Đồng bào Khmer hướng tới Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo 2023

VOV.VN - Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 sẽ diễn ra từ 25 - 27/11. Đây là hoạt động văn hoá - thể thao thể hiện tính cộng đồng, có ý nghĩa đặc biệt đối với đồng bào dân tộc Khmer.

Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được tỉnh Sóc Trăng triển khai tới từng bản làng, phum sóc ở địa phương, đặc biệt tại các phum sóc có đông đồng bào Khmer sinh sống. Với đồng bào Khmer ở Sóc Trăng, bà con chủ yếu sinh sống ở các phum sóc vùng nông thôn, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp là chính, một số ít là công nhân lao động tại các công ty, xí nghiệp…

Anh Lý Chi ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành sáng sớm đã tranh thủ đi thăm đồng. Trà lúa ở các xã Phú Tân, Phú Tâm… huyện Châu Thành hiện nay đang trong giai đoạn làm đồng, nhờ thời tiết thuận lợi nên bà con kỳ vọng có mùa vụ bội thu. Sau một ngày lo công việc đồng áng, chiều tối, anh Chi tranh thủ đến chùa Chăm Pa để cùng mọi người tập bơi đua ghe Ngo chuẩn bị tham gia lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sắp tới. Anh Chi là tay bơi chủ chốt của ghe Ngo chùa Chăm Pa, năm nay 31 tuổi, nhưng anh đã có 4 năm đại diện cho nhà chùa tham gia thi đấu ở các giải đua ghe Ngo.

Một buổi chiều tối của đầu tháng 11, từ đường tỉnh lộ 932, chúng tôi men theo con lộ bê tông hướng về chùa Chăm Pa thuộc xã Phú Tân, huyện Châu Thành, xa xa đã nghe tiếng còi tập bơi ghe ngo vang ra từ trong ngôi chùa. Càng đến gần, những tiếng còi nhịp nhàng ấy càng mãnh liệt hơn.

Dưới ao trong chùa là hàng chục vận động viên đang cùng nhau tập luyện những động tác, kỹ thuật bơi, với mục đích nhằm nâng cao thể lực chuyên môn trong thi đấu. Những thanh niên trai tráng khỏe mạnh này với những cánh tay cuồn cuộn sức lực đang cầm chiếc dầm bơi theo nhịp còi của huấn luyện viên thể hiện sự quyết tâm cao để hướng tới mang vinh quang về cho chùa ở lễ hội.

Anh Thạch Hiếu, huấn luyện viên đội ghe Ngo chùa Chăm Pa, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, chia sẻ: "Hiệp bơi có vận động viên mới thì mình tập 7-8 phút mỗi hiệp, nếu vận động viên cũ thì mình tập từ trên 10 phút mỗi hiệp. Mỗi buổi chiều như vậy thì tập 4-5 hiệp, thấy vận động viên khá hơn nhiều mỗi năm".

Xung quanh ao, rất đông phật tử, từ người già đến trẻ em tề tựu về ngôi chùa đứng xem và cổ vũ các vận động viên tập luyện. Ông Lâm Bình Minh - Trưởng Ban quản trị chùa, Đội trưởng ghe Ngo chùa Chăm Pa, cho biết, đua ghe Ngo có thành tích là niềm vui, nhưng quan trọng nhất là phum sóc, bà con phật tử cùng hòa chung niềm vui ngày hội, là tiếp nối truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Riêng ghe Ngo chùa Chăm Pa, chuẩn bị tham gia lễ hội, hiện việc tân trang, sơn phết, vẽ hoa văn, dặm vá đã hoàn thành. Năm nay, cũng như hằng năm, ghe ngo của chùa đã có bước chuẩn bị khá chu đáo với hơn 1 tháng tập luyện trước khi tham gia thi đấu, số vận động viên đông khoảng gần 100 người.

"Chùa Chăm Pa (xã Phú Tân) cũng đã thành lập ban tổ chức, đội trưởng đội ghe Ngo, rồi vận động phật tử tham gia tập luyện để tới lễ hội mình tham gia. Thanh niên trai tráng ở đây đều đồng lòng, tình nguyện đến hỗ trợ chùa. Chùa cũng có ghe ngo lâu năm rồi và tham gia đều đặn mỗi lần tới lễ hội", ông Lâm Bình Minh nói.

Còn tại sân chùa Trà Tim Chắs, phường 10, thành phố Sóc Trăng, không khí sôi động không kém từ tiếng còi vang lên của huấn luyện viên Sơn Thái Hiền với các bài tập luyện thể lực trên cạn. Sau những động tác khởi động nhẹ, hàng chục vận động viên di chuyển về sàn tập ở dưới ao trong chùa.

Anh Sơn Thái Hiền cho biết, vừa thổi còi, mắt phải quan sát anh em trong đội tập thế nào. Từ đó, để chỉnh sửa các động tác, nhịp bơi làm sao cho đều tay. Đến thời điểm này, đội ghe ngo của chùa đã tập được khoảng nửa tháng rồi. Hy vọng, mùa giải năm nay, các vận động viên đội ghe ngo chùa quyết tâm để đạt được thành tích tốt nhất. "Tập luyện thì cũng giống mỗi năm vì năm nào mình cũng lên kế hoạch rất kỹ. Năm ngoái đã làm tốt rồi, thì năm nay mình cố gắng thêm nữa. Vận động viên luôn quyết tâm để làm sao năm nay đạt thành tích cao hơn nữa".

Lễ hội đua ghe Ngo không chỉ là hoạt động thể thao, thể hiện tính cộng đồng mà còn có ý nghĩa văn hóa, tâm linh đặc biệt đối với đồng bào dân tộc Khmer. Chuẩn bị tham gia mùa giải Đua ghe Ngo - Oóc om bóc Sóc Trăng năm 2023 năm nay, không khí những ngày qua ở các phum sóc, các chùa nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, nhịp dầm tập luyện của các đội đã vào mùa, tiếp tục gìn giữ, phát huy lễ hội truyền thống đặc sắc này.

Sóc Trăng là tỉnh có truyền thống lâu đời tổ chức giải đua ghe ngo và có đội ghe đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài tổ chức giải cấp tỉnh hằng năm, giải còn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép tổ chức cấp khu vực (2 năm một lần). Là loại hình thể thao dân tộc mang tính giá trị văn hóa rất độc đáo, nên được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư, đặc biệt là lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng luôn tạo mọi điều kiện được tổ chức hằng năm. Với tinh thần đó, các đội ghe trong tỉnh luôn nhiệt tình, phấn khởi tham gia.

 
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip: Nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer
Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip: Nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer

VOV.VN - Hàng năm, sau mùa an cư kiết hạ (rằm tháng 9 âm lịch), tại Cần Thơ diễn ra Lễ Tự tứ kết hợp thả đèn nước Lôy Prôtip. Hoạt động góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (dự án 6) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip: Nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer

Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip: Nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer

VOV.VN - Hàng năm, sau mùa an cư kiết hạ (rằm tháng 9 âm lịch), tại Cần Thơ diễn ra Lễ Tự tứ kết hợp thả đèn nước Lôy Prôtip. Hoạt động góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (dự án 6) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

“Lễ hội đua bò”- đậm nét văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con Khmer
“Lễ hội đua bò”- đậm nét văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con Khmer

VOV.VN - “Lễ hội đua bò” một lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con Khmer, là một trong những hoạt động góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (dự án 6) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

“Lễ hội đua bò”- đậm nét văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con Khmer

“Lễ hội đua bò”- đậm nét văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con Khmer

VOV.VN - “Lễ hội đua bò” một lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con Khmer, là một trong những hoạt động góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (dự án 6) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Nghệ nhân đờn ca tài tử Cần Thơ tiếp lửa đam mê cho các thế hệ
Nghệ nhân đờn ca tài tử Cần Thơ tiếp lửa đam mê cho các thế hệ

VOV.VN - Nghệ thuật Đờn ca tài tử là tài sản vô giá của 21 tỉnh, thành phố phía Nam, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nghệ nhân đờn ca tài tử Cần Thơ tiếp lửa đam mê cho các thế hệ

Nghệ nhân đờn ca tài tử Cần Thơ tiếp lửa đam mê cho các thế hệ

VOV.VN - Nghệ thuật Đờn ca tài tử là tài sản vô giá của 21 tỉnh, thành phố phía Nam, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

VOV.VN - Hàng năm cứ vào cao điểm mùa mưa (tháng Tám Âm lịch) khắp nơi trong phum sóc đồng bào Khmer Nam bộ đều tổ chức lễ Sen đôn ta (cúng ông bà). Tùy điều kiện của từng gia đình, từng ngôi chùa mà Sen đôn ta được tiến hành từ 3 đến 15 ngày, với mong muốn đền đáp công đức sinh thành, dưỡng dục.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

VOV.VN - Hàng năm cứ vào cao điểm mùa mưa (tháng Tám Âm lịch) khắp nơi trong phum sóc đồng bào Khmer Nam bộ đều tổ chức lễ Sen đôn ta (cúng ông bà). Tùy điều kiện của từng gia đình, từng ngôi chùa mà Sen đôn ta được tiến hành từ 3 đến 15 ngày, với mong muốn đền đáp công đức sinh thành, dưỡng dục.