“Nghệ thuật truyền thống và chế độ cho các nghệ sĩ cần được quan tâm hơn”

VOV.VN - Đây là nội dung phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện trong phiên chất vấn trước Quốc hội sáng 10/11.

Đại biểu Tô Thị Bích Châu (Đoàn TPHCM), đã đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) về chính sách hỗ trợ cho những đơn vị văn hóa ngoài công lập như đoàn kịch, cải lương, ca tuồng như vay vốn kích cầu, giảm lãi suất, địa điểm ổn định sân khấu, để tạo dự án đầu tư lớn và đặt hàng qua lại giữa du lịch và văn hóa.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh, câu hỏi của đại biểu là vấn đề rất thời sự. Theo ông Nguyễn Ngọc Thiện, thực tế hiện nay đúng như đại biểu nói khi các đơn vị nghệ thuật sân khấu truyền thống từ trung ương đến địa phương, từ công lập đến ngoài công lập đều gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt khó về kinh phí hoạt động. 

“Đối với đơn vị công lập, từ khi chuyển từ bao cấp hoàn toàn sang tự chủ một phần, các đơn vị hiện vẫn phải tự chủ một phần chi thường xuyên. Hỗ trợ của Nhà nước sẽ thông qua đặt hàng các tác phẩm với đơn vị nghệ thuật truyền thống công lập để bảo tồn và phát triển. Đối với các đơn vị ngoài công lập, có thể có chính sách ương tự. Tức là nếu các đơn vị quản lý Nhà nước thấy cần phải bảo tồn một loại nghệ thuật truyền thống gì, những tác phẩm gì thì có thể đặt hàng tác phẩm đó đối với các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập”, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc thiện nói.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc thiện cũng nêu vấn đề quan trọng thứ hai là làm sao đưa những tác phẩm nghệ thuật, đưa nghệ thuật truyền thống đến với công chúng và khách du lịch: “Đại biểu Bích Châu đặt câu hỏi: Ngành văn hóa, thể thao và du lịch có kết hợp việc đó không? Chúng tôi xác định rằng, văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống là một trong những sản phẩm độc đáo của du lịch Việt Nam. Do đó, chúng tôi luôn chỉ đạo các sản phẩm của du lịch phải sử dụng văn hóa truyền thống. Việc này kết hợp khá nhuần nhuyễn. Hiện nay các, đơn vị du lịch đều luôn quan tâm để sử dụng loại hình sản phẩm du lịch này”.

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện mong muốn thông qua diễn đàn này, đề nghị Quốc hội và Chính phủ quan tâm nhiều hơn nữa đến với nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là các nghệ sĩ, chế độ, chính sách với các nghị sĩ. 

Về trách nhiệm của Bộ VH-TT&DL, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cam kết, tiếp tục tham mưu Chính phủ để giải quyết băn khoăn như đại biểu nêu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các em nhỏ thích thú trải nghiệm làm đồ chơi Trung thu truyền thống
Các em nhỏ thích thú trải nghiệm làm đồ chơi Trung thu truyền thống

VOV.VN - Các bạn nhỏ được tự tay làm những món đồ chơi truyền thống trong dịp tết Trung thu như đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ giấy bồi, phỗng đất ...

Các em nhỏ thích thú trải nghiệm làm đồ chơi Trung thu truyền thống

Các em nhỏ thích thú trải nghiệm làm đồ chơi Trung thu truyền thống

VOV.VN - Các bạn nhỏ được tự tay làm những món đồ chơi truyền thống trong dịp tết Trung thu như đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ giấy bồi, phỗng đất ...

“Thức tỉnh” làng nghề truyền thống Bình Dương
“Thức tỉnh” làng nghề truyền thống Bình Dương

VOV.VN - Sản phẩm từ nghề truyền thống chịu sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ, dẫn đến nguy cơ mai một.

“Thức tỉnh” làng nghề truyền thống Bình Dương

“Thức tỉnh” làng nghề truyền thống Bình Dương

VOV.VN - Sản phẩm từ nghề truyền thống chịu sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ, dẫn đến nguy cơ mai một.

Hơn 100 tỷ đồng bảo tồn, phát triển nghề sơn mài Tương Bình Hiệp  ở Bình Dương
Hơn 100 tỷ đồng bảo tồn, phát triển nghề sơn mài Tương Bình Hiệp  ở Bình Dương

VOV.VN - Nghề sơn mài Tương Bình Hiệp là nghề truyền thống đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Hơn 100 tỷ đồng bảo tồn, phát triển nghề sơn mài Tương Bình Hiệp  ở Bình Dương

Hơn 100 tỷ đồng bảo tồn, phát triển nghề sơn mài Tương Bình Hiệp  ở Bình Dương

VOV.VN - Nghề sơn mài Tương Bình Hiệp là nghề truyền thống đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.