Độc đáo ngôi làng văn hóa chung của đồng bào vùng cao Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu… Nơi đây có một Làng văn hóa truyền thống độc đáo, đó là “ngôi làng chung”, nơi sinh hoạt, bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới.

 

Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới được xây dựng tại xã Hồng Thượng diện tích 5 hécta vừa được khánh thành đưa vào sử dụng. Nơi đây trở thành điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng của bà con các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu… 

Bạn Nguyễn Lê Thủy Tiên, dân tộc Pa Cô, xã Hồng Thượng rất hào hứng khi cùng chung vui, giao lưu với bạn bè các dân tộc khác tại Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới: “Em luôn luôn tôn trọng và mang theo những trang phục của dân tộc mình. Đi đâu, em cũng kể về dân tộc mình và rất tự hào về điều đấy. Em luôn lan tỏa đến mọi người. Em được gặp gỡ rất nhiều bạn bè từ các dân tộc khác nhau như Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Hy… Mọi người đều chung tay lan tỏa, giới thiệu cho các bạn mình biết dân tộc mình có những nét văn hóa gì…”.

Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc được hình thành, đáp ứng lòng mong mỏi của bà con các dân tộc thiểu số huyện A Lưới. Ngôi làng tọa lạc giữa đồi sim thơ mộng, gồm khối nhà chung sinh hoạt cộng đồng và 3 ngôi nhà truyền thống của dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu…

Đây là “ngôi làng chung”, nơi bảo tồn, giữ gìn, tái hiện và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới. Ngôi làng chung này cũng là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, sắt son, một lòng theo Đảng và Bác Hồ của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới. Ông Lê Quang Vinh, Chủ tịch UBND xã Hồng Thượng, huyện A Lưới khẳng định: “Làng Văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới được xây dựng trên địa bàn xã Hồng Thượng. Đây là niềm vinh dự rất lớn cho xã nhà. Chúng tôi cùng với huyện A Lưới vừa bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc thiểu số vừa phát triển du lịch sau này trên địa bàn”. 

Tại Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số sẽ diễn ra nhiều hoạt động tái hiện các lễ hội truyền thống, trưng bày giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, trình diễn nghề truyền thống cùng các hoạt động văn hóa  dân gian. Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới cho hay, chính các nghệ nhân, bà con các dân tộc trở thành chủ thể và người hưởng thụ các hoạt động văn hóa truyền thống của dân tộc mình: “Các hoạt động văn nghệ, văn hóa dân gian được tổ chức theo truyền thống của các dân tộc. Các nghệ nhân là những người trực tiếp trao truyền, trình diễn, thực hành các hoạt động liên quan các lễ hội, những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình”.

Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới được đầu tư xây dựng gần 40,8 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025. Hiện giai đoạn I của dự án đã hoàn thiện Tuyến đường giao thông liên xã từ xã Phú Vinh đi xã Hồng Thượng kết nối đường Hồ Chí Minh vào Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện cùng nhiều hạng mục phụ trợ, hạ tầng đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và thu hút khách tham quan, du lịch trải nghiệm.

Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết: “Huyện xây dựng ngôi nhà chung, tại đây sẽ triển lãm, trưng bày các sản phẩm văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đồng thời, đây cũng là nơi giáo dục thế hệ trẻ, các sự kiện lớn cấp huyện và của các dân tộc cũng sẽ được tổ chức tại đây, vừa bảo tồn, vừa phát triển kinh tế du lịch địa phương”.

Giai đoạn tiếp theo, huyện A Lưới xây dựng Đề án quy hoạch chi tiết Làng Văn truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới với quy mô 30 hécta, bao gồm xây dựng các hạng mục: quảng trường trung tâm, khu làng nghề, bến thuyền, bảo tàng dân tộc học, khu nhà mồ, ruộng lúa, tái hiện đời sống sinh hoạt của bà con ngày xưa… Qua đó góp phần bảo tồn, phát huy giá trị những hoạt động văn hóa đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của quốc gia cần phải giữ gìn và phát triển.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đầu tư hơn 200 tỷ đồng cải tạo cụm di tích chùa Trầm - chùa Trăm Gian
Đầu tư hơn 200 tỷ đồng cải tạo cụm di tích chùa Trầm - chùa Trăm Gian

VOV.VN - Dự án cải tạo, tôn tạo chùa Trầm- chùa Trăm Gian với tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng dự kiến được khởi công tháng 9/2024, hoàn thành vào năm 2026.

Đầu tư hơn 200 tỷ đồng cải tạo cụm di tích chùa Trầm - chùa Trăm Gian

Đầu tư hơn 200 tỷ đồng cải tạo cụm di tích chùa Trầm - chùa Trăm Gian

VOV.VN - Dự án cải tạo, tôn tạo chùa Trầm- chùa Trăm Gian với tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng dự kiến được khởi công tháng 9/2024, hoàn thành vào năm 2026.

Chùa Tiêu - Nơi ghi dấu và chứa đựng giá trị văn hóa lịch sử
Chùa Tiêu - Nơi ghi dấu và chứa đựng giá trị văn hóa lịch sử

VOV.VN - Đất Kinh Bắc được coi là chiêc nôi của Phật giáo của Việt Nam với nhiều ngôi chùa hàng nghìn năm tuổi. Trong đó, có chùa Tiêu nằm ở lưng chừng núi Tiêu, thuộc phường Tương Giang, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Chùa Tiêu - Nơi ghi dấu và chứa đựng giá trị văn hóa lịch sử

Chùa Tiêu - Nơi ghi dấu và chứa đựng giá trị văn hóa lịch sử

VOV.VN - Đất Kinh Bắc được coi là chiêc nôi của Phật giáo của Việt Nam với nhiều ngôi chùa hàng nghìn năm tuổi. Trong đó, có chùa Tiêu nằm ở lưng chừng núi Tiêu, thuộc phường Tương Giang, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Màn đại xòe khẳng định giá trị văn hóa các dân tộc Lai Châu
Màn đại xòe khẳng định giá trị văn hóa các dân tộc Lai Châu

VOV.VN - Màn đại xòe chào mừng Tết Độc lập với sự tham gia của hơn 3.000 người vừa diễn ra tại huyện Than Uyên (Lai Châu) đã khẳng định giá trị văn hóa các dân tộc và trở thành màn xòe lớn nhất từ trước tới nay tại địa phương.

Màn đại xòe khẳng định giá trị văn hóa các dân tộc Lai Châu

Màn đại xòe khẳng định giá trị văn hóa các dân tộc Lai Châu

VOV.VN - Màn đại xòe chào mừng Tết Độc lập với sự tham gia của hơn 3.000 người vừa diễn ra tại huyện Than Uyên (Lai Châu) đã khẳng định giá trị văn hóa các dân tộc và trở thành màn xòe lớn nhất từ trước tới nay tại địa phương.