Giữ gìn văn hóa Dao ở Khe Cá

VOV.VN - Tại tỉnh miền núi Yên Bái, có những lớp học rất đặc biệt. Đó là các lớp được tổ chức bởi những nghệ nhân và các cá nhân tâm huyết nhằm mục đích gìn giữ, phát huy bản sắc văn  hoá dân tộc. Lớp học ở thôn Khe Cá, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là một ví dụ.

Trong tiết trời nắng nóng, oi bức, hơn 50 học viên bao gồm cả nam giới và phụ nữ ở nhiều lứa tuổi khác nhau là người Dao ở thôn Khe Cá, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên vẫn chăm chỉ, cần mẫn tham gia lớp học đặc biệt này.

Bà Dương Thị Mai, Bí thư Chi bộ thôn cho biết: 99% hộ dân ở Khe Cá là người dân tộc Dao, đa phần đều nói thành thạo tiếng dân tộc mình, nhưng về chữ viết và ý nghĩa, cách thức của phong tục, tập quán thì không phải ai cũng biết. Vì lẽ đó mà lớp học chữ Dao được thành lập và ngay những ngày đầu đã được người dân hưởng ứng mạnh mẽ.

Bà Mai nói: "Tôi cảm thấy lớp học rất bổ ích cho chúng tôi, ví dụ từng chữ viết nói về giáo dục, về con người, làm những việc thiện"...

Chữ Nôm Dao là một hệ thống ký tự chữ Hán được phiên âm ra tiếng Dao. Người nói được không có nghĩa là viết được chữ. Trong bộ chữ Dao có 214 bộ thủ, để viết và đọc đúng, người học phải thuộc và nhớ 7 quy tắc; đồng thời, phải ghi nhớ cả những chữ đặc biệt  không theo quy tắc nào. Khi học xong từng chữ ấy thì các học viên mới được học ghép thành từ, thành câu. 

Khó khăn là vậy, trong khi bàn tay vốn quen với cuốc cày, cầm bút rất ngượng nghịu, nhưng các học viên đều không nhụt chí. Anh Triệu Sinh Luân, một học viên cho biết: "Lớp học hơn 50 học viên tham gia học thứ 3 và thứ 7. Bận nương rẫy, ruộng vườn nhưng các ngày học các học viên đều đến lớp học đầy đủ".

Học được chữ, các học viên sẽ đọc được sách. Các cuốn sách tại lớp học cũng vô cùng hấp dẫn, giúp người đọc hiểu đúng, hiểu đủ về các lễ nghi cầu cúng và cách thức thực hiện các lễ nghi trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Dao.

Anh Triệu Văn Vương, một học viên phấn khởi nói: "Đấy là bản sắc dân tộc của người Dao, mình cần bảo tồn và gìn giữ lấy bản sắc nên là mình tham gia tìm hiểu và học".

Ở lớp học đặc biệt này, các học viên được truyền lửa bởi một người thầy hết sức tâm huyết, đó là nghệ nhân Triệu Quý Tín - người được xem là niềm tự hào, là "kho" tư liệu sống, quý báu về ngôn ngữ Nôm Dao của địa phương. Không quản đường xa, nắng mưa, thầy Tín đều đặn 1 tuần 2 lần lên lớp với bà con. 

Nghệ nhân Triệu Quý Tín chia sẻ: Truyền dạy chữ viết, tiếng nói là góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các nghi lễ, nghi thức, phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào Dao: "Tin thần vào đây dạy học, từ hôm khai giảng đến nay nói chung các học viên, bà con nhân dân rất phấn khởi, đến học tập rất đầy đủ, đúng giờ". 

Lớp học chữ Nôm Dao của bà con thôn Khe Cá không chỉ khơi dậy và thắp lên ngọn lửa đam mê gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, mà còn giúp người dân nơi đây thêm đoàn kết, đồng lòng trong các công việc chung, trong xây dựng bản làng, quê hương ngày thêm giàu đẹp, hạnh phúc hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Tiếp lửa” cho đờn ca tài tử ở Cao Lãnh - Đồng Tháp
“Tiếp lửa” cho đờn ca tài tử ở Cao Lãnh - Đồng Tháp

VOV.VN - Đã là người Nam bộ thì ít ai không biết đến Đờn ca tài tử. Ngoài “cái nôi” sản sinh ra loại hình nghệ thuật này là Bạc Liêu, có lẽ trong tâm thế mỗi du khách sẽ vẫn cảm thấy ấn tượng nhất là khi được thưởng thức đờn ca tài tử tại Thủ phủ của Đồng Tháp – Thành phố Cao Lãnh, nơi đang “tiếp lửa” để cái nôi đờn ca tài tử tiếp tục được chắp cánh.

“Tiếp lửa” cho đờn ca tài tử ở Cao Lãnh - Đồng Tháp

“Tiếp lửa” cho đờn ca tài tử ở Cao Lãnh - Đồng Tháp

VOV.VN - Đã là người Nam bộ thì ít ai không biết đến Đờn ca tài tử. Ngoài “cái nôi” sản sinh ra loại hình nghệ thuật này là Bạc Liêu, có lẽ trong tâm thế mỗi du khách sẽ vẫn cảm thấy ấn tượng nhất là khi được thưởng thức đờn ca tài tử tại Thủ phủ của Đồng Tháp – Thành phố Cao Lãnh, nơi đang “tiếp lửa” để cái nôi đờn ca tài tử tiếp tục được chắp cánh.

Áo ngũ thân có nên là quốc phục của Việt Nam?
Áo ngũ thân có nên là quốc phục của Việt Nam?

VOV.VN - Do chưa có quy định cụ thể nào về quốc phục nên chúng ta chưa đưa được bản sắc riêng của trang phục dân tộc đến bạn bè quốc tế. PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội trao đổi với phóng viên về vấn đề này.

Áo ngũ thân có nên là quốc phục của Việt Nam?

Áo ngũ thân có nên là quốc phục của Việt Nam?

VOV.VN - Do chưa có quy định cụ thể nào về quốc phục nên chúng ta chưa đưa được bản sắc riêng của trang phục dân tộc đến bạn bè quốc tế. PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội trao đổi với phóng viên về vấn đề này.

Thăm Di tích trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Thăm Di tích trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

VOV.VN - 50 năm đã trôi qua, bây giờ khu trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt trở thành di tích văn hóa hết sức quý giá, ngày ngày mở cửa đón du khách đến tham quan.

Thăm Di tích trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Thăm Di tích trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

VOV.VN - 50 năm đã trôi qua, bây giờ khu trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt trở thành di tích văn hóa hết sức quý giá, ngày ngày mở cửa đón du khách đến tham quan.