Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa trao chứng nhận Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho đại diện lãnh đạo huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang cư trú chủ yếu tại thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình và xã Linh Phú, huyện Chiêm Hóa, với khoảng 840 nhân khẩu.

Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Pà Thẻn, ngọn lửa tượng trưng cho sự sống, sự ấm no hạnh phúc và không thể thiếu trong đời sống. Vì vậy, nhảy lửa là lễ hội tiêu biểu của người Pà Thẻn, thường được tổ chức hàng năm vào lúc giao thời giữa năm cũ và năm mới hoặc khi vào vụ thu hoạch lúa mùa (tháng 10, tháng 11 âm lịch). Bởi theo quan niệm của người Pà Thẻn xưa, tổ chức nhảy lửa vào lúc này là để tạ ơn thần linh đã phù hộ cho một năm mùa màng tốt tươi, cuộc sống no ấm, dân bản khỏe mạnh không ốm đau bệnh tật. Đốm lửa được đốt lên cũng sẽ giúp xua đi ma tà, quỷ dữ và cái lạnh lẽo của mùa đông.

Lễ nhảy lửa mang bản sắc riêng của cộng đồng người Pà Thẻn, có tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến đời sống tâm linh, đến việc hun đúc nên tâm hồn, tính cách người Pà Thẻn, thể hiện sức mạnh phi thường của con người dám đương đầu với khó khăn, thách thức, xua đuổi những điều không may mắn. Lễ hội không chỉ phản ánh vai trò và địa vị của những người thầy cúng trong xã hội trước kia, mà còn là bằng chứng thể hiện những yếu tố văn hóa, tín ngưỡng nguyên thủy sơ khai, niềm tin vào thế giới thần linh và những thế lực siêu nhiên.

Lễ nhảy lửa để tạ ơn thần linh phù hộ cho một năm mùa màng tốt tươi, cuộc sống no ấm, dân làng khỏe mạnh không ốm đau bệnh tật, qua đó góp phần giáo dục truyền thống, tinh thần cố kết cộng đồng bền chặt cho các thế hệ người Pà Thẻn. Phần đầu thầy cúng sẽ gọi mời thần linh tới tham gia lễ và nhập vào các học trò. Phần hai là nghi lễ nhảy lửa, một đống lửa to đã được đốt sẵn cháy thành than đỏ rực. Những người tham gia nhảy lửa sẽ thay nhau nhảy cùng đống than hồng, dùng cả tay và chân trần cho tới khi tàn lửa. Điều huyền bí nhất của lễ nhảy lửa là các chàng trai Pà Thẻn đã dũng mãnh nhảy những bước chân trần trên than hồng mà không hề bị bỏng.

Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn đã có lịch sử lâu đời và được gìn giữ, duy trì qua nhiều thế hệ. Do đó, tỉnh Tuyên Quang đang từng bước xây dựng Lễ hội nhảy lửa trở thành “sản phẩm” du lịch đặc thù để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước muốn khám phá văn hóa độc đáo của người dân tộc Pà Thẻn.

Để làm tốt công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy bền vững giá trị di sản, thu hút khách du lịch, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang tăng cường tuyên truyền để người dân nhận thức rõ việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản đem lại lợi ích trong phát triển kinh tế; nâng cao đời sống của người dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đến nay tỉnh Tuyên Quang đã có 16 di sản được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, nhiều lễ hội được phục dựng và tổ chức thường niên, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Độc đáo ngôi chùa sở hữu hơn 30 toà tháp ở Hải Dương
Độc đáo ngôi chùa sở hữu hơn 30 toà tháp ở Hải Dương

VOV.VN - Là ngôi chùa lớn nhất của huyện Kim Thành (Hải Dương), trong khuôn viên chùa Muống còn 4 vườn tháp với 33 bảo tháp lớn nhỏ thể hiện phong cách kiến trúc đặc trưng của nhiều thời kỳ lịch sử.

Độc đáo ngôi chùa sở hữu hơn 30 toà tháp ở Hải Dương

Độc đáo ngôi chùa sở hữu hơn 30 toà tháp ở Hải Dương

VOV.VN - Là ngôi chùa lớn nhất của huyện Kim Thành (Hải Dương), trong khuôn viên chùa Muống còn 4 vườn tháp với 33 bảo tháp lớn nhỏ thể hiện phong cách kiến trúc đặc trưng của nhiều thời kỳ lịch sử.

Đãi ngộ tốt để nghệ nhân an tâm truyền dạy di sản
Đãi ngộ tốt để nghệ nhân an tâm truyền dạy di sản

VOV.VN - Hà Nội đang nỗ lực triển khai các chính sách đãi ngộ, hỗ trợ “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú”, Nghệ nhân và Câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Đãi ngộ tốt để nghệ nhân an tâm truyền dạy di sản

Đãi ngộ tốt để nghệ nhân an tâm truyền dạy di sản

VOV.VN - Hà Nội đang nỗ lực triển khai các chính sách đãi ngộ, hỗ trợ “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú”, Nghệ nhân và Câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Áo chàm nô nức xuống phố dự hội Háng Pỉnh ở Lạng Sơn
Áo chàm nô nức xuống phố dự hội Háng Pỉnh ở Lạng Sơn

VOV.VN - Nằm trong chuỗi các sự kiện Kỷ niệm Ngày hội văn hóa các dân tộc thành phố Lạng Sơn, tại khuôn viên Tượng đài Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn (Lạng Sơn) vừa diễn ra Ngày hội Háng Pỉnh năm 2023.

Áo chàm nô nức xuống phố dự hội Háng Pỉnh ở Lạng Sơn

Áo chàm nô nức xuống phố dự hội Háng Pỉnh ở Lạng Sơn

VOV.VN - Nằm trong chuỗi các sự kiện Kỷ niệm Ngày hội văn hóa các dân tộc thành phố Lạng Sơn, tại khuôn viên Tượng đài Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn (Lạng Sơn) vừa diễn ra Ngày hội Háng Pỉnh năm 2023.

Lễ hội đình Hà 2023 – Nối dài truyền thống văn hóa làng cổ Dịch Vọng
Lễ hội đình Hà 2023 – Nối dài truyền thống văn hóa làng cổ Dịch Vọng

VOV.VN - Kỷ niệm 10 năm đình Hà đón nhận di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố, hướng tới kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10, lễ hội đình Hà được tổ chức là một cách nối dài truyền thống văn hiến của làng Dịch Vọng cổ xưa cho đến mai sau.

Lễ hội đình Hà 2023 – Nối dài truyền thống văn hóa làng cổ Dịch Vọng

Lễ hội đình Hà 2023 – Nối dài truyền thống văn hóa làng cổ Dịch Vọng

VOV.VN - Kỷ niệm 10 năm đình Hà đón nhận di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố, hướng tới kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10, lễ hội đình Hà được tổ chức là một cách nối dài truyền thống văn hiến của làng Dịch Vọng cổ xưa cho đến mai sau.

Đặc sắc lễ hội Mạ Mạ Mê của người Khơ Mú ở Lai Châu
Đặc sắc lễ hội Mạ Mạ Mê của người Khơ Mú ở Lai Châu

VOV.VN - Lễ hội Mạ Mạ Mê, hay còn gọi là Mừng Lúa Mới của người Khơ Mú ở Lai Châu được tổ chức với ý nghĩa tạ ơn ông bà, tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho cây trồng tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc...

Đặc sắc lễ hội Mạ Mạ Mê của người Khơ Mú ở Lai Châu

Đặc sắc lễ hội Mạ Mạ Mê của người Khơ Mú ở Lai Châu

VOV.VN - Lễ hội Mạ Mạ Mê, hay còn gọi là Mừng Lúa Mới của người Khơ Mú ở Lai Châu được tổ chức với ý nghĩa tạ ơn ông bà, tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho cây trồng tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc...