Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Thuận nguy cơ mai một

VOV.VN - Trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi, chiều nay (13/12), tại TP Phan Thiết, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuậnn tổ chức toạ đàm “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.

 

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, với xu hướng phát triển của kinh tế thị trường và giao lưu, tiếp biến văn hóa đang diễn ra đa chiều giữa các vùng miền hiện nay, trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số trong tỉnh đang đứng trước nguy cơ mai một, biến đổi và mất dần những giá trị văn hóa mang tính đặc trưng của từng cộng đồng dân tộc.

Trang phục truyền thống không còn phổ biến trong đời sống, sinh hoạt thường ngày, mà chỉ được sử dụng như lễ phục vào các ngày tết hoặc các dịp lễ hội, lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm của cộng đồng.

Do đó, việc bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh gắn với hoạt động phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, nhằm lưu giữ trang phục truyền thống tồn tại bền vững theo thời gian và du khách cũng được trải nghiệm, hiểu thêm về giá trị của trang phục các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cũng đánh giá về thực trạng, khẳng định được giá trị của trang phục truyền thống các dân tộc Chăm, Raglai, K’ho, Chơ Ro và trang phục của Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm. Đồng thời đưa ra giải pháp mang tính khoa học, thiết thực, phù hợp, bổ ích, định hướng đúng đắn trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Thuận. 

Theo ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Bình Thuận rất mộc mạc, đậm chất dân tộc gắn với điều kiện tự nhiên nơi nó được sản sinh ra. Đó không chỉ là sự phản ánh văn hóa của cộng đồng, mà còn lưu giữ những sắc thái lịch sử, văn hóa qua quá trình tồn tại và phát triển của từng tộc người. 

Ông Bùi Thế Nhân cho biết, đơn vị sẽ đề xuất HĐND, UBND một số quy định như cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số được mặc trang phục truyền thống trong quá trình làm việc, lao động, công tác và chuẩn hóa nó ở các nghi lễ của người dân tộc thiểu số.

"Chúng tôi sẽ thường xuyên tổ chức các ở cuộc thi trình diễn thời trang các dân tộc các dân tộc; các cuộc giao lưu giữa các dân tộc với nhau về văn hóa nói chung và trong đó có trang phục. Chúng tôi đang nghiên cứu từng bước khích lệ các khu du lịch, các điểm du lịch đưa các vật dụng của người dân tộc thiểu số làm vật lưu niệm, đặc biệt là bộ trang phục để cho du khách có thể là mặc chụp hình kỷ niệm và cũng có thể mua để làm kỷ niệm. Ông Nhân nói. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận thăm hỏi gia đình có liệt sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ
Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận thăm hỏi gia đình có liệt sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ

VOV.VN - Ngày 6/12, 3 Đoàn công tác do Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận làm trưởng đoàn cùng HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh, các sở ngành, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã đến thăm hỏi, động viên gia đình 6 liệt sĩ quê ở Bình Thuận, đã hy sinh trong lúc diễn tập phòng thủ Quân khu 7 tại Trường bắn Quốc gia 3 (tỉnh Đồng Nai).

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận thăm hỏi gia đình có liệt sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận thăm hỏi gia đình có liệt sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ

VOV.VN - Ngày 6/12, 3 Đoàn công tác do Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận làm trưởng đoàn cùng HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh, các sở ngành, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã đến thăm hỏi, động viên gia đình 6 liệt sĩ quê ở Bình Thuận, đã hy sinh trong lúc diễn tập phòng thủ Quân khu 7 tại Trường bắn Quốc gia 3 (tỉnh Đồng Nai).

Bình Thuận dự trữ hơn 420 tỷ đồng hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Bình Thuận dự trữ hơn 420 tỷ đồng hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ

VOV.VN - Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận vừa ban hành 2 kế hoạch, gồm: kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu bình ổn thị trường trước, trong và sau tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và kế hoạch bảo đảm dự trữ, cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân huyện Phú Quý dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ và trong mùa thời tiết xấu năm 2025.

Bình Thuận dự trữ hơn 420 tỷ đồng hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bình Thuận dự trữ hơn 420 tỷ đồng hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ

VOV.VN - Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận vừa ban hành 2 kế hoạch, gồm: kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu bình ổn thị trường trước, trong và sau tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và kế hoạch bảo đảm dự trữ, cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân huyện Phú Quý dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ và trong mùa thời tiết xấu năm 2025.

Ẩm thực Chăm níu chân du khách tại Bình Thuận
Ẩm thực Chăm níu chân du khách tại Bình Thuận

VOV.VN - Đồng bào Chăm ở tỉnh Bình Thuận còn lưu giữ khá nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó có nét văn hóa ẩm thực đặc sắc, đặc biệt là ẩm thực trong các lễ hội truyền thống của đồng bào Chăm. Hiện nay một số resort ở Mũi Né, TP. Phan Thiết như: Mũi Né Bay, Pandanus Resort… đã đưa ẩm thực của người Chăm vào thực đơn để phục vụ du khách.

Ẩm thực Chăm níu chân du khách tại Bình Thuận

Ẩm thực Chăm níu chân du khách tại Bình Thuận

VOV.VN - Đồng bào Chăm ở tỉnh Bình Thuận còn lưu giữ khá nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó có nét văn hóa ẩm thực đặc sắc, đặc biệt là ẩm thực trong các lễ hội truyền thống của đồng bào Chăm. Hiện nay một số resort ở Mũi Né, TP. Phan Thiết như: Mũi Né Bay, Pandanus Resort… đã đưa ẩm thực của người Chăm vào thực đơn để phục vụ du khách.