Nhận diện “điểm nghẽn” trong phát triển văn hoá

VOV.VN - “Nếu Đảng, Nhà nước không quan tâm thì khó đạt được những thành tựu về văn hoá như vừa qua. Tuy vậy, còn những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ”.

Ông Nguyễn Đắc Vinh – Chủ nhiệm Ủy ban VH-GD của Quốc hội nhấn mạnh điều này khi chủ trì họp báo về Hội thảo “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” sẽ diễn ra vào ngày 17/12 tới tại Trung tâm Văn hoá Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh).

Hình thành chính sách phù hợp hơn

Hội thảo do Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ VH-TT-DL, tỉnh Bắc Ninh tổ chức, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng.

Ông Nguyễn Đắc Vinh – Chủ nhiệm Ủy ban VH-GD nhấn mạnh, hội thảo tập trung vào 3 vấn đề lớn là thể chế, chính sách và nguồn lực.

Nhấn mạnh nguồn lực tài chính, ông Nguyễn Đắc Vinh cho rằng nếu Đảng, Nhà nước không quan tâm thì khó đạt được những thành tựu như vừa qua. Tuy vậy, qua rà soát cho thấy còn những vấn đề khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ nên cần nghiên cứu thoả đáng, toàn diện nhằm khơi thông nguồn lực cho phát triển văn hoá.

“Ngân sách đầu tư cho văn hoá là không nhỏ, tuy nhiên đáp ứng được hay chưa thì cần nghiên cứu, đánh giá để quan tâm, tăng cường hơn nữa” – ông Nguyễn Đắc Vinh nói. Sự quan tâm đầu tư đó thể hiện qua chương trình về văn hoá, lồng ghép trong chương trình mục tiêu quốc gia, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, chi thường xuyên.

Ông Nguyễn Đắc Vinh cũng thông tin, bên cạnh 3 chương trình mục tiêu quốc gia đang được thực hiện thì vừa qua Chính phủ đề xuất và Nghị quyết của Quốc hội cũng giao Chính phủ khẩn trương xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá.

“Nguồn lực Nhà nước khó đáp ứng nên cần khai thông nguồn lực từ xã hội đầu tư cho văn hoá. Muốn vậy, việc hoàn thiện thể chế, xây dựng chính sách tạo sức hấp dẫn, mang lại hiệu quả cần được nghiên cứu, rà soát” – Chủ nhiệm Ủy ban VH-GD nhấn mạnh và kỳ vọng qua hội thảo sẽ tổng hợp các đề xuất để tham mưu xây dựng các chính sách phù hợp để khơi thông các “điểm nghẽn”, tạo điều kiện phát triển văn hoá hơn nữa.

Sắp xếp cán bộ làm văn hóa có bất cập nhất định

Đề cập vấn đề cán bộ, bà Trịnh Thị Thuỷ - Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL cho biết, công tác đào tạo, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ làm văn hoá được Đảng, Nhà nước rất quan tâm. Điều đó thể hiện qua đề án, chiến lược phát triển đội ngũ văn hoá, nghệ thuật. Hiện Bộ VH-TT-DL cũng đang hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ liên quan nhiệm vụ này, trong đó đề cập, đánh giá thực trạng.

“Việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ đang có những bất cập nhất định. Có địa phương chưa bố trí đúng năng lực, sở trường nên chưa phát huy được vị trí, vai trò cán bộ. Đây là một trong nững nội dung mà hội thảo sẽ trao đổi, thảo luận, tìm ra giải pháp và cụ thể hoá thành chính sách lớn về công tác cán bộ làm văn hoá nhằm khắc phục các tồn tại, bất cập” – bà Trịnh Thị Thuỷ nêu ý kiến.

Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL cũng cho biết, hiện nay bộ đang xây dựng dự thảo nghị định về chính sách đặc thù cho lực lượng văn, nghệ sĩ vì thực tế có những bất cập trong chế độ đãi ngộ, nhất là với lĩnh vực đặc thù (như múa, xiếc..).

“Tuổi nghề ngắn nên sau thời gian cống hiến, nghệ sĩ không thể tham gia biểu diễn được nữa nên cần có chính sách bố trí, phân công, đãi ngộ phù hợp. Không phải cứ vắt kiệt khi họ sung sức, sau đó lại không quan tâm đến chế độ” – bà Thuỷ nói, và đây cũng là nội dung được đưa ra bàn thảo để xây dựng chính sách phù hợp với thực tế.

“Bắc Ninh vinh dự đăng cai tổ chức hội thảo trên mảnh đất giàu truyền thống và trầm tích văn hoá dày đặc” – ông Vương Quốc Tuấn – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh bày tỏ, đồng thời khẳng định, ngoài giàu truyền thống văn hoá thì Bắc Ninh là địa phương có đầu tư lớn cho văn hoá, có nhiều chính sách đi trước và chi ngân sách thường xuyên cho văn hoá hằng năm luôn cao gấp 2 lần bình quân chung toàn quốc.

“Bắc Ninh mong được tiếp cận thêm kinh nghiệm, gợi ý phát triển văn hoá. Tỉnh đã thành công trong thu hút phát triển công nghiệp và giai đoạn tới tập trung cho công nghiệp văn hoá” – ông Vương Quốc Tuấn nói, đồng thời cho biết hàng loạt hoạt động được tổ chức bên lề hội thảo như hội nghị xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực văn hoá, triển lãm, hoạt động đường phố, tham quan di tích.../.

Hội thảo gồm 2 phiên (phiên chuyên đề và phiên toàn thể) với 3 nhóm nội dung chính: Thể chế, Chính sách và Nguồn lực phát triển văn hóa và được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam, kết nối với một số điểm cầu trong cả nước và phát trực tuyến trên nền tảng internet. 

Việc tổ chức Hội thảo cũng hướng tới kỷ niệm 80 năm Đề cương Văn hoá Việt Nam (1943 - 2023).

Hội thảo thu hút 105 tham luận và với sự tham gia của gần 800 đại biểu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

VOV.VN - Sáng 24/11, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. VOV xin giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư.

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

VOV.VN - Sáng 24/11, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. VOV xin giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư.

Hội thảo quốc gia nhằm cụ thể hóa quan điểm của Đảng về văn hóa
Hội thảo quốc gia nhằm cụ thể hóa quan điểm của Đảng về văn hóa

VOV.VN - Hội thảo lần này là sự kiện quan trọng nhằm triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhất là kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.

Hội thảo quốc gia nhằm cụ thể hóa quan điểm của Đảng về văn hóa

Hội thảo quốc gia nhằm cụ thể hóa quan điểm của Đảng về văn hóa

VOV.VN - Hội thảo lần này là sự kiện quan trọng nhằm triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhất là kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.

Trong thời kỳ mới, dứt khoát phải có 1 nền văn hóa đặc trưng của Việt Nam
Trong thời kỳ mới, dứt khoát phải có 1 nền văn hóa đặc trưng của Việt Nam

VOV.VN - Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, trong thời kỳ mới, dứt khoát chúng ta phải có một nền văn hóa đặc trưng của Việt Nam.

Trong thời kỳ mới, dứt khoát phải có 1 nền văn hóa đặc trưng của Việt Nam

Trong thời kỳ mới, dứt khoát phải có 1 nền văn hóa đặc trưng của Việt Nam

VOV.VN - Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, trong thời kỳ mới, dứt khoát chúng ta phải có một nền văn hóa đặc trưng của Việt Nam.

Sẽ có hội thảo quốc gia về 4 hệ giá trị văn hóa quan trọng của đất nước
Sẽ có hội thảo quốc gia về 4 hệ giá trị văn hóa quan trọng của đất nước

VOV.VN - Các nhà nghiên cứu, chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa sẽ tập trung làm rõ các nội dung, nội hàm và thành tố cơ bản của hệ giá trị quốc gia; hệ giá trị văn hóa; hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

Sẽ có hội thảo quốc gia về 4 hệ giá trị văn hóa quan trọng của đất nước

Sẽ có hội thảo quốc gia về 4 hệ giá trị văn hóa quan trọng của đất nước

VOV.VN - Các nhà nghiên cứu, chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa sẽ tập trung làm rõ các nội dung, nội hàm và thành tố cơ bản của hệ giá trị quốc gia; hệ giá trị văn hóa; hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới.