Phát huy giá trị di sản công nghiệp trong lòng Hà Nội

VOV.VN - Hiện nay, nhiều di sản công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã biến mất và được thay thế bởi những công trình mới. Dù đây là sự biến đổi mang tính tất yếu trước sức ép của đô thị nhưng đã đến lúc cần phải có cách ứng xử đúng với những di sản này.

Ngày 23/11 tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp cùng Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tổ chức tọa đàm "Tái thiết các di sản trong lòng Hà Nội tiếp cận từ khai thác sáng tạo và phát huy". Tại tọa đàm, các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư đã đề cập đến việc tái thiết các nhà máy sản xuất cũ, các khu tập thể, các làng ven đô trong quá trình đô thị hóa. Dù ở hình thái nào, các công trình đều được các nhà nghiên cứu, kiến trúc đánh giá có những giá trị và có thể khai thác tốt cho hoạt động sáng tạo.

Bàn về lý do lựa chọn đề tài "Tái thiết các di sản trong lòng Hà Nội tiếp cận từ khai thác sáng tạo và phát huy" làm chủ đề cho buổi toạ đàm, TS Vương Hải Long, Trưởng Khoa Kiến trúc - Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 với chủ đề về di sản, hiện là một trong những chủ đề rất nóng của đô thị phát triển.

"Trong quá trình phát triển, chúng ta có những công trình cũ. Tuy chúng có thể không còn giá trị sử dụng, có thể lạc hậu so với cuộc sống và thời đại nhưng ẩn chứa sâu bên trong có rất nhiều những giá trị về lịch sử, văn hoá mà chúng ta cần xem xét trước khi xoá bỏ chúng. Chúng ta cần phải ứng xử với những công trình này một cách nhân văn nhất để lưu giữ lại những tiến trình phát triển của đô thị, từ đó tạo ra các lợi ích về mặt xã hội, đóng góp vào phát triển kinh tế", Trưởng Khoa Kiến trúc - Đại học Kiến trúc Hà Nội nhấn mạnh.

Theo nghiên cứu của TS, Kiến trúc sư Đinh Thị Hải Yến, hiện nay trên địa bàn Hà Nội có khoảng 185 công trình công nghiệp, trong đó 95 công trình còn hiện hữu, 90 công trình đã bị phá hủy, chuyển đổi. "Các di sản công nghiệp luôn mang dấu ấn cả về mặt lịch sử, thẩm mĩ và xã hội. Nhiều di sản có giá trị lớn với người dân, gắn với tiềm thức, ký ức cũng như cuộc sống một thời. Vì thế di sản công nghiệp luôn có sức sống ngay cả trong đời sống hiện đại", KTS Đinh Hải Yến đánh giá.

Trên góc độ tiếp cận di sản công nghiệp, TS, Kiến trúc sư Đinh Thị Hải Yến cho biết trong bối cảnh đô thị không ngừng vận động và phát triển, các công trình công nghiệp cũ không chỉ là đối tượng của bảo tồn mà còn là điểm tựa văn hóa, động lực cho phát triển kinh tế. Việc chuyển đổi các công trình này nên được triển khai bằng phương pháp phù hợp để đảm bảo đáp ứng nhu cầu trước mắt, lẫn mục tiêu phát triển lâu dài của đô thị.

Trong khuôn khổ toạ đàm cũng đã diễn ra lễ trao giải cuộc thi thiết kế biểu tượng “ICONIC DESIGN” do Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức. Phong cách kiến trúc “ICONIC DESIGN” trong các công trình công nghiệp nói chung và công trình công nghiệp nhẹ nói riêng đang trở thành xu hướng thiết kế tất yếu trong tương lai giúp cho mỗi nhà máy sẽ có những cá tính riêng đồng thời làm mềm mại hơn, đổi mới hơn phong cách truyền thống của kiến trúc công nghiệp.

Thông qua cuộc thi, mỗi sinh viên kiến trúc sẽ tiếp cận được với thực tiễn của kiến trúc công nghiệp và sẽ là hành trang quý báu giúp các bạn tự tin hơn khi ra trường.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khơi thông nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa
Khơi thông nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa

VOV.VN - Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, nếu biết cách khơi thông nguồn lực, chắc chắn chúng ta sẽ có thêm nguồn lực cho nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản, cũng là cho sự phát triển bền vững đất nước.

Khơi thông nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa

Khơi thông nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa

VOV.VN - Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, nếu biết cách khơi thông nguồn lực, chắc chắn chúng ta sẽ có thêm nguồn lực cho nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản, cũng là cho sự phát triển bền vững đất nước.

“Kỷ vật thời kháng chiến” – những câu chuyện chưa kể
“Kỷ vật thời kháng chiến” – những câu chuyện chưa kể

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 18 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2023), 83 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1940-23/11/2023) và hướng đến kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), sáng nay (21/11), tại TP.HCM, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh khai mạc trưng bày chuyên đề “Kỷ vật thời kháng chiến".

“Kỷ vật thời kháng chiến” – những câu chuyện chưa kể

“Kỷ vật thời kháng chiến” – những câu chuyện chưa kể

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 18 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2023), 83 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1940-23/11/2023) và hướng đến kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), sáng nay (21/11), tại TP.HCM, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh khai mạc trưng bày chuyên đề “Kỷ vật thời kháng chiến".

Chiêm ngưỡng Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng
Chiêm ngưỡng Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng

VOV.VN - Ông Nguyễn Thế Hồng - đại diện Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) khẳng định: “Việc chính thức sở hữu, gìn giữ, bảo quản Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" có giá 6,1 triệu Euro là một di sản hết sức có giá trị về lịch sử và văn hoá của dân tộc Việt Nam”.

Chiêm ngưỡng Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng

Chiêm ngưỡng Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng

VOV.VN - Ông Nguyễn Thế Hồng - đại diện Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) khẳng định: “Việc chính thức sở hữu, gìn giữ, bảo quản Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" có giá 6,1 triệu Euro là một di sản hết sức có giá trị về lịch sử và văn hoá của dân tộc Việt Nam”.

Bảo tồn di sản Lễ mừng thọ của người Mnông
Bảo tồn di sản Lễ mừng thọ của người Mnông

VOV.VN - Sáng nay (19/11) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức hội thảo khoa học về bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ mừng thọ của người Mnông.

Bảo tồn di sản Lễ mừng thọ của người Mnông

Bảo tồn di sản Lễ mừng thọ của người Mnông

VOV.VN - Sáng nay (19/11) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức hội thảo khoa học về bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ mừng thọ của người Mnông.

Trò chơi dân gian và Nhã nhạc Cung đình Huế “hội tụ” về Thủ đô
Trò chơi dân gian và Nhã nhạc Cung đình Huế “hội tụ” về Thủ đô

VOV.VN - “Di sản hội tụ” là chủ đề chương trình nghệ thuật do Trung tâm Hoạt động Văn hóa giáo dục Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp thực hiện, diễn ra tối 18/11 tại Hà Nội, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11.

Trò chơi dân gian và Nhã nhạc Cung đình Huế “hội tụ” về Thủ đô

Trò chơi dân gian và Nhã nhạc Cung đình Huế “hội tụ” về Thủ đô

VOV.VN - “Di sản hội tụ” là chủ đề chương trình nghệ thuật do Trung tâm Hoạt động Văn hóa giáo dục Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp thực hiện, diễn ra tối 18/11 tại Hà Nội, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11.