Bảo tồn và phát huy Lễ hội Katê của người Chăm để phát triển du lịch

VOV.VN - Lễ hội Katê hàng năm diễn ra từ cuối tháng 6 và kéo dài đến giữa tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 9, tháng 10 Dương lịch).

Khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số (dự án 6) là chủ chương lớn trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Lễ hội Katê là một trong 5 lễ hội đặc sắc của tỉnh Bình Thuận được đưa vào Danh mục các lễ hội tiêu biểu của địa phương cần bảo tồn và phát huy giá trị phục vụ phát triển du lịch. Đặc biệt, Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Katê hàng năm diễn ra từ cuối tháng 6 và kéo dài đến giữa tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 9, tháng 10 Dương lịch). Tại các đền, tháp, Lễ hội Katê diễn ra trong 2 ngày (ngày cuối cùng của tháng 6 và ngày đầu tiên của tháng 7 Chăm lịch); riêng Lễ hôi Katê tại đền thờ Pô Tằm ở huyện Hàm Thuận Bắc diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng 9 âm lịch hàng  năm (khoảng vào giữa tháng 7 Chăm lịch). Sau khi kết thúc Lễ hội Katê tại các đền, tháp, người Chăm Bàlamôn tổ chức Lễ hội Katê tại nhà làng và sau đó cúng Lễ Katê tại gia đình.

So với các lễ hội khác trong tỉnh, Lễ hội Katê có quy mô lớn, kéo dài ngày, diễn ra ở nhiều không gian và thời gian khác nhau, đối tượng tham gia lễ hội khá đa dạng, không chỉ cộng đồng người Chăm trong và ngoài tỉnh, mà còn có sự tham gia của đồng bào các dân tộc anh em sinh sống lân cận như: Kinh, Raglai, K’ho, Hoa, Tày, Nùng,... và du khách.

Tuy nhiên, Lễ hội Katê vẫn còn một số mặt hạn chế nhất định trong công tác quản lý và tổ chức như: Môi trường cảnh quan, không gian các đền, tháp, nhà làng - nơi diễn ra Lễ hội Katê chưa được quan tâm đầu tư, cải tạo và nâng tầm tương xứng; công tác tuyên truyền, quảng bá về nét đặc sắc của Lễ hội Katê chưa được chú trọng đúng mức,… Việc trao truyền giữa thế hệ đi trước với thế hệ trẻ đương thời để tạo nên sự kết nối trong việc kế thừa, bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa của dân tộc chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức.

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, việc xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát huy Lễ hội Katê của người Chăm phục vụ phát triển du lịch” là vấn đề cấp thiết để các sở, ngành, địa phương phối hợp quan tâm hỗ trợ nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của Lễ hội Katê phục vụ sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng và nhảy dân vũ các dân tộc thiểu số
Truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng và nhảy dân vũ các dân tộc thiểu số

VOV.VN - Tại xã Yang Tao, huyện Lắk, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đắk Lắk vừa tổ chức khai giảng lớp truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng và múa xoang của dân tộc Mnông.

Truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng và nhảy dân vũ các dân tộc thiểu số

Truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng và nhảy dân vũ các dân tộc thiểu số

VOV.VN - Tại xã Yang Tao, huyện Lắk, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đắk Lắk vừa tổ chức khai giảng lớp truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng và múa xoang của dân tộc Mnông.

Lưu giữ, bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Lự ở Lai Châu
Lưu giữ, bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Lự ở Lai Châu

VOV.VN - Trải qua nhiều điều kiện khó khăn về đời sống kinh tế, nhưng các dân tộc thiểu số dưới 10.000 người ở Lai Châu, trong đó người Lự vẫn lưu giữ và bảo tồn được nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.

Lưu giữ, bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Lự ở Lai Châu

Lưu giữ, bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Lự ở Lai Châu

VOV.VN - Trải qua nhiều điều kiện khó khăn về đời sống kinh tế, nhưng các dân tộc thiểu số dưới 10.000 người ở Lai Châu, trong đó người Lự vẫn lưu giữ và bảo tồn được nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.

Tái hiện nhiều nét văn hoá đặc trưng của đồng bào Tày ở Quảng Ninh
Tái hiện nhiều nét văn hoá đặc trưng của đồng bào Tày ở Quảng Ninh

VOV.VN -  Tại Ngày hội văn hoá dân tộc Tày lần thứ nhất, tái hiện những nét đặc trưng trong văn hóa dân tộc Tày, góp phần góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (dự án 6) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Tái hiện nhiều nét văn hoá đặc trưng của đồng bào Tày ở Quảng Ninh

Tái hiện nhiều nét văn hoá đặc trưng của đồng bào Tày ở Quảng Ninh

VOV.VN -  Tại Ngày hội văn hoá dân tộc Tày lần thứ nhất, tái hiện những nét đặc trưng trong văn hóa dân tộc Tày, góp phần góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (dự án 6) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Liên hoan Tiếng hát Người cao tuổi toàn quốc lần đầu được tổ chức
Liên hoan Tiếng hát Người cao tuổi toàn quốc lần đầu được tổ chức

VOV.VN - Sáng 17/10 tại Hà Nội, Hội Người cao tuổi Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan tiếng hát người cao tuổi toàn quốc năm 2023.

Liên hoan Tiếng hát Người cao tuổi toàn quốc lần đầu được tổ chức

Liên hoan Tiếng hát Người cao tuổi toàn quốc lần đầu được tổ chức

VOV.VN - Sáng 17/10 tại Hà Nội, Hội Người cao tuổi Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan tiếng hát người cao tuổi toàn quốc năm 2023.