Đà Nẵng tu bổ, phục hồi danh thắng Ngũ Hành Sơn

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Đây là cơ hội để thành phố Đà Nẵng tăng cường quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị danh thắng Ngũ Hành Sơn.

Dọc đường Huyền Trân Công Chúa, ngay mặt tiền lối vào hòn Thuỷ Sơn, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn hiện vẫn còn nhiều hộ dân trong diện giải toả chưa được di dời khỏi phạm vi ảnh hưởng của Dự án Công viên văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn. 15 năm qua, cuộc sống của người dân nơi đây còn tạm bợ, nhà cửa hư hỏng không được phép xây mới...

 

Ông Nguyễn Văn Thành, ở tổ 58, phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn than vãn: “Giải toả làm sao có chỗ gia đình buôn bán để sinh sống. Khu vực này khó khăn lắm, không có ruộng, nương chi hết, chỉ có buôn bán nghề đá này thôi”.

Năm 2009, UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết Công viên Văn hoá lịch sử Ngũ Hành Sơn ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn với diện tích gần 140 héc ta. Công viên này được cấu trúc theo ý tưởng kết nối 5 ngọn núi của Ngũ Hành Sơn với sông Cổ Cò và biển Đông. Tại đây, sẽ hình thành Bảo tàng đá duy nhất tại Việt Nam, Công viên truyền thuyết Ngũ Hành Sơn, kết hợp xây dựng Làng Hành hương và dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng…. Thế nhưng, sau 15 năm, dự án này vẫn dang dở.

Ông Nguyễn Văn Hiền, Trưởng Ban quản lý Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn kiến nghị: “Chúng tôi kính đề nghị lãnh đạo các cấp sớm quan tâm công tác đền bù, giải toả cho dân, đặc biệt là khu vực I, phía Bắc đường Huyền Trân Công Chúa. Triển khai sớm để người dân di dời, giải toả. Từ đó tạo cảnh quan, lấy hòn Thuỷ Sơn làm động lực phát triển ở các khu vực khác, từng bước thực hiện Kế hoạch của UBND thành phố thực hiện Quyết định 822 của Thủ tướng Chính phủ”.

Tháng 7/2023, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 822 phê duyệt quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn. Phạm vi quy hoạch rộng gần 105 héc ta, được xác định theo bản đồ khoanh vùng khu vực bảo vệ 1 và 2. Nội dung quy hoạch chia ra 7 nhóm dự án, thực hiện từ năm 2023 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. UBND thành phố Đà Nẵng chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai kế hoạch thực hiện các nhóm nhiệm vụ, phần việc theo quy hoạch.

Ông Hà Vỹ, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao thành phố Đà Nẵng cho biết: "Kế hoạch triển khai bao gồm việc tuyên truyền, quảng bá; xác định cụ thể nội dung phần việc của từng cơ quan, đơn vị, quận đối với nhóm các dự án sẽ triển khai theo trình tự quy định của quy hoạch. Những nội dung liên quan đến việc bảo tồn, phát huy giá trị của danh thắng cả vật thể và phi vật thể. Dần dần sẽ hình thành những công trình hạ tầng để phục vụ tốt nhất cho hoạt động tham quan, du lịch".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nét đẹp ở lễ hội Phá Trằm, Trà Lộc, Quảng Trị
Nét đẹp ở lễ hội Phá Trằm, Trà Lộc, Quảng Trị

VOV.VN - Tháng 8 âm lịch hàng năm, hàng trăm người dân địa phương và du khách từ khắp nơi háo hức tập trung về trằm Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị tham gia lễ hội phá trằm bắt cá. Lễ hội này tồn tại từ hơn 300 năm nay, được xem là ngày hội thuần nông của những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn sau khi thu hoạch xong vụ lúa hè thu hằng năm.

Nét đẹp ở lễ hội Phá Trằm, Trà Lộc, Quảng Trị

Nét đẹp ở lễ hội Phá Trằm, Trà Lộc, Quảng Trị

VOV.VN - Tháng 8 âm lịch hàng năm, hàng trăm người dân địa phương và du khách từ khắp nơi háo hức tập trung về trằm Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị tham gia lễ hội phá trằm bắt cá. Lễ hội này tồn tại từ hơn 300 năm nay, được xem là ngày hội thuần nông của những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn sau khi thu hoạch xong vụ lúa hè thu hằng năm.

Bế mạc ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV năm 2023
Bế mạc ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV năm 2023

VOV.VN - Tối nay (10/9), Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức lễ bế mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 năm 2023. Sau 3 ngày diễn ra lễ hội với các hoạt động thể thao, văn nghệ, trình diễn trang phục truyền thống đã giúp cho các đoàn giao lưu học hỏi lẫn nhau.

Bế mạc ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV năm 2023

Bế mạc ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV năm 2023

VOV.VN - Tối nay (10/9), Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức lễ bế mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 năm 2023. Sau 3 ngày diễn ra lễ hội với các hoạt động thể thao, văn nghệ, trình diễn trang phục truyền thống đã giúp cho các đoàn giao lưu học hỏi lẫn nhau.

Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi danh thắng Ngũ Hành Sơn
Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi danh thắng Ngũ Hành Sơn

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi danh thắng Ngũ Hành Sơn

Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi danh thắng Ngũ Hành Sơn

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Hàng ngàn người về dự Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn
Hàng ngàn người về dự Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn

VOV.VN - Trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng năm 2023, sáng nay (10/3), Lễ Vía đức Bồ tát Quán Thế Âm tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn thu hút đông đảo tăng ni, phật tử, người dân và khách du lịch dự.

Hàng ngàn người về dự Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn

Hàng ngàn người về dự Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn

VOV.VN - Trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng năm 2023, sáng nay (10/3), Lễ Vía đức Bồ tát Quán Thế Âm tại Chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn thu hút đông đảo tăng ni, phật tử, người dân và khách du lịch dự.