Mỹ đang hoàn tất thủ tục hoàn trả 4 cổ vật cho Việt Nam

VOV.VN - Ngày 23/8, Cục Di sản văn hóa đã thông tin với báo chí về công tác hoàn trả cho Việt Nam những cổ vật bị buôn bán trái phép vào Mỹ.

Theo đó, sau chuyến hồi hương của 10 cổ vật bị buôn bán trái phép vào tháng 11/2022, do Mỹ trao trả Việt Nam thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, tháng 3/2023, Cục Di sản văn hóa tiếp tục nhận được đề nghị của Cơ quan Điều tra an ninh nội địa Mỹ (HIS), thuộc Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS), xác định nguồn gốc của một số cổ vật có khả năng từ Việt Nam bị buôn bán trái phép vào Mỹ.

Căn cứ hồ sơ do HIS cung cấp, Cục Di sản văn hóa đã làm việc với các chuyên gia cổ vật, xác định những hiện vật này là cổ vật của Việt Nam được đưa ra khỏi Việt Nam bất hợp pháp và cung cấp thông tin cho phía Mỹ.

Hiện vật gồm: dao găm đồng, cán hình người thuộc thời kỳ Văn hóa Đông Sơn, dài 23 cm, niên đại cách ngày nay từ 2.500 đến 2.000 năm. Trang sức đá thạch anh, khắc chìm hình thần Shiva thuộc văn hóa Chămpa, Việt Nam, niên đại Thế kỷ III-V. Tượng Quan Âm bằng gỗ sơn thếp vàng, niên đại Thế kỷ XVIII-XIX. Nhạc công Ginang đánh trống thuộc văn hóa Chămpa, chất liệu đá, niên đại Thế kỷ XIX (có khả năng giả cổ).

Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa cho biết trước đó quá trình hợp tác về trao trả cổ vật được hai bên phối hợp chặt chẽ, một số hiện vật đã được trao trả cho Việt Nam.

Từ tháng 8/2019, Cục Di sản văn hóa làm việc với Cục Thực thi Luật Nhập cư và Hải quan Mỹ (ICE), Cơ quan Điều tra an ninh nội địa (HIS) thuộc Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) về việc phối hợp cung cấp thông tin liên quan đến các cổ vật có nguồn gốc từ Việt Nam bị buôn bán trái phép vào Mỹ và thảo luận khả năng hoàn trả các cổ vật này về Việt Nam.

Việt Nam chính thức gia nhập Công ước UNESCO 1970 về Chống buôn bán trái phép tài sản văn hóa năm 2005 với quan điểm nhận diện rõ di sản văn hóa Việt Nam và xây dựng các chính sách pháp lý, biện pháp ngăn chặn buôn bán trái phép cổ vật, tài sản văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam.

Đồng thời, Việt Nam cũng nỗ lực trong các quan hệ ngoại giao để cùng các nước nhận diện di sản văn hóa Việt Nam đã bị đưa ra nước ngoài bất hợp pháp trong quá khứ để tìm cách đưa các di sản văn hóa này về với vị trí nguyên gốc của di sản. 

Đến nay, với sự hỗ trợ của một số nước, nhiều cổ vật đã được đưa về Việt Nam. Năm 2018, 18 cổ vật Việt Nam, do Cơ quan phòng chống tội phạm Công an Berlin (Đức) thu giữ từ 1 vụ buôn bán trái phép, đã được trao trả cho Việt Nam.

Năm 2015 và 2021, một số cổ vật của Huế cũng được chính phủ và một số nhà hảo tâm nước ngoài đấu giá thành công và đưa về Việt Nam.

Mỹ và Việt Nam đã có 2 cuộc trao đổi trưng bày cổ vật rất thành công: Nghệ thuật cổ Việt Nam – Từ Châu thổ ra Biển lớn tại Bảo tàng Hội Châu Á, New York năm 2009; Đông Nam Á sớm: Nghệ thuật điêu khắc Hindu và Phật giáo từ thế kỷ V đến thế kỷ IX tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York năm 2014.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bình Định tìm hướng tu bổ tháp Hòn Chuông
Bình Định tìm hướng tu bổ tháp Hòn Chuông

VOV.VN - Tháp Hòn Chuông được xây dựng trên một tảng đá lớn ở xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Bình Định tìm hướng tu bổ tháp Hòn Chuông

Bình Định tìm hướng tu bổ tháp Hòn Chuông

VOV.VN - Tháp Hòn Chuông được xây dựng trên một tảng đá lớn ở xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Trang nghiêm lễ hội điện Huệ Nam ở cố đô Huế
Trang nghiêm lễ hội điện Huệ Nam ở cố đô Huế

VOV.VN - Tại điện Hòn Chén (tỉnh Thừa Thiên Huế), lễ hội quan trọng nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu được tổ chức vào tháng 3 và tháng 7 Âm lịch (tháng Bảy vía cha, tháng Ba vía mẹ).

Trang nghiêm lễ hội điện Huệ Nam ở cố đô Huế

Trang nghiêm lễ hội điện Huệ Nam ở cố đô Huế

VOV.VN - Tại điện Hòn Chén (tỉnh Thừa Thiên Huế), lễ hội quan trọng nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu được tổ chức vào tháng 3 và tháng 7 Âm lịch (tháng Bảy vía cha, tháng Ba vía mẹ).

Gươl - ngôi nhà sinh hoạt cộng đồng, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Cơ Tu
Gươl - ngôi nhà sinh hoạt cộng đồng, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Cơ Tu

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam là địa phương có số lượng đồng bào dân tộc Cơ Tu tập trung sinh sống nhiều nhất, cũng là nơi hiện diện của nhiều Gươl nhất. Đây là nơi thể hiện nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Cơ Tu

Gươl - ngôi nhà sinh hoạt cộng đồng, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Cơ Tu

Gươl - ngôi nhà sinh hoạt cộng đồng, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Cơ Tu

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam là địa phương có số lượng đồng bào dân tộc Cơ Tu tập trung sinh sống nhiều nhất, cũng là nơi hiện diện của nhiều Gươl nhất. Đây là nơi thể hiện nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Cơ Tu