Khai mạc triển lãm ảnh và trao giải cuộc thi ảnh "Tiếng vọng từ đại ngàn"

VOV.VN - Hôm nay (29/12), tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Bảo tồn và phát triển tài nguyên nước khai mạc triển lãm ảnh và trao giải cuộc thi ảnh trực tuyến "Tiếng vọng từ đại ngàn" với 2 chủ đề “Tây Nguyên – đất, nước và cuộc sống” và “Tây Nguyên – câu chuyện phát triển”.

Cuộc thi ảnh trực tuyến "Tiếng vọng từ đại ngàn" được triển khai từ tháng 12 năm 2019 với 2 chủ đề “Tây Nguyên – đất, nước và cuộc sống” và “Tây Nguyên – câu chuyện phát triển”, tập trung vào các vấn đề liên quan đến hệ thống sinh thái xã hội vùng Tây Nguyên, đặc biệt là vùng lưu vực sông Se San – Serepok, thu hút gần 300 tác giả với hơn 500 tác phẩm dự thi.

Theo đánh giá của ban giám khảo, các tác phẩm dự thi đã khắc họa rõ nét những tác động từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong bối cảnh hài hòa với sự phát triển văn hóa, xã hội khu vực Tây Nguyên; các vấn đề liên quan đến hiện trạng các vùng lưu vực sông; những nỗ lực bảo vệ, cải tạo môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững. Nhiều bức ảnh có chất lượng kỹ thuật và nghệ thuật rất cao, chất lượng thông tin và thông điệp rất tốt.

Ban giám khảo đã lựa chọn trao giải cho gần 50 tác phẩm xuất sắc, trong đó có 2 giải nhất chung cuộc và các giải nhất hàng tháng cho mỗi chủ đề. Các tác phẩm đạt giải được triển lãm tại Đường sách cà phê, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk từ nay đến hết ngày 3/1/2021.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Duy Thương (Đắk Lắk), đạt giải nhất chung cuộc chủ để “Tây Nguyên – đất, nước và cuộc sống” với tác phẩm “Cánh rừng chết - nơi rừng cây trở thành lòng hồ” cho biết, bức ảnh đạt giải được anh chụp tại hồ núi lửa ở huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.

"Khi nước cạn thì lộ ra những gốc cây xù xì như những mũi chông. Vào một buổi sáng lại có mây mù nhè nhẹ, các em bé đang đi bắt cá ở đó. Tôi thấy đó là một sự xót thương, chúng ta sẽ mất đi màu xanh của rừng, nhất là cho các thế hệ con cháu nếu chúng ta không gìn giữ. Khi đã mất rừng thì sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước và rất nhiều vấn đề về môi trường. Qua cuộc thi này, điều hạnh phúc nhất là tôi nói được điều đã ấp ủ bấy lâu nay" - tác giả Vũ Duy Thương chia sẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đưa đàn tính, hát then Việt Bắc vào Tây Nguyên
Đưa đàn tính, hát then Việt Bắc vào Tây Nguyên

VOV.VN - Giữa tháng 12 vừa qua, Trung tâm Văn hóa – Thể thao và du lịch thành phố Buôn Ma Thuột đã tổ chức Liên hoan hát then – đàn tính mở rộng thành phố Buôn Ma Thuột lần thứ nhất năm 2020.

Đưa đàn tính, hát then Việt Bắc vào Tây Nguyên

Đưa đàn tính, hát then Việt Bắc vào Tây Nguyên

VOV.VN - Giữa tháng 12 vừa qua, Trung tâm Văn hóa – Thể thao và du lịch thành phố Buôn Ma Thuột đã tổ chức Liên hoan hát then – đàn tính mở rộng thành phố Buôn Ma Thuột lần thứ nhất năm 2020.

Hội thi Bản sắc văn hóa ASEAN năm 2020 tại Đắk Lắk
Hội thi Bản sắc văn hóa ASEAN năm 2020 tại Đắk Lắk

VOV.VN - Hôm nay (5/12), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Đoàn trường Đại học Tây Nguyên tổ chức Hội thi Bản sắc Văn hóa ASEAN năm 2020 nhân kỷ niệm 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và chào mừng năm Việt Nam là Chủ tịch ASEAN 2020.

Hội thi Bản sắc văn hóa ASEAN năm 2020 tại Đắk Lắk

Hội thi Bản sắc văn hóa ASEAN năm 2020 tại Đắk Lắk

VOV.VN - Hôm nay (5/12), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Đoàn trường Đại học Tây Nguyên tổ chức Hội thi Bản sắc Văn hóa ASEAN năm 2020 nhân kỷ niệm 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và chào mừng năm Việt Nam là Chủ tịch ASEAN 2020.

Gìn giữ lời nói vần của người Êđê trong đời sống hiện đại
Gìn giữ lời nói vần của người Êđê trong đời sống hiện đại

VOV.VN - Nói vần là cách nói của người Êđê, được truyền miệng qua nhiều thế hệ, được xem là thể loại văn học dân gian. Mới đây, tỉnh Đắk Lắk đã lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, đưa lời nói vần của dân tộc Êđê vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Gìn giữ lời nói vần của người Êđê trong đời sống hiện đại

Gìn giữ lời nói vần của người Êđê trong đời sống hiện đại

VOV.VN - Nói vần là cách nói của người Êđê, được truyền miệng qua nhiều thế hệ, được xem là thể loại văn học dân gian. Mới đây, tỉnh Đắk Lắk đã lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, đưa lời nói vần của dân tộc Êđê vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.