Nhớ Giáo sư – Tiến sĩ Trần Văn Khê

VOV.VN - Sáng 24/6 vừa qua, tôi hay tin giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê không còn nữa. Tôi nghẹn ngào báo lại với các đồng nghiệp, ai cũng lặng người và tiếc thương.

Hồi mới thành lập Ban sưu tầm, khai thác, phát huy vốn âm nhạc truyền thống Trung ương (gọi tắt là KPVAT) do Giáo sư, Viện sĩ Lưu Hữu Phước làm Trưởng ban, mấy lần chúng tôi được ngồi họp và nghe Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê trao đổi về cách bảo tồn âm nhạc dân tộc. Ông không chỉ là người giới thiệu vốn âm nhạc cổ truyền của Việt Nam với thế giới, mà còn ngồi vào vị trí giám khảo các hội thi lớn về âm nhạc của quốc tế.

Tôi cũng đã đôi lần đến thăm và hầu chuyện ông ở thành phố Hồ Chí Minh. Cách đây hơn một năm chúng tôi lại gặp ông ở Liên hoan Phát thanh tại Hà Nội, do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức. Ông rất xứng đáng đươc thế giới tôn vinh, được nhân dân trong nước khâm phục và kính trọng. Mỗi lần có mặt ông, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước giới thiệu về ông rất rành mạch và nhiều chi tiết về cuộc đời hoạt động âm nhạc của ông.

GS Trần Văn Khê (Ảnh: Tri thức)

GS-TS Trần Văn Khê sinh ra ở làng Vĩnh Kim, Mỹ Tho, nay là tỉnh Tiền Giang, trong một gia đình có bốn đời làm nhạc sĩ, nên từ nhỏ ông đã làm quen với nhạc cổ truyền. Ông đã được cô (Ba Viện) và cậu (Năm Khương) dạy đàn kìm, đàn cò, đàn tranh, biết đàn những bản dễ như "Lưu Thuỷ", "Bình Bán vắn", "Kim Tiền", "Long Hổ Hội".

Ông nội ông là Trần Quang Diệm (Năm Diệm), cha ông là Trần Quang Chiêu (Bảy Triều), cô là Trần Ngọc Viện (tức Ba Viện, người đã sáng lập gánh cải lương Đồng Nữ ban), đều là những nghệ nhân âm nhạc cổ truyền nổi tiếng. Cụ cố ngoại ông là tướng quân Nguyễn Tri Phương. Ông ngoại ông là Nguyễn Tri Túc, cũng say mê âm nhạc, có ba người con đều theo nghiệp đờn ca. Một trong số đó Nguyễn Tri Khương, thầy dạy nhạc và nhà soạn tuồng cải lương nổi tiếng.

Riêng mẹ ông là Nguyễn Thị Dành (Tám Dành), sớm tham gia cách mạng, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930 và bị thương rồi mất trong năm đó. Cha ông vì thương nhớ vợ nên qua đời năm 1931. Ông có một người anh họ ngoại (con ông Nguyễn Tri Lạc) là nhạc sĩ Nguyễn Mỹ Ca.

Lên 6 tuổi cậu bé Trần Văn Khê đã biết đàn kìm, 8 tuổi biết đàn cò, 12 tuổi biết chơi đàn tranh và đánh trống nhạc. Sau khi sang Pháp du học (năm 1949), ông là người Việt Nam đầu tiên đậu Tiến sĩ khoa Âm nhạc học vào năm 1958, với luận án Âm nhạc truyền thống Việt Nam. Sau đó, ông là giáo sư giảng dạy tại Trường Đại học Sorbonne (Pháp). Ông còn là thành viên Viện Khoa học Pháp, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm châu Âu về khoa học, văn chương và nghệ thuật cũng như nhiều hội nghiên cứu âm nhạc quốc tế và là thành viên danh dự Hội đồng Quốc tế Âm nhạc của UNESCO.

Với hơn 50 năm học tập và làm việc ở nước ngoài nhưng tấm lòng giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê vẫn luôn đau đáu với văn hóa truyền thống nước nhà, tâm hồn ông vẫn canh cánh về quê hương đất nước. Ngay khi trở về Việt Nam, hầu như ông không cho phép mình có thời gian nghỉ ngơi với hàng loạt công việc còn dang dở. Ông là người được UNESCO kính trọng, từng được mời thẩm định nhiều nền âm nhạc, trước khi được công nhận là Di sản phi vật thể thế giới, trong đó có Việt Nam.

Mấy năm nay tại căn nhà ở Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh (căn nhà này do UBND thành phố Hồ Chí Minh tặng ông), hàng tháng ông đều tổ chức sinh hoạt các chuyên đề về âm nhạc dân tộc và luôn thu hút nhiều người đến dự. Giáo sư, nhạc sĩ Trần Quang Hải - con trai ông nhiều lần cho tôi hay rằng: Cụ nói về âm nhạc cổ truyền, về văn hóa truyền thống, như không bao giờ biết mệt. Cụ say sưa có hôm quên cả giờ giấc.

Tôi nhớ lần phỏng vấn ông về dân ca và nhạc cổ truyền, đề cập đến lớp trẻ hiện tại, ông đã nói: “Các bạn trẻ có tìm tòi, có hiểu biết về âm nhạc dân tộc thì mới yêu thích được, mới bảo tồn được. Đài TNVN là một kênh hết sức quan trọng. Các bạn trẻ có gì chưa hiểu cứ việc hỏi, chúng ta sẵn sàng trả lời. Mưa dầm thấm sâu mà”. Có lẽ vì thế mà số lượng các bạn trẻ nghe các chương trình Dân ca và nhạc cổ truyền trên sóng Đài TNVN ngày một tăng thêm.

Sáng 24/6 vừa qua, tôi đang dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam thì hay tin giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê (1921 – 2015) không còn nữa. Tôi nghẹn ngào báo lại với các đồng nghiệp, ai cũng lặng người và tiếc thương.

Phòng thu thanh M ở 58 phố Quán Sứ năm nào được đón ông đến thăm Đài TNVN. Miệng ông nói, hát; tay ông lúc đánh đàn, khi đánh trống, thu hút đông đảo khán giả trong và ngoài Đài đến dự. Cũng tại đây, TGĐ đầu tiên của Đài TNVN, nhà báo Trần Lâm đã trao tặng giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê cuộn băng ghi âm giọng ca trù của nghệ sĩ Quách Thị Hồ. Những hình ảnh ấy của ông vẫn như còn đây với phóng viên và biên tập – những người đang noi gương và tiếp bước ông giữ gìn những tinh hoa vốn cổ truyền của dân tộc./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giáo sư Trần Văn Khê đã bệnh rất nặng trước khi nhập viện
Giáo sư Trần Văn Khê đã bệnh rất nặng trước khi nhập viện

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quang Hải - con trai của Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê chia sẻ về bệnh tình hiện tại của cha ông.

Giáo sư Trần Văn Khê đã bệnh rất nặng trước khi nhập viện

Giáo sư Trần Văn Khê đã bệnh rất nặng trước khi nhập viện

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quang Hải - con trai của Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê chia sẻ về bệnh tình hiện tại của cha ông.

Giáo sư Trần Văn Khê nhập viện
Giáo sư Trần Văn Khê nhập viện

Giáo sư Trần Văn Khê đã vào Bệnh viện nhân dân Gia Định từ 2 tuần qua.

Giáo sư Trần Văn Khê nhập viện

Giáo sư Trần Văn Khê nhập viện

Giáo sư Trần Văn Khê đã vào Bệnh viện nhân dân Gia Định từ 2 tuần qua.

Giáo sư Trần Văn Khê qua đời
Giáo sư Trần Văn Khê qua đời

Rạng sáng 24/6, người nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu của làng nhạc dân tộc Việt Nam - GS Trần Văn Khê qua đời tuổi ở 94 sau gần một tháng chữa trị.

Giáo sư Trần Văn Khê qua đời

Giáo sư Trần Văn Khê qua đời

Rạng sáng 24/6, người nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu của làng nhạc dân tộc Việt Nam - GS Trần Văn Khê qua đời tuổi ở 94 sau gần một tháng chữa trị.

GS Trần Văn Khê: Người truyền lửa tình yêu âm nhạc truyền thống
GS Trần Văn Khê: Người truyền lửa tình yêu âm nhạc truyền thống

VOV.VN - Tuổi tác, sức khỏe đã khiến trái tim GS Trần Văn Khê ngừng đập. Nhưng, ông mãi là người truyền lửa cho tình yêu âm nhạc dân tộc.

GS Trần Văn Khê: Người truyền lửa tình yêu âm nhạc truyền thống

GS Trần Văn Khê: Người truyền lửa tình yêu âm nhạc truyền thống

VOV.VN - Tuổi tác, sức khỏe đã khiến trái tim GS Trần Văn Khê ngừng đập. Nhưng, ông mãi là người truyền lửa cho tình yêu âm nhạc dân tộc.

GS Trần Văn Khê đã kết thúc chuyến du ngoạn trong âm nhạc dân tộc Việt
GS Trần Văn Khê đã kết thúc chuyến du ngoạn trong âm nhạc dân tộc Việt

VOV.VN - Sáng 24/6, GS Trần Văn Khê đã trút hơi thở cuối cùng, để lại nhiều nuối tiếc cho những người yêu mến âm nhạc dân tộc Việt Nam.

GS Trần Văn Khê đã kết thúc chuyến du ngoạn trong âm nhạc dân tộc Việt

GS Trần Văn Khê đã kết thúc chuyến du ngoạn trong âm nhạc dân tộc Việt

VOV.VN - Sáng 24/6, GS Trần Văn Khê đã trút hơi thở cuối cùng, để lại nhiều nuối tiếc cho những người yêu mến âm nhạc dân tộc Việt Nam.