Phát huy nghề dệt thổ cẩm ở xã vùng sâu tỉnh Lâm Đồng

VOV.VN - Không chỉ góp phần gìn giữ nghề truyền thống, dệt thổ cẩm hiện đang giúp nhiều chị em ở xã vùng sâu Đưng Knớ, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng có thêm thu nhập những lúc nông nhàn; đồng thời mở ra triển vọng hình thành làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới.

“Đây đây, sản phẩm mình tự dệt đây…”

Chỉ vào chiếc váy thổ cẩm đang mặc, chị K’Hều, ở thôn 1, xã Đưng Knớ, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng phấn khởi khoe, đây là bộ thổ cẩm chị tự tay dệt suốt 2 tuần lễ. Chị K’Hều kể, nhiều chị em trong thôn rủ nhau học dệt vải, khi chia sẻ những sản phẩm lên mạng xã hội thì được một số người quan tâm đặt hàng.

“Mình đăng facebook thì có người Lạch ở Gia Lai đăng ký dệt một hai tấm gì đó. Mình biết có thể bán được thì mình tự dệt để kiếm thêm trang trải cho bản thân. Đó là điều khiến mình thích hơn, muốn dệt bằng được. Sắp tới mình sẽ đi học tiếp”.

Còn chị Bon Niêng K’Huyên, ở cùng thôn chia sẻ, nhờ biết dệt mà chị có thêm thu nhập những lúc nông nhàn: “Mình học và biết dệt 1 năm nay rồi. Cứ lúc rảnh thì dệt rồi bán ra ngoài Lạc Dương có mấy người thu mua, giá khoảng 550-600 nghìn một tấm, tháng làm cũng được 4 tấm. Bây giờ đang rất hứng thú với việc học dệt, muốn mở lại lớp đào tạo việc dệt thổ cẩm để không mất truyền thống”. 

Khi đơn đặt hàng ngày nhiều hơn, các chị tập hợp lại thành nhóm dệt để sản phẩm của mình có nhiều đầu mối tiêu thụ hơn. Chị Bon Niêng K’Gut, ở thôn 1, xã Đưng Knớ cho biết, nhờ kết nối với Caritas Đà Lạt, nhóm dệt của chị đã có thêm nhiều đơn hàng thổ cẩm làm váy cưới, trang trí nội thất, thời trang cách tân… Chị còn tự mở lớp truyền dạy tại nhà để có thêm nhân lực tham gia dệt thổ cẩm hàng hóa.

Chị Bon Niêng K’Gut nói: “Mình muốn phát huy, lan tỏa đến các thanh niên khác, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa của mình. Đã mở lớp từ năm ngoái rồi, mở lớp 15 học viên thì 5 học viên là bây giờ họ tự dệt và tự bán. Bên Caritas đồng hành thì hình thành một nhóm cùng mình làm. Có người nhuộm, có người kéo sợi, có người làm cái này cái kia để đa dạng hóa sản phẩm, phù hợp với thị trường nhưng mà không bị mai một văn hóa truyền thống của mình”.

Ở vùng sâu vùng xa của huyện Lạc Dương với hơn 90% dân số là người dân tộc thiểu số, thời gian qua, xã Đưng Knớ nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, xây dựng cơ sở hạ tầng, điện đường, trường, trạm. Xã đã được công nhận xã nông thôn mới năm 2021. Từ tháng 7 năm nay, huyện Lạc Dương công bố Đề án xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng xã Đưng Knớ đã mở ra triển vọng bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch của địa phương.

Bà Phi Srônh K’Ham, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Đưng Knớ cho biết, từ định hướng của huyện, hội phụ nữ đã vận động, tập hợp chị em tiếp tục phát triển nghề dệt thổ cẩm, dần hình thành làng nghề làm du lịch.

Bà Phi Srônh K’Ham nói: “Phát huy bản sắc dân tộc để lưu truyền, giữ lại cho các thế hệ sau nên các chị ở đây cũng được học, được truyền lại nghề dệt, sản phẩm làm ra thì phát triển rất là tốt, tăng thêm thu nhập cho các chị em. Hiện tại có chính sách hỗ trợ, Hội phụ nữ đang tập hợp được 20 chị đang có nhu cầu vay vốn làm thổ cẩm, mỗi hộ vay tối đa là 50 triệu đồng ”.

Với những định hướng cụ thể của chính quyền địa phương về bảo tồn và phát huy nghề truyền thống, nhiều phụ nữ người K’Ho ở xã vùng sâu Đưng Knớ đang dần trở lại với khung cửi, dệt nên những sản phẩm đầy màu sắc, tạo ra những sản phẩm thời trang hiện đại từ chất liệu thổ cẩm của dân tộc. Dệt thổ cẩm không chỉ giúp người dân có thêm thu nhập, mà đang mở ra triển vọng hình thành làng văn hóa du lịch cộng đồng trên vùng nông thôn mới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thổ cẩm Xí Thoại, Phú Yên- Nét đẹp truyền thống làng nghề
Thổ cẩm Xí Thoại, Phú Yên- Nét đẹp truyền thống làng nghề

VOV.VN - Với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị nghề thủ công truyền thống, quảng bá nét đẹp văn hoá địa phương, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với đơn vị du lịch tỉnh Phú Yên tổ chức, giới thiệu về làng nghề thổ cẩm Xí Thoại, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên tại Trung tâm thông tin Di sản Phố cổ Hà Nội.

Thổ cẩm Xí Thoại, Phú Yên- Nét đẹp truyền thống làng nghề

Thổ cẩm Xí Thoại, Phú Yên- Nét đẹp truyền thống làng nghề

VOV.VN - Với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị nghề thủ công truyền thống, quảng bá nét đẹp văn hoá địa phương, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với đơn vị du lịch tỉnh Phú Yên tổ chức, giới thiệu về làng nghề thổ cẩm Xí Thoại, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên tại Trung tâm thông tin Di sản Phố cổ Hà Nội.

Đồng bào Khơ Mú ở Điện Biên gìn giữ nghề dệt túi thổ cẩm
Đồng bào Khơ Mú ở Điện Biên gìn giữ nghề dệt túi thổ cẩm

VOV.VN - Đồng bào Khơ Mú ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên còn lưu giữ nhiều phong tục, tập quán, nét văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Trong đó, nghề dệt túi vải thổ cẩm được chị em phụ nữ Khơ Mú nơi này lưu truyền từ đời này qua đời khác, như một nét văn hoá đặc trưng.

Đồng bào Khơ Mú ở Điện Biên gìn giữ nghề dệt túi thổ cẩm

Đồng bào Khơ Mú ở Điện Biên gìn giữ nghề dệt túi thổ cẩm

VOV.VN - Đồng bào Khơ Mú ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên còn lưu giữ nhiều phong tục, tập quán, nét văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Trong đó, nghề dệt túi vải thổ cẩm được chị em phụ nữ Khơ Mú nơi này lưu truyền từ đời này qua đời khác, như một nét văn hoá đặc trưng.

Công bố Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia với "Nghề dệt thổ cẩm của người Tày”
Công bố Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia với "Nghề dệt thổ cẩm của người Tày”

VOV.VN - Sáng 10/3, người dân bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng tổ chức nghi lễ lấy nước ở suối Lê Nin khai hội về nguồn Pác Pó năm 2024. Dịp này, tỉnh Cao Bằng cũng đón nhận quyết định công bố Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia với “Nghề dệt thổ cẩm của người Tày” và Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với hang Ngườm Gảng và Đền thờ Nùng Trí Cao.

Công bố Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia với "Nghề dệt thổ cẩm của người Tày”

Công bố Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia với "Nghề dệt thổ cẩm của người Tày”

VOV.VN - Sáng 10/3, người dân bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng tổ chức nghi lễ lấy nước ở suối Lê Nin khai hội về nguồn Pác Pó năm 2024. Dịp này, tỉnh Cao Bằng cũng đón nhận quyết định công bố Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia với “Nghề dệt thổ cẩm của người Tày” và Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với hang Ngườm Gảng và Đền thờ Nùng Trí Cao.