Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu 2 di tích Hiền Lương-Bến Hải, Thành Cổ Quảng Trị

VOV.VN - Đây là 2 dự án sử dụng nguồn vốn của Trung ương, nằm trong chương trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của Chính phủ.

 

Tại kỳ họp lần thứ 14, chiều 29/11, HĐND tỉnh Quảng Trị đã thông qua 2 Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị". Hai dự án có tổng kinh phí đầu tư 170 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách Trung ương.

Dự án Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị kinh phí xây dựng 80 tỷ đồng. Dự án này tiến hành tu bổ, tôn tạo tổng thể di tích gồm: Kỳ đài, cầu Hiền Lương, Nhà Liên hợp,  chỉnh trang cảnh quan và các hạng mục phụ trợ của di tích, đầu tư trang thiết bị phục vụ quản lý, khai thác và phát huy giá trị di tích.

Mục tiêu của dự án nhằm tu bổ, bảo tồn Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải. Công trình là điểm nhấn về văn hóa, du lịch của tỉnh Quảng Trị, hướng tới hoàn thiện công trình kiến trúc mang tính biểu tượng về truyền thống, bản sắc văn hóa, lịch sử tại địa phương, phục vụ tham quan, nghiên cứu, học tập và giáo dục truyền thống cho các thế hệ.

Dự án “Trùng tu, tôn tạo Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị" có kinh phí xây dựng 90 tỷ đồng, gồm tu bổ, bảo tồn, tôn tạo một số hạng mục Khu di tích; chống xuống cấp các di tích lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị và các hạng mục phụ trợ. Mục tiêu dự án nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt “Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972”, tỉnh Quảng Trị thành một chuỗi di tích thiêng liêng, tôn vinh công lao to lớn của các chiến sĩ quân Giải phóng, tạo ra một điểm đến du lịch cho tỉnh Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung.

Ông Lê Minh Tuấn, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị cho biết: “Đây là 2 dự án sử dụng nguồn vốn của Trung ương, nằm trong chương trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của Chính phủ. Theo quy định, UBND tỉnh phải trình HĐND đề xuất chủ trương đầu tư, HĐND tỉnh đồng ý thông qua chủ trương đầu tư. Trên cơ sở đó, tỉnh trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chính phủ để trình Quốc hội phân bổ vốn thực hiện dự án”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sôi động Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2022
Sôi động Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2022

VOV.VN - Sáng nay (25/11), Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức chương trình “Ngày hội Di sản Văn hóa Đà Nẵng” với chủ đề “Ẩm thực Đà Nẵng - Hương vị và Ký ức”.

Sôi động Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2022

Sôi động Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2022

VOV.VN - Sáng nay (25/11), Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức chương trình “Ngày hội Di sản Văn hóa Đà Nẵng” với chủ đề “Ẩm thực Đà Nẵng - Hương vị và Ký ức”.

Người trẻ có quay lưng với âm nhạc truyền thống?
Người trẻ có quay lưng với âm nhạc truyền thống?

VOV.VN - PGS - Nhạc sỹ Đặng Hoành Loan, nguyên Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc cho rằng, không nên coi âm nhạc truyền thống giống âm nhạc đương đại, tức phải có hàng vạn khán giả, những show diễn với sự tham gia của hàng vạn người xem.

Người trẻ có quay lưng với âm nhạc truyền thống?

Người trẻ có quay lưng với âm nhạc truyền thống?

VOV.VN - PGS - Nhạc sỹ Đặng Hoành Loan, nguyên Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc cho rằng, không nên coi âm nhạc truyền thống giống âm nhạc đương đại, tức phải có hàng vạn khán giả, những show diễn với sự tham gia của hàng vạn người xem.

“Đào tạo” khán giả cho nghệ thuật truyền thống ở TP.HCM
“Đào tạo” khán giả cho nghệ thuật truyền thống ở TP.HCM

VOV.VN - Để bảo tồn các bộ môn nghệ thuật truyền thống, bên cạnh đào tạo thế hệ nghệ sĩ trẻ kế thừa thì việc đào tạo thế hệ công chúng khán giả mới cũng quan trọng không kém. Chính vì thế, các đơn vị nghệ thuật của TP.HCM đang tích cực mang nghệ thuật đến với học sinh, sinh viên, qua đó giúp các bạn trẻ hiểu và yêu hơn về nghệ thuật truyền thống.

“Đào tạo” khán giả cho nghệ thuật truyền thống ở TP.HCM

“Đào tạo” khán giả cho nghệ thuật truyền thống ở TP.HCM

VOV.VN - Để bảo tồn các bộ môn nghệ thuật truyền thống, bên cạnh đào tạo thế hệ nghệ sĩ trẻ kế thừa thì việc đào tạo thế hệ công chúng khán giả mới cũng quan trọng không kém. Chính vì thế, các đơn vị nghệ thuật của TP.HCM đang tích cực mang nghệ thuật đến với học sinh, sinh viên, qua đó giúp các bạn trẻ hiểu và yêu hơn về nghệ thuật truyền thống.