"Đại địa chấn kinh tế" - Những bài học từ khủng hoảng

VOV.VN - Theo Linda Yueh, tác giả “Đại địa chấn kinh tế”, chẳng có gì chắc chắn trong lĩnh vực kinh tế, ngoại trừ một điều: sẽ lại có một cuộc khủng hoảng tài chính nữa xuất hiện.

Điều đáng quan tâm là, chúng ta nhìn nhận, phân tích, rút ra bài học gì từ quá khứ để ứng phó tốt nhất với những cuộc khủng hoảng xảy ra trong tương lai.

Những cuộc khủng hoảng tàn khốc trong quá khứ

Theo Linda Yueh, kể từ cuộc Đại sụp đổ năm 1929, thế kỷ vừa qua vẫn tồn tại các biến động tài chính hỗn loạn hệt như những thế kỷ trước đó. Trong vòng 100 năm qua, nhiều cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của hàng loạt quốc gia, khu vực, và gần đây nhất là ảnh hưởng đến nền kinh tế của cả thế giới. “Đại địa chấn kinh tế” kể lại câu chuyện mười cuộc khủng hoảng trong số đó. Mỗi câu chuyện điều mang đến cho người đọc một bài học cảnh báo riêng.

Mỗi cuộc khủng hoảng đều có hàng loạt nguyên nhân và hậu quả riêng, nhưng theo tác giả, tất cả đều diễn ra qua ba giai đoạn: phấn khích, tín nhiệm và kết quả. Sự phấn khích, hay hồ hởi khiến người ta đầu tư vào những thị trường mà họ tin rằng sẽ liên tục tăng trưởng. Giai đoạn tín nhiệm cho thấy tầm quan trọng của việc thực hiện các chính sách đáng tin cậy để giải quyết khủng hoảng. Hai giai đoạn này có thể quyết định kết quả: phục hồi nhanh chóng hay suy thoái kéo dài.

Cột mốc tìm hiểu bắt đầu từ cuộc Đại sụp đổ năm 1929 và thời kỳ khủng hoảng kinh tế kéo dài suốt thập niên 1930 tiếp theo. Bởi đây được xem là một trong những cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc nhất mọi thời đại. Những bài học rút ra từ nhiều nỗ lực và khó khăn trong giai đoạn này vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến chính sách quản lý các cuộc khủng hoảng về sau.

Trong cuộc Đại khủng hoảng, hàng loạt ngân hàng phá sản do giá bất động sản giảm mạnh. Một dẫn chứng dễ hình dung: Khi thị trường đi lên, tài sản hộ gia đình tăng khiến người ta chi tiêu nhiều hơn. Khi bắt đầu cảm thấy mình giàu có nhờ cổ phiếu tăng, người ta có xu hướng chi tiền mạnh tay, kể cả mua nhà. Nhưng khi thị trường đảo chiều và giá tài sản giảm, hoạt động kinh tế sẽ chậm lại. Hộ gia đình hay doanh nghiệp đều không dám tiến hành các vụ đầu tư rủi ro. Khi số lượng người vay tiền mất khả năng thanh toán tăng lên, ngân hàng và người cho vay sẽ gặp rắc rối lớn. Đó chính là điều đã xảy ra vào năm 1929: vỡ nợ cho vay bất động sản là nguyên nhân lớn nhất khiến các ngân hàng sụp đổ, dẫn đến hậu quả khó tin là một phần ba số ngân hàng ở Mỹ bị phá sản trong giai đoạn 1930-1933.

Trong cuộc đại khủng hoảng đó, khoảng một phần tư người Mỹ mất sạch tiền tiết kiệm cả đời. Nền kinh tế Mỹ suy giảm với một tỉ lệ gây sốc là 29%; giá cả hàng hóa, dịch vụ giảm khoảng 25%; hàng triệu người mất việc làm; khoảng một phần tư lực lượng lao động trong nước Mỹ thất nghiệp, nhiều người rơi vào cảnh khốn cùng. Trong thời kỳ Đại khủng hoảng, hiện tượng giảm phát xảy ra trên qui mô toàn cầu cũng làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Giai đoạn 1937-1938, Mỹ trải qua một đợt suy thoái kép, còn được gọi là “suy thoái trong khủng hoảng”, khi GDP (tổng sản phẩm quốc nội) giảm 10% và tỉ lệ thất nghiệp tăng lên đến mức 20%. Mãi đến năm 1941, cuộc Đại khủng hoảng mới kết thúc. Các nhà kinh tế học toàn cầu đã tìm hiểu được rất nhiều điều từ sự kiện thảm khốc này. Họ đã rút ra nhiều bài học giúp ứng phó với những cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra sau đó.

Tuy nhiên, thế giới vẫn xảy ra rất nhiều vụ khủng hoảng tài chính trong giai đoạn cuối thế kỷ 20 và xuyên suốt thế kỷ 21, ở nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, tiền tệ, nợ công… gây ảnh hưởng sâu rộng đến các nền kinh tế trên toàn cầu. Đặc biệt, tác giả đã phân tích rất kỹ và đưa ra những cứ liệu lịch sử thuyết phục về ba thế hệ khủng hoảng tiền tệ trên thị trường quốc tế. Trong đó, bài học quan trọng về cuộc khủng hoảng thứ ba là nó có tính lây lan đáng sợ.

Gần đây, đại dịch Covid-19 tấn công toàn thế giới đã gây ra những đợt sụp đổ thị trường nặng nề nhất trong lịch sử. Theo Linda Yueh, tuy thị trường tài chính đã bật lên lại nhưng nền kinh tế thực thì vẫn đang gặp khó khăn. Các biện pháp được nhiều chính phủ khắp thế giới ồ ạt thực hiện để cứu nguy cho nền kinh tế đã hé lộ cái nhìn sâu sắc về việc các nhà hoạch định chính sách tiếp thu hay bỏ qua bài học về lịch sử. Nhưng quan trọng hơn là câu hỏi tác giả đặt ra: điều gì sẽ châm ngòi cho cuộc khủng hoảng lớn kế tiếp? Phân tích hàng loạt cuộc khủng hoảng đã qua, Linda Yueh đã cố gắng rút ra nhiều bài học để góp phần giải quyết các cuộc khủng hoảng trong tương lai.

Theo Linda Yueh “Những điều dại dột trong thế giới tài chính đã tồn tại hàng thế kỷ và chắc chắn sẽ tiếp tục tồn tại. Mục đích của “Đại địa chấn kinh tế” là nhấn mạnh kinh nghiệm mà chúng ta có thể rút ra được từ sai lầm trong quá khứ nhằm tránh, hay chí ít là tránh được hậu quả tồi tệ nhất của những cuộc khủng hoảng chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai. Chúng ta chỉ có thể hi vọng rằng nhân loại đã có đủ bài học lịch sử để ngăn chặn cuộc sụp đổ kinh tế toàn cầu tiếp theo”.

Cuộc đại khủng hoảng tiếp theo sẽ ra sao?

Dự đoán của tác giả về cuộc khủng hoảng tiếp theo nghiêng về Trung Quốc. Theo Linda Yueh, mỗi cuộc khủng hoảng tài chính đều khác biệt so với cuộc khủng hoảng xảy ra trước đó, và không ai có thể dự đoán chính xác khi nào cuộc đại khủng hoảng tiếp theo xảy ra. Tuy nhiên, những bài học rút ra từ các cuộc khủng hoảng trong quá khứ có thể cho thấy Trung Quốc chắc chắn cần được chú ý.

Tác giả cho rằng, rất khó để phân tích nền kinh tế Trung Quốc, vì phần lớn hệ thống tài chính Trung Quốc vẫn do nhà nước sở hữu hoặc kiểm soát. Đó là một nền kinh tế có nhiều khác biệt so với những nền kinh tế đã được phân tích. Tuy nhiên, không phải không có những căn cứ, chỉ dấu để dự đoán về một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra. Và điều đó không thể không làm thế giới lo lắng. Bởi theo Linda Yueh, “khi xét đến vai trò quan trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu, bất kỳ cuộc khủng hoảng tài chính nào của họ cũng đều có nguy cơ ảnh hưởng đến cả thế giới”.

Cuối cùng, tác giả đã dành trọn phần “lời kết” để tổng kết các bài học đáng giá rút ra từ các cuộc khủng hoảng. Nó thật sự đầy đủ và sâu sắc cho những ai quan tâm, muốn tìm hiểu và rút tỉa kinh nghiệm cho mình. Tác giả cũng dự báo xu hướng các cuộc khủng hoảng, và đưa ra những suy ngẫm về tương lai. Trong đó, thể hiện một khao khát cháy bỏng: “Sau khi bị đại dịch tàn phá nặng nề, một đợt tái thiết vĩ đại có thể là cách giúp chúng ta phát triển thành một thế giới hạnh phúc hơn, công bằng hơn và xanh hơn trong thế kỷ 21. Đây có thể là bài học quí giá nhất được rút ra từ một thế kỷ đầy những cuộc đại khủng hoảng”.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cuốn sách là một điểm khởi đầu cho người nào muốn tìm hiểu xem nền kinh tế thế giới đã trải qua những cuộc khủng hoảng trong thế kỷ vừa qua ra sao. Là bài học mẫu mực về cách phát hiện những dấu hiệu ban đầu của một cuộc khủng hoảng, nó có thể giúp chúng ta dự đoán và giải quyết các cuộc khủng hoảng tiềm ẩn trong tương lai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Định Luật Murphy - Làm sao để những việc bạn lo lắng sẽ không xảy ra?
Định Luật Murphy - Làm sao để những việc bạn lo lắng sẽ không xảy ra?

VOV.VN - Trong cuộc sống, hẳn ai trong chúng ta cũng từng có lúc cảm thấy “đen đủi” đến mức như thể cả vũ trụ đang chống lại mình. Khi một sự cố nhỏ xảy ra, kéo theo hàng loạt rắc rối liên tiếp, ta thường buông câu than thở quen thuộc: “Lại là Định luật Murphy”.

Định Luật Murphy - Làm sao để những việc bạn lo lắng sẽ không xảy ra?

Định Luật Murphy - Làm sao để những việc bạn lo lắng sẽ không xảy ra?

VOV.VN - Trong cuộc sống, hẳn ai trong chúng ta cũng từng có lúc cảm thấy “đen đủi” đến mức như thể cả vũ trụ đang chống lại mình. Khi một sự cố nhỏ xảy ra, kéo theo hàng loạt rắc rối liên tiếp, ta thường buông câu than thở quen thuộc: “Lại là Định luật Murphy”.

“Người Hà Nội: Chuyện ăn, chuyện uống một thời” đoạt giải tại Trung Quốc
“Người Hà Nội: Chuyện ăn, chuyện uống một thời” đoạt giải tại Trung Quốc

VOV.VN - Cuốn sách “Người Hà Nội: Chuyện ăn, chuyện uống một thời” của tác giả Vũ Thế Long, ấn bản tiếng Trung, xuất bản tại Trung Quốc, vừa đoạt giải Sách Đông Nam Á có sức ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025.

“Người Hà Nội: Chuyện ăn, chuyện uống một thời” đoạt giải tại Trung Quốc

“Người Hà Nội: Chuyện ăn, chuyện uống một thời” đoạt giải tại Trung Quốc

VOV.VN - Cuốn sách “Người Hà Nội: Chuyện ăn, chuyện uống một thời” của tác giả Vũ Thế Long, ấn bản tiếng Trung, xuất bản tại Trung Quốc, vừa đoạt giải Sách Đông Nam Á có sức ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025.

Việt Nam tham dự Tuần Văn hóa sách Trung Quốc - ASEAN 2025
Việt Nam tham dự Tuần Văn hóa sách Trung Quốc - ASEAN 2025

VOV.VN - Nhận lời mời của Tập đoàn Xuất bản-Truyền thông Quảng Tây, Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (CHIBOOKS) đã tham dự Tuần Văn hóa Sách Trung Quốc-ASEAN 2025 diễn ra từ ngày 3-6/7 tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc.

Việt Nam tham dự Tuần Văn hóa sách Trung Quốc - ASEAN 2025

Việt Nam tham dự Tuần Văn hóa sách Trung Quốc - ASEAN 2025

VOV.VN - Nhận lời mời của Tập đoàn Xuất bản-Truyền thông Quảng Tây, Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (CHIBOOKS) đã tham dự Tuần Văn hóa Sách Trung Quốc-ASEAN 2025 diễn ra từ ngày 3-6/7 tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc.