Độc đáo nghi lễ cầu may đầu năm của người Dao Lai Châu

VOV.VN - Mùa xuân là khoảng thời gian đồng bào dân tộc Dao ở Lai Châu nghỉ ngơi, quây quần cùng gia đình, làng bản, tưng bừng vui chơi sau một năm miệt mài lao động sản xuất. Để tạo không khí phấn khởi và mong những điều tốt đẹp trong năm mới, đồng bào Dao nơi đây thường tổ chức nghi lễ cầu may.

Sau khi thầy cúng chọn được ngày đẹp, từ sáng sớm, đồng bào người Dao ở các bản thuộc xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu đã có mặt tại bản Sin Chải để tham gia lễ hội cầu may đầu năm. Đây cũng là dịp để bà con gặp gỡ, giao lưu, kể cho nhau nghe những câu chuyện hay, tốt đẹp của năm cũ và mong muốn cho một năm mới mùa màng tươi tốt, cuộc sống no ấm, gia đình hạnh phúc.

Anh Sìn Cáo Tạ, người dân ở bản Sin Chải, xã Sùng Phài cho biết nghi lễ cầu may đầu năm là nét văn hóa truyền thống của đồng bào Dao bản địa quê anh. Cũng không ai biết nghi thức này có từ bao giờ, chỉ biết khi sinh ra đã thấy nó tồn tại và được truyền từ đời này sang đời khác. Bà con trong bản đều rất tin và trong ngày này, ai cũng mặc thật đẹp để tham gia, cùng cầu mong một năm mới nhiều may mắn cho gia đình và cộng đồng.

"Hôm nay bản mình tổ chức lễ hội cầu may, tôi cũng ra đây cùng anh em chuẩn bị các đồ cúng và dựng động, tôi cảm thấy rất vui. Rất mong là sau lễ hội cầu may, anh em và người dân trong bản sẽ có những vụ mùa bội thu và mọi người đều gặp may mắn mạnh khỏe" - anh Sìn Cáo Tạ nói.

Ông Tẩn Sìn Sang - Bí thư Chi bộ bản Sín Chải, xã Sùng Phài cho biết: Lễ cúng cầu may của người Dao đầu năm được tổ chức khá đơn giản. Đồ vật cúng bao gồm các sản phẩm người dân tự làm ra, như lợn, gà, gạo nếp nương... do các gia đình đóng góp. Trong phần lễ, phụ nữ không được tham gia; toàn bộ phần này đều do đàn ông đảm nhiệm, người ta thường chọn những người khỏe mạnh ở trong bản để thực hiện.

Sau khi nghi lễ cúng hoàn tất, bà con sẽ chọn một khu đất đẹp nhất để tổ chức khai xuân bằng việc phát nương lấy vía đầu năm. Đây được coi là hoạt động đầu tiên trong năm mới để bà con bước vào một vụ sản xuất trong năm. Kết thúc phần này, bà con trong bản sẽ cùng nhau giao lưu văn hóa, văn nghệ, chơi các trò chơi dân gian trong không khí vui tươi, ấm áp... 

Ông Tẩn Sìn Sang nói: "Lễ cầu may của dân tộc Dao chúng tôi có từ thời xa xưa rồi. Năm nay chúng tôi tổ chức để dân bản được giao lưu và cầu mong dịch bệnh sẽ hết, mọi người sẽ được giao lưu để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo".

Nghi lễ cầu may đầu năm là hoạt động văn hóa tín ngưỡng độc đáo, có ý nghĩa thiết thực với đồng bào người Dao ở Lai Châu. Ngoài tạo không khí vui tươi, phấn khởi, thông qua nghi lễ này còn giúp bà con phát huy tinh thần đoàn kết, cùng nhau quyết tâm bước vào một năm lao động, sản xuất với những mùa bội thu./.

Lễ hội Then Kin Pang - nơi hội tụ văn hóa đặc sắc của người Thái trắng Lai Châu

VOV.VN - Khi núi rừng muôn hoa khoe sắc, các cánh đồng lúa bước vào thì con gái, đất trời giao hòa là người Thái trắng vùng đất tổ Khổng Lào - Mường So (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) lại tổ chức lễ hội Then Kin Pang. Lễ hội là nơi hội tụ nét văn hóa đặc sắc của người Thái trắng Lai Châu, làm nức lòng người dân bản địa và du khách thập phương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Pái tòng - nghi lễ quan trọng trong đám cưới của người Dao Khâu
Pái tòng - nghi lễ quan trọng trong đám cưới của người Dao Khâu

VOV.VN - Mùa xuân, cũng là mùa cưới của nam nữ thanh niên đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc khi đến tuổi dựng vợ gả chồng. Với các đám cưới của người Dao Khâu ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu thường có rất nhiều nghi lễ khác nhau, trong đó không thể thiếu Pái tòng - tức nghi lễ bái đường.

Pái tòng - nghi lễ quan trọng trong đám cưới của người Dao Khâu

Pái tòng - nghi lễ quan trọng trong đám cưới của người Dao Khâu

VOV.VN - Mùa xuân, cũng là mùa cưới của nam nữ thanh niên đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc khi đến tuổi dựng vợ gả chồng. Với các đám cưới của người Dao Khâu ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu thường có rất nhiều nghi lễ khác nhau, trong đó không thể thiếu Pái tòng - tức nghi lễ bái đường.

Người góp sức lưu giữ trang phục của phụ nữ Mông
Người góp sức lưu giữ trang phục của phụ nữ Mông

VOV.VN - Với tiệm may trang phục dân tộc, chị Mùa Thị Tộng ở bản Nà Phiềng, xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La vừa tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, vừa góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống.

Người góp sức lưu giữ trang phục của phụ nữ Mông

Người góp sức lưu giữ trang phục của phụ nữ Mông

VOV.VN - Với tiệm may trang phục dân tộc, chị Mùa Thị Tộng ở bản Nà Phiềng, xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La vừa tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, vừa góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống.

“Xên hươn” - Tục cúng nhà đầu xuân năm mới của đồng bào Thái Sơn La
“Xên hươn” - Tục cúng nhà đầu xuân năm mới của đồng bào Thái Sơn La

VOV.VN - Từ xa xưa, người Thái Sơn La đã có tục “Xên hươn”, tức là cúng nhà dịp đầu xuân năm mới, với ý nghĩa tạ ơn tổ tiên, những người đã khuất sau một năm gặt hái thành quả; cầu mong cho năm mới mọi người trong gia đình đều khoẻ mạnh, hạnh phúc, an lành, làm ăn phát đạt.

“Xên hươn” - Tục cúng nhà đầu xuân năm mới của đồng bào Thái Sơn La

“Xên hươn” - Tục cúng nhà đầu xuân năm mới của đồng bào Thái Sơn La

VOV.VN - Từ xa xưa, người Thái Sơn La đã có tục “Xên hươn”, tức là cúng nhà dịp đầu xuân năm mới, với ý nghĩa tạ ơn tổ tiên, những người đã khuất sau một năm gặt hái thành quả; cầu mong cho năm mới mọi người trong gia đình đều khoẻ mạnh, hạnh phúc, an lành, làm ăn phát đạt.