Hội thề không tham nhũng và những giá trị còn mãi với thời gian

VOV.VN - Hôm nay (11/2), tại Khu di tích lịch sử văn hoá quốc gia đặc biệt Đền-Chùa Hoà Liễu (thôn Hoà Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng) diễn ra Lễ hội Minh thề, di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đây là lễ hội độc đáo, được ví như “Hội thề không tham nhũng” và được lưu truyền từ thế kỷ 16 đến nay.

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, chủ lễ hội, các bô lão, chức sắc trong làng làm lễ dâng hương, tưởng nhớ công đức của Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản (vợ của Thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung). Trước sân miếu thờ, Chủ tế dùng dao bầu vẽ một vòng tròn lớn làm Đài thề rồi cắm dao xuống chính tâm vòng tròn biểu hiện sự quyết tâm. Một bậc cao niên trong làng đại diện cho hàng ngũ chức dịch, hội tư văn, bô lão của làng bước lên Đài thề làm lễ khấn trời đất; đại diện tư văn đọc hịch Minh thề: “Ai dùng của công dùng vào việc công xin thần linh ủng hộ, ai lấy của công dùng vào việc tư, cầu thần linh đả tử… Làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin thần linh tru diệt”. 

Ông Trương Công Lậm, trưởng thôn Hoà Liễu, chủ tế Lễ hội Minh thề cho biết: Lễ hội Minh Thề là dịp để người dân thôn Hoà Liễu bày tỏ lòng biết ơn công đức của Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản. Bà đã lập ra ấp Lan Niểu (nay là làng Hòa Liễu) và quyên góp tu tạo chùa Hoà Liễu. Sau khi tu tạo, phần kinh phí quyên góp còn dư, bà đã cho mua hơn 47 mẫu ruộng chia cho dân cày và một phần làm ruộng công. Để đề phòng tư lợi, năm 1561, Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn cùng dân làng đã lập ra Hịch văn Hội Minh thề với lời thề lấy chí công làm trọng, không xâm phạm của công. Lễ hội Minh thề được ra đời và truyền lại đến ngày nay.

"Từ nhiều năm nay, nhân dân thôn Hoà Liễu chúng tôi rất tự hào về lễ hội đặc sắc của thôn nhà được lưu truyền từ nhiều đời nay. Những nét đặc trưng nguyên bản, những lời nguyền của Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, những lời thề đều được chúng tôi nuôi dưỡng trong tim, gìn giữ. Từ những lời nói và câu thề tại sân chùa, nhân dân trong thôn xóm luôn luôn đoàn kết, trên dưới một lòng, chấp hành mọi quy định của địa phương và chấp hành mọi đường lối của Đảng, Nhà nước".

Lễ hội Minh Thề có truyền thống lịch sử hơn 500 năm qua và đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị bởi tính thiết thực, gắn bó với cuộc sống hiện đại. Lễ hội mang những giá trị sâu sắc, độc đáo, đặc biệt có tính thời sự về xây dựng trật tự kỷ cương, tinh thần thượng tôn pháp luật, phòng chống tham nhũng. Qua đó, Lễ hội giáo dục, định hướng nhân dân về nhân cách sống, phẩm chất đạo đức trung thực, chí công vô tư.

Ông Phạm Đăng Khoa, nghệ nhân ưu tú hiện sinh sống tại thôn Hoà Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng cho rằng, những lời thề trong Lễ hội có giá trị mãi mãi hôm nay và mai sau: "Lời thề ở đây không phải là “thề cá trê chui ống” mà thề có tác dụng giáo dục con người, giáo dục đạo lý, giáo dục thế hệ trẻ. Bây giờ chống tham nhũng là chính, rất phù hợp với thời đại, phù hợp với lời Bác Hồ dạy. Công cuộc chống tham nhũng bây giờ được Đảng và Nhà nước đẩy mạnh và làm thế nào cho mạnh hơn nữa, tốt hơn nữa".

Với những giá trị sâu sắc của Hịch văn Hội Minh Thề, đời Vua Tự Đức triều nhà Nguyễn năm thứ 6 (năm 1853), đời Vua Duy Tân năm thứ nhất (1901) đều đã có sắc chỉ phong làng Hoà Liễu là Hoàng Làng. Năm 2017, Lễ hội Minh Thề được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Lễ hội được tổ chức ngay trong ngày đầu tiên của Hội làng Hoà Liễu kéo dài trong 3 ngày (14, 15 và 16 tháng Giêng) hàng năm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lễ hội đua thuyền ở Quảng Ngãi được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội đua thuyền ở Quảng Ngãi được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - UBND thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi vừa tổ chức Lễ công bố danh mục Di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia đối với Lễ hội đua thuyền truyền thống xã Tịnh Long, thành phố Quảng Ngãi.

Lễ hội đua thuyền ở Quảng Ngãi được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội đua thuyền ở Quảng Ngãi được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - UBND thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi vừa tổ chức Lễ công bố danh mục Di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia đối với Lễ hội đua thuyền truyền thống xã Tịnh Long, thành phố Quảng Ngãi.

Lễ hội Lân sư rồng Bình Dương xác lập kỷ lục
Lễ hội Lân sư rồng Bình Dương xác lập kỷ lục

VOV.VN - Ngày 9/2, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã chính thức xác lập kỷ lục "Chương trình biểu diễn nghệ thuật Lân sư rồng mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ thành phố Thủ Dầu Một năm 2025" với quy mô hoành tráng.

Lễ hội Lân sư rồng Bình Dương xác lập kỷ lục

Lễ hội Lân sư rồng Bình Dương xác lập kỷ lục

VOV.VN - Ngày 9/2, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã chính thức xác lập kỷ lục "Chương trình biểu diễn nghệ thuật Lân sư rồng mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ thành phố Thủ Dầu Một năm 2025" với quy mô hoành tráng.

Biển người đổ về Bắc Giang dự lễ hội xuân Tây Yên Tử
Biển người đổ về Bắc Giang dự lễ hội xuân Tây Yên Tử

VOV.VN - Thông qua lễ hội xuân Tây Yên Tử năm 2025, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tăng cường công tác quảng bá tiềm năng thế mạnh về du lịch tỉnh Bắc Giang tới mọi người dân, du khách.

Biển người đổ về Bắc Giang dự lễ hội xuân Tây Yên Tử

Biển người đổ về Bắc Giang dự lễ hội xuân Tây Yên Tử

VOV.VN - Thông qua lễ hội xuân Tây Yên Tử năm 2025, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tăng cường công tác quảng bá tiềm năng thế mạnh về du lịch tỉnh Bắc Giang tới mọi người dân, du khách.