Phim tài liệu Việt Nam chật vật tìm chỗ đứng

(VOV) - Phim tài liệu Việt Nam đã mất “chỗ đứng” trước sự lên ngôi của phim truyền hình cũng như sự đổ bộ ồ ạt của loạt phim nước ngoài.

Tại hội thảo “Tiềm năng và thách thức của phim tài liệu Việt Nam” diễn ra ngày 13/6 tại Hà Nội, hơn 30 tham luận và ý kiến của các nhà làm phim đã được đưa ra. Phần lớn các đại biểu đều cho rằng phim tài liệu Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn cho điện ảnh thế giới như 5 lần liên tiếp đoạt giải cao tại Liên hoan phim Châu Á – Thái Bình Dương. Thế nhưng, thời gian gần đây, phim tài liệu Việt Nam đang mất đi vị thế vốn có. Nếu như những bộ phim tài liệu quốc tế từ lâu đã để cho nhân vật chủ động, tự nói lên câu chuyện của mình với những cảm xúc khác nhau thì phim tài liệu Việt Nam lại rất bị động khi phụ thuộc vào kịch bản có sẵn với những lời bình áp đặt cho nhân vật. Vô hình chung, điều này khiến phim tài liệu Việt Nam mất đi yếu tố tự nhiên, chân thực.

NSND – Đạo diễn Trần Văn Thủy cho rằng: “Từ xưa đến nay, phim tài liệu thiếu mất một thứ, đó là sự thật. Chúng ta vẫn làm phim theo lối dàn dựng, dẫn dắt, áp đặt ý kiến chủ quan của người làm phim lên hiện thực bằng những lời bình”.


Một cảnh trong phim tài liệu Việt Nam "Chuyện làng Then"

Nhiều đại biểu đều thống nhất rằng sự hẫng hụt thế hệ các nhà làm phim tài liệu đã làm mất đi sự kết nối và ảnh hưởng đến sự phát triển của phim tài liệu trong thời gian qua. NSND – Đạo diễn Nguyễn Thước bày tỏ: “Thế hệ chúng tôi là thế hệ ảnh hưởng quá mạnh với cách làm phim cũ là thích kể chuyện bằng lời bình, mang nặng tính giáo dục, tuyên truyền. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận lối làm phim truyền thống mà quan trọng nhất là cách lựa chọn đề tài, nội dung và hình thức. Nếu 3 điều này gắn kết được với nhau thì đó vẫn là một bộ phim tài liệu tốt. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, chúng ta đang lẫn lộn giữa các cách làm phim khác nhau và sự định hình cho một phong cách tài liệu mới sao cho phù hợp hơn với phong cách của thế giới thì đó quả là một quãng thời gian dài”.

Đồng quan điểm này, đạo diễn Bùi Quang Thắng cho rằng lối làm phim truyền thống đã gây trở ngại và là khó khăn lớn nhất mà phim tài liệu Việt Nam gặp phải: “Thay vì làm phim có lời bình, kịch bản văn học như trước, chúng ta nên làm phim theo mặt bằng quốc tế. Có như vậy, chúng ta mới có thể bán được phim và quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài”.

Tuy nhiên, bên cạnh dòng phim tài liệu vẫn đi theo lối truyền thống đã quá cũ thì cũng đã xuất hiện những cách tiếp cận hiện thực mới, cách kể chuyện mới của các nhà làm phim trẻ. Mặc dù còn khá non nớt trong tay nghề nhưng họ đã mạnh dạn hơn trong cách lựa chọn đề tài, dám thể hiện cá tính của mình. Họ không áp đặt mà để nhân vật tự bộc bạch cảm xúc thật.

Hiện nay, tại Việt Nam, đã có nhiều trung tâm làm phim tài liệu ra đời và phát triển nhưng các trung tâm này đều hoạt động với kinh phí được hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ, hay các trung tâm văn hoá nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như: Trung tâm Văn hóa Pháp (L’Espace), Viện Goethe Việt Nam, Hội đồng Anh (British Council), Qũy Văn hóa Đan Mạch,…

Bàn về kinh phí đầu tư sản xuất, các đại biểu trong nước và quốc tế đã có những ý kiến trái chiều. Nếu như ở nước ngoài, để sản xuất một bộ phim tài liệu, các nhà làm phim phải tự viết kịch bản, làm đạo diễn, thậm chí họ còn quan tâm đến cả việc phát hành và thu hồi vốn thì ở Việt Nam, “việc ai người nấy làm” đã ăn sâu vào suy nghĩ. Đạo diễn không viết kịch bản và ngược lại, người viết kịch bản không thể làm đạo diễn. Việc phát hành lại thuộc về cơ quan khác. Vì vậy, kinh phí Nhà nước chi khó lòng đáp ứng được nhu cầu của các nhà làm phim Việt Nam.

Đạo diễn Nguyễn Như Vụ cho biết bản thân ông khuyến khích kiểu làm phim độc lập giống như các nhà làm phim quốc tế. Một người đảm nhiệm mấy vai trò nhưng vẫn có thể “tung” ra thị trường điện ảnh các tác phẩm xuất sắc. Tuy nhiên, sẽ cần khoảng thời gian khá dài để các nhà làm phim Việt Nam có thể làm được điều này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phim tài liệu “Mậu Thân 1968” - 10 năm cho 12 tập phim
Phim tài liệu “Mậu Thân 1968” - 10 năm cho 12 tập phim

(VOV) - Đạo diễn Lê Phong Lan mất tới 10 năm để thu thập tư liệu làm phim tài liệu về cuộc chiến Tết Mậu Thân 1968.

Phim tài liệu “Mậu Thân 1968” - 10 năm cho 12 tập phim

Phim tài liệu “Mậu Thân 1968” - 10 năm cho 12 tập phim

(VOV) - Đạo diễn Lê Phong Lan mất tới 10 năm để thu thập tư liệu làm phim tài liệu về cuộc chiến Tết Mậu Thân 1968.

Chiếu miễn phí phim tài liệu của các nhà làm phim trẻ
Chiếu miễn phí phim tài liệu của các nhà làm phim trẻ

(VOV) - 40 bộ phim được trình chiếu là 40 lát cắt chân thực, sinh động về nhiều mặt trong đời sống xã hội qua góc nhìn các nhà làm phim trẻ.

Chiếu miễn phí phim tài liệu của các nhà làm phim trẻ

Chiếu miễn phí phim tài liệu của các nhà làm phim trẻ

(VOV) - 40 bộ phim được trình chiếu là 40 lát cắt chân thực, sinh động về nhiều mặt trong đời sống xã hội qua góc nhìn các nhà làm phim trẻ.

Liên hoan phim tài liệu ngắn lần 2 năm 2013
Liên hoan phim tài liệu ngắn lần 2 năm 2013

(VOV) - Phim của các nhà làm phim trẻ Việt Nam và Đông Nam Á là nội dung trình chiếu chủ yếu trong Liên hoan phim tài liệu ngắn 2013.

Liên hoan phim tài liệu ngắn lần 2 năm 2013

Liên hoan phim tài liệu ngắn lần 2 năm 2013

(VOV) - Phim của các nhà làm phim trẻ Việt Nam và Đông Nam Á là nội dung trình chiếu chủ yếu trong Liên hoan phim tài liệu ngắn 2013.