Khai mạc Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tại Cần Thơ

VOV.VN - Tối 25/10, tại Trung tâm Văn hóa TP. Cần Thơ, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức khai mạc Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024. Liên hoan có sự tham gia của 30 đơn vị, đoàn nghệ thuật trong cả nước với 34 vở thi diễn.

Liên hoan Cải lương toàn quốc là hoạt động thường niên góp phần bảo tồn và phát huy giá trị loại hình nghệ thuật truyền thống Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật cải lương trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Theo quy định, mỗi đơn vị được tham gia 1 vở diễn. Trường hợp đơn vị nghệ thuật công lập có nhiều đoàn, số lượng vở diễn có thể tham gia liên hoan tương ứng với số đoàn.

Mỗi vở diễn tham dự liên hoan có thời lượng từ 90 - 150 phút, được dàn dựng mới hoặc được phục dựng với đội ngũ sáng tạo mới từ năm 2017 đến nay. Đồng thời, Ban tổ chức khuyến khích các đề tài thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...

Phát biểu khai mạc, ông Hồ An Phong, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nhận định, đây là một hoạt động vô cùng có ý nghĩa để học hỏi lẫn nhau; một dịp để tôn vinh nét đẹp và hấp dẫn của sân khấu cải lương. Và đây cũng là dịp để người mộ điệu, du khách gần xa thưởng thức những tác phẩm cải lương hấp dẫn đắm say lòng người.

Ông Hồ An Phong nói: "Liên hoan cải lương toàn quốc năm 2024 diễn ra từ ngày 25/10 đến ngày 15/11, đây là một hoạt động liên tục và có nhiều chương trình hấp dẫn, lý thú. Có sự hội tụ của 1.200 diễn viên đến từ 30 đoàn cải lương trong cả nước - một sự hội tụ lớn và rất thăng hoa. Nhân dịp này, chúng tôi mong muốn và đề nghị hội đồng nghệ thuật, bao gồm những người có uy tín, có nhiệm vụ chuyên sâu trong nghệ thuật sân khấu cải lương tham gia làm việc một cách nhiệt tình, công tâm, khách quan để lựa chọn những tác phẩm có giá trị, những tập thể, những cá nhân tiêu biểu để tôn vinh, nhằm động viên và thúc đẩy nghệ thuật sân khấu cải lương phát triển."

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ trao Huy chương Vàng, Huy chương Bạc cho các vở diễn. Huy chương Vàng, Huy chương Bạc cho cá nhân nghệ sĩ biểu diễn. 1 giải Xuất sắc (nếu có) cho riêng từng thành phần sáng tạo trong các vở diễn tham gia Liên hoan.

Ngay sau Lễ khai mạc, đơn vị chủ nhà - Nhà hát Tây Ðô - đã dự thi vở cải lương "Ngọc sáng Cầm Thi Giang", nội dung ca ngợi những đóng góp của soạn giả Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền với nghệ thuật sân khấu cải lương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

NSƯT, Đạo diễn Lê Nguyên Đạt - Một phong vị mới của cải lương
NSƯT, Đạo diễn Lê Nguyên Đạt - Một phong vị mới của cải lương

VOV.VN - Nói đến NSƯT, đạo diễn Lê Nguyên Đạt là công chúng lại nhớ đến những vở cải lương đầy ấn tượng như: “Vương Quyền”, “Nhật thực”, “Bến nước Ngũ Bồ”, “Tổ quốc nơi cuối con đường”… Tìm tòi, sáng tạo trong từng vở diễn, Lê Nguyên Đạt mang đến cho người xem cảm giác mới lạ, hấp dẫn bởi bản thân anh muốn tạo nên dấu ấn của riêng mình.

NSƯT, Đạo diễn Lê Nguyên Đạt - Một phong vị mới của cải lương

NSƯT, Đạo diễn Lê Nguyên Đạt - Một phong vị mới của cải lương

VOV.VN - Nói đến NSƯT, đạo diễn Lê Nguyên Đạt là công chúng lại nhớ đến những vở cải lương đầy ấn tượng như: “Vương Quyền”, “Nhật thực”, “Bến nước Ngũ Bồ”, “Tổ quốc nơi cuối con đường”… Tìm tòi, sáng tạo trong từng vở diễn, Lê Nguyên Đạt mang đến cho người xem cảm giác mới lạ, hấp dẫn bởi bản thân anh muốn tạo nên dấu ấn của riêng mình.

Rạp hát cải lương đầu tiên ở Việt Nam: “Bỏ thì thương vương thì tội”
Rạp hát cải lương đầu tiên ở Việt Nam: “Bỏ thì thương vương thì tội”

VOV.VN - Rạp hát Thầy Năm Tú là rạp hát cải lương đầu tiên ở Việt Nam, và vở cải lương đầu tiên  được “mở màng” mang tên "Kim Vân Kiều" của soạn giả Trương Duy Toản được công diễn tại đây vào đêm 15/3/1918.

Rạp hát cải lương đầu tiên ở Việt Nam: “Bỏ thì thương vương thì tội”

Rạp hát cải lương đầu tiên ở Việt Nam: “Bỏ thì thương vương thì tội”

VOV.VN - Rạp hát Thầy Năm Tú là rạp hát cải lương đầu tiên ở Việt Nam, và vở cải lương đầu tiên  được “mở màng” mang tên "Kim Vân Kiều" của soạn giả Trương Duy Toản được công diễn tại đây vào đêm 15/3/1918.

“Học viện cải lương” - dự án tâm huyết của NSND Bạch Tuyết ở tuổi 80
“Học viện cải lương” - dự án tâm huyết của NSND Bạch Tuyết ở tuổi 80

VOV.VN - Được kỳ vọng góp phần lan toả thông điệp tình yêu với cải lương - nghệ thuật truyền thống, chương trình truyền hình thực tế “Học viện Cải lương” một dự án tâm huyết của NSND Bạch Tuyết ở tuổi 80, chính thức phát sóng từ 7/4 sắp tới.

“Học viện cải lương” - dự án tâm huyết của NSND Bạch Tuyết ở tuổi 80

“Học viện cải lương” - dự án tâm huyết của NSND Bạch Tuyết ở tuổi 80

VOV.VN - Được kỳ vọng góp phần lan toả thông điệp tình yêu với cải lương - nghệ thuật truyền thống, chương trình truyền hình thực tế “Học viện Cải lương” một dự án tâm huyết của NSND Bạch Tuyết ở tuổi 80, chính thức phát sóng từ 7/4 sắp tới.