Sơn La làm gì để phát huy sức mạnh nền văn hóa?

Cần bước đột phá về thể chế, chính sách để văn hóa phát triển

VOV.VN - Tỉnh Sơn La luôn coi văn hóa là động lực, mục tiêu để phát triển toàn diện, bền vững. Tuy nhiên, để văn hóa không bị “hòa tan” trong “biển hội nhập”, rất cần cơ chế đủ mạnh từ các bộ, ngành Trung ương, cùng sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của cả hệ thống chính trị ở địa phương, nhất là đội ngũ những người đứng đầu.

>> Giữ hồn cốt dân tộc bằng phong trào quần chúng (Bài 1)

>>Tiếp lửa, trao truyền văn hóa Thái (Bài 2)

Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI xác định “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước”. Cùng với đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn”... Thấm nhuần quan điểm đó trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Sơn La luôn coi văn hóa là động lực, mục tiêu để phát triển toàn diện, bền vững.

Tuy nhiên, để văn hóa không bị “hòa tan” trong “biển hội nhập”, rất cần cơ chế đủ mạnh từ các bộ, ngành Trung ương, cùng sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của cả hệ thống chính trị ở địa phương, nhất là đội ngũ những người đứng đầu.

"Hôm nay chúng tôi đang mặc trang phục truyền thống của người Thái Việt Nam, Trang phục này rất đẹp và đây là 1 cách đặc biệt để thể hiện nét văn hóa truyền thống nơi đây. Tôi thấy văn hóa của đồng bào nơi đây khá đặc biệt và mọi người thì ai cũng rất thân thiện, ấm áp" - Justine Felizarta – người đẹp Philippines đã không giấu được cảm xúc khi được cùng các người đẹp ở nhiều quốc gia trên thế giới tham gia trải nghiệm sắc màu văn hóa tại TP Sơn La, tỉnh Sơn La trong khuôn khổ cuộc thi hoa hậu du lịch thế giới năm vừa qua.

Đây là một trong số các hoạt động được thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La phối hợp tổ chức, nhằm cụ thể hóa mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố và tỉnh, nhiệm kỳ 2020 – 2025; trong đó, xác định khai thác và phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, nhất là điều kiện tự nhiên, bản sắc văn hóa, con người, hướng tới xây dựng Sơn La phát triển nhanh và bền vững.

Theo ông Hà Trung Chiến, Bí thư Thành ủy Sơn La, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố (nhiệm kỳ 2020-2025), Đề án 04 ngày 20/8/2020 của Thành ủy Sơn La đã xác định giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thành phố, mang đậm bản sắc các dân tộc tiểu vùng Tây Bắc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quan trọng của cả nhiệm kỳ.

"Ngay sau Đại hội Đảng bộ thành phố  nhiệm kỳ 2020 – 2025 chúng tôi đã ban hành Đề án số 04 để phát triển công tác văn hóa nói chung và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc của thành phố Sơn La nói riêng. Trên cơ sở Đề án này, hàng năm, thành phố đều có những việc làm cụ thể để triển khai thực hiện. Trong đó, chúng tôi ban hành các kết luận của Ban chấp hành  Đảng bộ thành phố  vào đầu hàng năm để xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai thực hiện trong các lĩnh vực; trong đó, lĩnh vực văn hóa cũng xác định rất rõ các công việc cần tập trung triển khai" - ông Hà Trung Chiến nhấn mạnh.

- Từ năm 2020 đến nay, thành phố Sơn La đã triển khai phong trào mặc trang phục dân tộc đến công sở của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên; truyền dạy, phổ biến các điệu xòe Thái; thành lập các câu lạc bộ văn hóa dân tộc Thái; 

- Thành phố Sơn La cũng chú trọng phục dựng, duy trì các lễ hội gắn với quảng bá văn hóa, sản xuất của thành phố; tổ chức truyền dạy cho các thế hệ trẻ về các làn điệu dân ca, dân vũ, giữ gìn nếp sống văn minh, nét đẹp trong ứng xử của cộng đồng dân tộc; đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa từ Thành phố đến cơ sở…

-Đến nay, thành phố  đã có gần 300 đội văn nghệ quần chúng hoạt động hiệu quả; thành lập 14 Câu lạc bộ văn hóa dân tộc thái; 1 phường đạt kiểu mẫu, 1 phường đạt tiêu biểu, điển hình về an ninh trật tự  và văn minh đô thị…

- Hơn 95% hộ đạt gia đình văn hóa; gần 98% tổ, bản, tiểu khu đạt văn hóa; 99,5% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học đạt văn hóa...

 

Ông Hà Trung Chiến cũng cho biết, trong thời gian tới, thành phố Sơn La sẽ tiếp tục triển khai việc kiểm kê, sưu tầm, giữ gìn, phát huy, nâng cao bản sắc văn hóa theo 3 nguyên tắc: Dân tộc, khoa học và đại chúng; xây dựng các giá trị chuẩn mực góp phần phát huy nét đẹp văn hóa con người thành phố Sơn La, góp phần xây dựng thành phố giàu bản sắc, bình yên, thân thiện.

Tuy nhiên, để việc giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc đạt kết quả cao hơn nữa, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững thì ngoài sự chủ động, năng động, sáng tạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và mỗi người dân, thì cần phải có sự đột phá về chính sách từ Trung ương.

"Giữ gìn chữ viết cho đồng bào dân tộc thì chúng tôi sẽ báo cáo Bộ Giáo dục - Đào tạo cho thực hiện việc đưa vào dạy trong các trường học, vì đây là vùng đất của người dân tộc, trong đó như tỉnh Sơn La thì người Thái chiếm tới hơn 50%; nhu cầu từ phía nhân dân là có và việc làm này là cần thiết, nó cũng phù hợp với chỉ đạo của Trung ương nữa, và đây chính là căn cơ để duy trì việc giữ gìn chữ viết cho đồng bào dân tộc" - ông Hà Trung Chiến chia sẻ.

Xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La bám sát quan điểm xuyên suốt của Đảng, văn hóa phải được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội; thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã, giai đoạn 2020-2025 đã ban hành tới 10 chủ trương về lĩnh vực văn hóa trên tổng số hơn 70 chủ trương phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn. Nhờ chú trọng văn hóa, quan tâm thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng nên đời sống tinh thần của người dân ngày càng nâng cao, bà con đoàn kết, hăng hái thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra, từng bước đưa Ngọc Chiến trở thành “vùng quê đáng sống” nổi danh ở Sơn La và vùng Tây Bắc.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Chiến Bùi Tiến Sỹ, chính các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh đã tạo cơ sở, là tiền đề quan trọng để phong trào văn hóa văn nghệ tại cơ sở được gìn giữ và phát huy. Tuy nhiên, mong muốn trong thời gian tới, các nguồn lực, kinh phí đầu tư cho lĩnh vực văn hóa cần được quan tâm ở mức cao hơn nữa; đơn cử như mức 2 triệu đồng cho 1 bản để hỗ trợ hoạt động văn hóa văn nghệ mà Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La đang triển khai là khá thấp, nếu không muốn nói là chỉ như “muối bỏ bể”.

"Chúng tôi mong muốn bố trí kinh phí cho văn hóa ngang tầm với đầu tư xây dựng; kinh phí tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ xứng tầm với nhiệm vụ được giao; tăng kinh phí hỗ trợ cho các đội văn nghệ quần chúng; bố trí phụ cấp cho các nghệ nhân trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ để họ có động lực gìn giữ và cống hiến cho cộng đồng. Hai là thường xuyên, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng hạt nhân phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng; khôi phục, gìn giữ các tiết mục văn nghệ cổ, các hoạt động văn nghệ, các nhạc cụ dân tộc. Mỗi xã xây dựng và thành lập 1 đội nghệ nhân để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương" - ông Bùi Tiến Sỹ bày tỏ.

Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh cho sự phát triển, những năm qua, tỉnh Sơn La đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở địa phương phát triển. Bình quân mỗi năm, tỉnh phân bổ kinh phí gần 8 tỷ đồng để triển khai thực hiện các Nghị quyết về văn hóa; trong đó, hỗ trợ các bản, tiểu khu, tổ dân phố có hoạt động văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh số tiền 2.000.000 đ/bản/năm. Từ năm 2018 đến nay, Hội đồng Nhân dân tỉnh đã ban hành 05 nghị quyết liên quan đến chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Cùng với đó, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển văn hóa dân tộc cũng được lồng ghép trong chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong các thời kỳ…

Bà Quàng Thị Xuyến, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội, Hội đồng Nhân dân  tỉnh Sơn La cho biết, để việc bảo  tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc đạt nhiều kết quả cao hơn nữa, rất cần Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương có các quyết sách cụ thể và “mạnh” hơn: Đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết tổng thể chính sách về văn hóa nhằm thúc đẩy, cụ thể hóa chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII; trong đó tập trung triển khai quan điểm “Văn hóa còn thì dân tộc còn”. Hai là, Chính phủ cụ thể hóa ban hành Đề án tổng thể về phát triển văn hóa, đồng bộ các cơ chế, chính sách về văn hóa, đặc biệt là văn hóa vùng miền, phát huy nét văn hóa đặc sắc các dân tộc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Nói về trách nhiệm của các địa phương và những vấn đề cần chú trọng trước mắt và lâu dài trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, ông Đoàn Văn Việt, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng: Cần tiếp tục đề xuất các mô hình và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng nguồn lực văn hóa cho sự phát triển bền vững đất nước, trong đó cần củng cố lòng tin và niềm tự  hào của đồng bào các dân tộc về các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao dân trí, nâng cao nhận thức của các chủ thể văn hóa, từng bước hình thành một đội ngũ cán bộ quản lý trí thức người dân tộc gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa với phát triển du lịch, phát huy tối đa sự đa dạng của văn hóa, hướng tới bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh phát triển đất nước, phồn vinh và hạnh phúc.

Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc diễn ra vào tháng 11 năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định vai trò to lớn của văn hóa: Văn hóa còn là dân tộc còn; Văn hóa làm nên hồn cốt của dân tộc, nên mất văn hóa là mất dân tộc.

Với tỉnh miền núi Sơn La, dù kinh tế còn nhiều khó khăn, song Đảng bộ, chính quyền địa phương đã ban hành nhiều chủ trương để lãnh đạo, chỉ đạo công tác văn hóa; chú trọng phát triển văn hóa quần chúng nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tuy nhiên, cần làm gì để hiện thực hóa mục tiêu văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra, rất cần những cơ chế đột phá, chính sách phù hợp của Đảng, Nhà nước để văn hóa Việt Nam sẽ bừng sáng, hòa vào dòng chảy văn minh nhân loại.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xây dựng các tiêu chí xác định dự án ưu tiên của lĩnh vực văn hóa và thể thao
Xây dựng các tiêu chí xác định dự án ưu tiên của lĩnh vực văn hóa và thể thao

VOV.VN - Sáng nay 25/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xây dựng các tiêu chí xác định dự án ưu tiên của lĩnh vực văn hóa và thể thao

Xây dựng các tiêu chí xác định dự án ưu tiên của lĩnh vực văn hóa và thể thao

VOV.VN - Sáng nay 25/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 44 tỷ USD giai đoạn 2018 - 2022
Công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 44 tỷ USD giai đoạn 2018 - 2022

VOV.VN - Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022 đóng góp ước bình quân đạt 1,059 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 44 tỷ USD).

Công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 44 tỷ USD giai đoạn 2018 - 2022

Công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 44 tỷ USD giai đoạn 2018 - 2022

VOV.VN - Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022 đóng góp ước bình quân đạt 1,059 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 44 tỷ USD).

Yên Bái khai mạc Festival trình diễn Khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023
Yên Bái khai mạc Festival trình diễn Khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023

VOV.VN - Tối 23/12, tại huyện vùng cao Mù Cang Chải, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức khai mạc Festival trình diễn Khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023; đồng thời tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật Khèn Mông, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu và huyện Văn Chấn.

Yên Bái khai mạc Festival trình diễn Khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023

Yên Bái khai mạc Festival trình diễn Khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023

VOV.VN - Tối 23/12, tại huyện vùng cao Mù Cang Chải, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức khai mạc Festival trình diễn Khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023; đồng thời tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật Khèn Mông, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu và huyện Văn Chấn.

Chủ tịch UBND TP.HCM: Hãy lựa chọn TP.HCM để phát triển công nghiệp văn hóa
Chủ tịch UBND TP.HCM: Hãy lựa chọn TP.HCM để phát triển công nghiệp văn hóa

VOV.VN - Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, Chủ tịch UBND TP.HCM mong các doanh nghiệp, nhà đầu tư xem xét, lựa chọn TP.HCM để phát triển công nghiệp văn hoá.

Chủ tịch UBND TP.HCM: Hãy lựa chọn TP.HCM để phát triển công nghiệp văn hóa

Chủ tịch UBND TP.HCM: Hãy lựa chọn TP.HCM để phát triển công nghiệp văn hóa

VOV.VN - Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, Chủ tịch UBND TP.HCM mong các doanh nghiệp, nhà đầu tư xem xét, lựa chọn TP.HCM để phát triển công nghiệp văn hoá.

Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội khẳng định nòng cốt trên mặt trận tư tưởng, văn hoá
Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội khẳng định nòng cốt trên mặt trận tư tưởng, văn hoá

VOV.VN - Sáng 23/12 tại Hà Nội, Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội đã tổ chức hội nghi tổng kết nhiệm vụ năm 2023, xác định phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội khẳng định nòng cốt trên mặt trận tư tưởng, văn hoá

Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội khẳng định nòng cốt trên mặt trận tư tưởng, văn hoá

VOV.VN - Sáng 23/12 tại Hà Nội, Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội đã tổ chức hội nghi tổng kết nhiệm vụ năm 2023, xác định phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.