Nghề từ làng ra phố

VOV.VN - Bộ hành qua Hồ Gươm hay những dãy phố cổ Hà Nội những ngày này không khó để bắt gặp những thiếu nữ thướt tha trong tà áo dài.

Mà nhắc đến áo dài truyền thống, không thể không đến với con phố Lương Văn Can, nơi được mệnh danh là phố may áo dài lâu đời của Hà thành. Ở đây có những tiệm may với tuổi đời hàng chục năm, với người nghệ nhân gắn bó cả đời với nghề may áo dài truyền thống.

Con phố Lương Văn Can dài gần 1km nằm trong khu phố cổ đông đúc nhộn nhịp khách du lịch. Bộ hành dọc phố sẽ thấy những cửa hàng quần áo rực rỡ chuyên bán đồ cho người nước ngoài. Xen kẽ với những cửa hàng quần áo đó là những nhà may nổi tiếng như Vinh Trạch hay Đức Trạch.

Hầu hết biển tên các hiệu may nổi tiếng đều có chữ “Trạch’, khơi gợi sự tò mò của bộ hành. Hỏi ra mới biết, đó là bởi chủ cửa hàng gốc người làng Trạch Xá, ngôi làng có nghề may áo dài gia truyền nổi tiếng lâu đời. Tiệm may lâu đời nhất là tiệm Vinh Trạch ở số nhà 23 của nghệ nhân Lê Thị Quyến. Bà đã gắn bó với nghề hơn 40 năm nay:

"Tự nhiên ngấm vào người mình, bố mẹ mình làm mấy đời rồi. Bố làm rồi mình cứ theo, làm cho quen đi, chứ nói đến học thì lâu lắm. Cứ dần dần, đi học về rồi lại làm, dần dần đến áo bông rồi đủ thứ. Mình sống ở nhà nghề thì mình cứ làm thì nó quen, sau đi lấy chồng ông đây cũng cùng người làng. Làng bà là làng áo dài mà".

Khi nhắc tới gốc gác truyền thống gia đình của mình, bà tự hào lắm. Không chỉ bởi bà đang giữ gìn trang phục truyền thống của dân tộc, mà còn bởi được lan tỏa trang phục ấy tới du khách nước ngoài.

Bộ hành đứng trước cửa tiệm nhỏ ngắm nghía từng tà áo dài bay trong gió khi người nghệ nhân xởi lởi tiếp khách nước ngoài. Họ đến cửa tiệm không chỉ bởi thích thú với tà áo dài truyền thống, mà còn bởi sự nhiệt tình, hiếu khách của người chủ.

Giờ đây, áo dài được cách tân với rất nhiều mẫu mã, thiết kế khác nhau. Nhưng với những người khó tình yêu thích áo dài truyền thống, họ vẫn quay trở lại tiệm may của bà Quyến. Bởi cảm giác tự tay chọn mẫu vải, được đo kích cỡ, cảm giác chờ đợi để được mặc một chiếc áo dài may tay do chính người nghệ nhân làm là một điều vô cùng đặc biệt:

"Tết thì năm nay cũng vắng hơn mọi năm đấy. Thì bây giờ người ta cần màu gì khác đi, xưa có màu này, nay người ta may màu khác thì vẫn nhiều người may. Người ta vẫn đến đây may, ví dụ người già không may được ở đâu, già thì thích cài khuy, kiểu miền Bắc, liền vai như áo bà ba ấy, áo dài nhưng vẫn bám eo đẹp. Thế là các bà vẫn thích, đến đây may".

Dẫu qua bao thế hệ, mỗi dịp ghé qua phố Lương Văn Can, người ta vẫn thấy những tiệm áo dài lâu đời ấy còn tồn tại và là lựa chọn hàng đầu của người yêu áo dài truyền thống. Đó là minh chứng về sự tin yêu của những vị khách tìm đến các cửa tiệm này và cũng là sự gìn giữ cái tâm làm nghề của những người chủ tiệm áo dài trên phố:

"Người ta mặc đẹp thì mình mới có nghề. Còn bản thân mình thì không sao, mình mặc cái này không ưng thì mình may cái khác. Còn người ta mãi mới may được cái áo thì mình phải cẩn thận".

Làm nghề bằng cái tâm, chỉn chu trong từng công đoạn dù là nhỏ nhất là điều mà những nghệ nhân may áo dài truyền thống như bà Quyến...

Có lẽ, niềm hạnh phúc giản đơn của những người làm nghề và giữ nghề lâu đời như những chủ tiệm áo dài truyền thống trên phố Lương Văn Can là được thấy nụ cười hài lòng của khách khi ướm thử chiếc áo dài lên người. Nghề từ làng ra phố, mang theo hy vọng và tình yêu với những tà áo dài thướt tha, cứ vậy mà mang theo hơi thở của văn hoá Việt sống mãi với thời gian.

Giờ đây người con trai út của bà Quyến đang tiếp nối nghề truyền thống của gia đình với một tiệm may áo dài cũng trên con phố Lương Văn Can. Nhiều gia đình theo nghề may áo dài đều đang được tiếp nối với các thế hệ thứ 3, thứ 4 cùng sự lớn lên của lòng yêu nghề, niềm tự hào, trân quý nét đẹp tà áo dài truyền thống trong cuộc sống hiện đại….

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấn tượng khoảnh khắc 300 drone "vẽ" áo dài trên bầu trời Đà Lạt
Ấn tượng khoảnh khắc 300 drone "vẽ" áo dài trên bầu trời Đà Lạt

VOV.VN - Tối 22/12, Lễ hội Áo dài thành phố Đà Lạt với chủ đề "Đà Lạt - Hoa và em" chính thức khai mạc tại Khu Hòa Bình, đánh dấu sự kiện đáng nhớ trong chuỗi hoạt động của Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X.

Ấn tượng khoảnh khắc 300 drone "vẽ" áo dài trên bầu trời Đà Lạt

Ấn tượng khoảnh khắc 300 drone "vẽ" áo dài trên bầu trời Đà Lạt

VOV.VN - Tối 22/12, Lễ hội Áo dài thành phố Đà Lạt với chủ đề "Đà Lạt - Hoa và em" chính thức khai mạc tại Khu Hòa Bình, đánh dấu sự kiện đáng nhớ trong chuỗi hoạt động của Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X.

Thanh Hằng, Lan Khuê làm đại sứ tại Lễ hội Áo dài Thành phố Đà Lạt
Thanh Hằng, Lan Khuê làm đại sứ tại Lễ hội Áo dài Thành phố Đà Lạt

VOV.VN - Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Lạt vừa công bố thông tin về Lễ hội Áo dài 2024, một sự kiện nổi bật trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X. Chương trình được tổ chức dưới sự chỉ đạo của UBND Thành phố Đà Lạt và Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Lạt.

Thanh Hằng, Lan Khuê làm đại sứ tại Lễ hội Áo dài Thành phố Đà Lạt

Thanh Hằng, Lan Khuê làm đại sứ tại Lễ hội Áo dài Thành phố Đà Lạt

VOV.VN - Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Lạt vừa công bố thông tin về Lễ hội Áo dài 2024, một sự kiện nổi bật trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X. Chương trình được tổ chức dưới sự chỉ đạo của UBND Thành phố Đà Lạt và Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Lạt.

Hàng trăm drone sẽ "vẽ" áo dài lên bầu trời Đà Lạt
Hàng trăm drone sẽ "vẽ" áo dài lên bầu trời Đà Lạt

VOV.VN - Hội Liên Hiệp Phụ nữ thành phố Đà Lạt vừa chính thức công bố thông tin về Lễ hội Áo Dài thành phố Đà Lạt năm 2024 - một sự kiện văn hóa đặc sắc nằm trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X.

Hàng trăm drone sẽ "vẽ" áo dài lên bầu trời Đà Lạt

Hàng trăm drone sẽ "vẽ" áo dài lên bầu trời Đà Lạt

VOV.VN - Hội Liên Hiệp Phụ nữ thành phố Đà Lạt vừa chính thức công bố thông tin về Lễ hội Áo Dài thành phố Đà Lạt năm 2024 - một sự kiện văn hóa đặc sắc nằm trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X.