Diều Indonesia là nơi sưu tập hàng trăm con diều đủ chủng loại được thu thập từ khắp các miền trên cả nước và từ một số quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan hay Việt Nam.