Rộn ràng Lễ hội sông nước TP. Hồ Chí Minh lần thứ nhất

VOV.VN - Sáng nay 4/8, tại di tích Cột cờ Thủ Ngữ, UBND TP.HCM tổ chức lễ thượng cờ và khai mạc “Lễ hội sông nước TP.HCM lần thứ nhất năm 2023”. Lễ hội sông nước lần đầu tiên được TP.HCM tổ chức đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân, du khách.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh, lịch sử hình thành và phát triển trong hơn 300 năm qua của Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định – TP.HCM có dấu ấn quan trọng của các dòng sông. Trên bến dưới thuyền, không chỉ là hoạt động cần tiếp tục thúc đẩy để phát triển kinh tế TP.HCM, mà còn là nếp sống, văn hoá, là di sản quý báu cần được giữ gìn và quảng bá.

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, lễ hội lần này nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa – lịch sử, xây dựng sản phẩm, sự kiện đặc trưng; đẩy mạnh khai thác các giá trị kinh tế, du lịch từ hệ thống tài nguyên sông biển trên địa bàn. Qua đó, hướng đến định vị thương hiệu một đô thị sông nước giàu bản sắc văn hóa.

Trong 3 ngày, từ nay đến hết ngày 6/8, Lễ hội sông nước TP.HCM diễn ra với chuỗi hoạt động văn hóa - giải trí - nghệ thuật - thể thao đặc sắc, cùng nhiều hoạt động trải nghiệm, các chương trình kích cầu thương mại, du lịch phong phú, hấp dẫn phục vụ người dân và du khách.

Tham gia Giải đua thuyền truyền thống trong khuôn khổ lễ hội, chị Nguyễn Thị Hồng Loan, vận động viên của huyện Bình Chánh cảm thấy rất hào hứng, phấn khởi: "Tôi mong muốn mỗi năm Thành phố sẽ duy trì lễ hội như vậy và càng ngày càng phát triển hơn nữa, tạo nên đặc sắc và nét văn hoá của TP.HCM. Tôi cũng mong muốn là Thành phố càng ngày càng đi lên, có nhiều bước đổi mới hơn".

Bên cạnh các hoạt động thể thao dưới nước, trên bờ Ban tổ chức cũng bố trí rất nhiều không gian văn hóa, trò chơi dân gian mang tính tương tác cao cho người dân và du khách. Lễ hội sông nước lần này cũng là cơ hội để các công ty du lịch, lữ hành quảng bá, phát triển các sản phẩm du lịch đường sông tại TP.HCM.

Ông Phan Xuân Anh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH thuyền Nhiêu Lộc cho biết, để chuẩn bị cho lễ hội, đơn vị đã trang trí, sơn lại hệ thống tàu thuyền, phối hợp tổ chức giới thiệu nhiều tour hơn nữa vì khu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có thuận lợi là gần ngay trung tâm và sẽ thu hút được một lượng khách lớn quan tâm: "Tôi mong rằng đây là sự thúc đẩy mạnh cho những năm sau mình có lễ hội thêm. Đây là một điều tôi cho là sáng tạo của TP.HCM. Hiếm khi có một dòng sông đi  quận nội thành như thành phố của chúng ta. Đây là việc làm đúng và chúng tôi sẽ cho đội thuyền của chúng tôi dự diễu hành" - Ông Phan Xuân Anh cho hay. 

Những hoạt động đặc sắc tại lễ hội bao gồm: Không gian "Trên bến dưới thuyền" tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đoạn từ cầu Điện Biên Phủ đến cầu Thị Nghè và Bến Bình Đông Quận 8 sẽ được diễn ra từ 9h đến 20h30 trong 3 ngày, với 30 gian hàng giới thiệu ẩm thực vùng miền, bánh dân gian, trái cây ngon, sản phẩm đặc trưng… để người dân, du khách tham quan và mua sắm; tổ chức hoạt động nghệ thuật dân gian và các chương trình biểu diễn nghệ thuật tối ngày 4 và 5/8. Cùng với đó là Giải đua thuyền truyền thống vào sáng 5/8 tại Bến Bạch Đằng gồm 25 đội, 650 vận động viên từ TP.HCM và các tỉnh thành, doanh nghiệp đăng ký tham gia. 

Điểm nhấn của Lễ hội là show thực cảnh với chủ đề “Sài Gòn - Dòng sông kể chuyện” diễn ra vào tối 6/8 tại Cảng Sài Gòn. Đây là chương trình thực cảnh đầu tiên của TP.HCM, tái hiện sự hình thành của tự nhiên, con người qua các thời kỳ Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn - TP.HCM trong 5 chương Khẩn hoang - Xây thành - Trên bến dưới thuyền - Thương cảng phồn vinh - Rực rỡ Thành phố bên sông.

Hằng đêm, trên đoạn sông từ cảng Sài Gòn đến tòa nhà Landmark 81 sẽ diễn ra diễu hành trên sông. Hoạt động này dự kiến thu hút từ 30 – 40 tàu thuyền được  trang trí rực rỡ, diễu hành dọc bờ sông. Song song đó, tại công viên bến Bạch Đằng, Công viên Lam Sơn, kênh Nhiêu lộc - Thị Nghè sẽ diễn ra các hoạt động thể thao dưới nước như: bay dù lượn trên cao; biểu diễn ván phản lực, Fly board; phối cảnh thuyền buồm Sailing trên sông; biểu diễn 15 loại hình Di sản Văn hóa phi vật thể được Unesco vinh danh; biểu diễn giao lưu “Các miền di sản”. Đặc biệt, người dân có thể đăng ký tham gia hoạt động tương tác chèo SUP…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lễ hội Việt Nam "Xin chào Saitama": Tái hiện Việt Nam trong lòng Nhật Bản
Lễ hội Việt Nam "Xin chào Saitama": Tái hiện Việt Nam trong lòng Nhật Bản

VOV.VN - Lễ hội Việt Nam - “Xin chào Saitama” sẽ được tổ chức từ ngày 1-3/9 tại tỉnh Saitama, Nhật Bản. Đây là Lễ hội lần đầu tiên được tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, chính quyền tỉnh Saitama và một số Hiệp hội, doanh nghiệp hai nước nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

Lễ hội Việt Nam "Xin chào Saitama": Tái hiện Việt Nam trong lòng Nhật Bản

Lễ hội Việt Nam "Xin chào Saitama": Tái hiện Việt Nam trong lòng Nhật Bản

VOV.VN - Lễ hội Việt Nam - “Xin chào Saitama” sẽ được tổ chức từ ngày 1-3/9 tại tỉnh Saitama, Nhật Bản. Đây là Lễ hội lần đầu tiên được tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, chính quyền tỉnh Saitama và một số Hiệp hội, doanh nghiệp hai nước nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

29 đoàn tham gia Hội diễn Đàn, hát dân ca 3 miền tại Nghệ An
29 đoàn tham gia Hội diễn Đàn, hát dân ca 3 miền tại Nghệ An

VOV.VN - Tối 1/8, tại Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An tổ chức Hội diễn Đàn, hát dân ca 3 miền năm 2023.

29 đoàn tham gia Hội diễn Đàn, hát dân ca 3 miền tại Nghệ An

29 đoàn tham gia Hội diễn Đàn, hát dân ca 3 miền tại Nghệ An

VOV.VN - Tối 1/8, tại Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An tổ chức Hội diễn Đàn, hát dân ca 3 miền năm 2023.

Lễ hội Khaophansa - nét đẹp văn hoá tâm linh của người dân Lào
Lễ hội Khaophansa - nét đẹp văn hoá tâm linh của người dân Lào

VOV.VN - Sáng nay (1/8), người dân trên khắp đất nước Lào nô nức tới các chùa chiền, mở đầu cho Lễ hội Khaophansa. Đây là lễ hội kéo dài nhất trong năm của đất nước Triệu Voi, bắt đầu từ ngày 15/8 đến 15/11 theo Phật lịch.

Lễ hội Khaophansa - nét đẹp văn hoá tâm linh của người dân Lào

Lễ hội Khaophansa - nét đẹp văn hoá tâm linh của người dân Lào

VOV.VN - Sáng nay (1/8), người dân trên khắp đất nước Lào nô nức tới các chùa chiền, mở đầu cho Lễ hội Khaophansa. Đây là lễ hội kéo dài nhất trong năm của đất nước Triệu Voi, bắt đầu từ ngày 15/8 đến 15/11 theo Phật lịch.

Đặc sắc lễ hội Việt Nam - TPHCM tại Porto, Bồ Đào Nha
Đặc sắc lễ hội Việt Nam - TPHCM tại Porto, Bồ Đào Nha

VOV.VN - Lễ hội Việt Nam – TPHCM đã chính thức khai mạc ngày 28/7 tại Porto (Bồ Đào Nha). Trong 3 ngày lễ hội, người dân địa phương sẽ có cơ hội thưởng thức âm nhạc, khám phá văn hóa, ẩm thực cũng như các sản phẩm đặc trưng của Việt Nam.

Đặc sắc lễ hội Việt Nam - TPHCM tại Porto, Bồ Đào Nha

Đặc sắc lễ hội Việt Nam - TPHCM tại Porto, Bồ Đào Nha

VOV.VN - Lễ hội Việt Nam – TPHCM đã chính thức khai mạc ngày 28/7 tại Porto (Bồ Đào Nha). Trong 3 ngày lễ hội, người dân địa phương sẽ có cơ hội thưởng thức âm nhạc, khám phá văn hóa, ẩm thực cũng như các sản phẩm đặc trưng của Việt Nam.