Ngẫm về giá trị đạo đức, giáo dục, văn hóa qua tác phẩm “Quyền sư”

VOV.VN - Đọc tác phẩm, độc giả không khỏi băn khoăn, nuối tiếc khi liên tưởng tới giá trị giáo dục, văn hoá, đạo đức hiện tại… 

Cuốn “Quyền Sư” của tác giả Trần Việt Trung, do Nhà xuất bản Trẻ phát hành có thể coi là cuốn tự truyện hiếm hoi, một món quà tinh thần quý giá cho những độc giả trọng đạo thầy nghĩa trò, say mê thể loại võ thuật,  một thể loại rất gần với điện ảnh, vì ngoài nội dung tư tưởng còn phải có cả hình lẫn tiếng.

Mạch kể khi thủ thỉ như trải lòng tâm tư cùng bạn bè, người thân bên tách trà ly rượu, lúc như trao đổi chân tình về những “Quyền sư” đã khuất mà tác giả đến nay vẫn hết lòng nguỡng mộ, thành kính. Bóng hình người đã khuất trong xa thẳm, nét đẹp thanh lịch của cảnh vật lẫn con người Hà nội xưa tưởng đã nhạt phai, bỗng chợt dần hiện về rõ nét qua từng trang viết của tác giả. Đọc những trang viết thấm đẫm tình người, tình thầy trò, tinh thần thượng võ, y đức, độc giả không khỏi có những phút băn khoăn, nao lòng, nuối tiếc khi liên tưởng tới những giá trị giáo dục, văn hoá, đạo đức hiện tại.

 Bìa cuốn sách "Quyền sư"

Phần đầu cuốn sách, dựa trên những thu lượm qua lời kể của cố danh sư Ngô Sỹ Quý, tác giả dành những trang viết về cụ Nguyễn Tế Công, người được coi là sư tổ một phái võ tại Việt Nam. Cụ là tấm gương sáng về đạo làm thầy, làm người cho lớp học trò ít ỏi, hiếm hoi, được cụ trực tiếp chọn lọc và dạy dỗ theo hoàn cảnh và năng khiếu của từng người. Qua những  mẩu chuyện về cụ Tế Công, người đọc chợt nhận ra cụ đã đắc đạo. Cái hay nhất ở cụ Tế Công mà độc giả dễ nhận ra đó là học đi với hành, võ đi liền đức, dạy theo năng lực, tính cách của từng trò. Hay nói khác là nhân sự có sàng lọc theo tiêu chuẩn: tính-tình-tài-thời.

Phần hai của cuốn sách có phần sinh động hơn, tác giả viết về cụ Ngô Sỹ Quý, thầy dạy trực tiếp mình. Cụ Quý là nguời Hà Nội gốc, sinh trưởng trong một gia đình thượng lưu của đất Hà Thành xưa. Thiếu thời, cụ  Quý chơi vĩ cầm trong ban nhạc nhà thờ, vì vậy mới có duyên gặp gỡ một thiếu niên đồng lứa có cùng sở thích âm nhạc là Cam Túc Cường, một người Hoa sống trên phố Hàng Buồm. Tình bạn Cường - Quý thắm thiết hơn khi Cường rủ Quý cùng học võ với sư phụ Tế Công của Cường. Cụ Tế Công vốn là quản gia kiêm gia sư của gia đình họ Cam. Dẫu trò cưng giới thiệu bạn, dẫu mến mộ tài năng âm nhạc của người được giới thiệu, cụ Tế Công vẫn quan sát và kiểm tra năng lực của nguời muốn học, rồi lặng lẽ nhắn qua Cường là Quý học được đấy. Rồi từ đó, nghiệp võ của cụ Quý bắt đầu theo cụ suốt quãng đời còn lại.


Nghe bài viết tại đây

Nếu khúc nhạc phổ “tiếu ngạo giang hồ” đắm say lòng người là một sản phẩm của đôi bạn tri kỷ bị người đời coi là một chính một tà, thì những bản thánh ca nơi giáo đường, những tuyệt chiêu võ học đã kết  nối thiếu niên hai họ Ngô-Cam, một Việt một Hoa  thành đôi bạn thân từ thuở thiếu thời đến tận năm 1946, khi toàn quốc kháng chiến và cụ Quý rời Hà Nội ra nhập Việt Minh bởi lòng yêu nước.

Cả cuộc đời theo cách mạng của cụ Quý gắn liền với ngành giáo dục. Sau nhiều năm làm giáo viên, cụ về công tác tại Vụ Giáo dục - Đào tạo, thuộc Bộ giáo dục, cho đến khi nghỉ hưu.

Phần đáng suy ngẫm nhất của cuốn sách lại chính là những đúc kết của cụ Quý về giáo dục. Trong đó, có những điều cụ từng nói như: “Nếu được giáo dục đúng sẽ có nhận thức đúng. Nhận thức về xã hội của mình, về gia đình, về bản thân mình. Cái đúng cái sai của từng phạm vi này phải rõ ràng, không bị lẫn lộn, không bị mê hoặc, đừng để cái nguỵ biện nó rũ rối. Người ta nói dối nhiều quá, thế mà vẫn tưởng là đúng. Khi hiểu thì sẽ sống văn minh trong xã hội, trong gia đình: đó là ứng xử”; “Làm tướng, làm thủ lĩnh, làm người dẫn dắt thì phải vững vàng trong quan điểm nhận thức, còn không nắm cái này thì chỉ là tay sai nô lệ thôi!”; “Con người phải hiểu thế giới mình đang sống đầy rẫy cái nguy hiểm đe doạ, nếu hiểu được thì sẽ lựa chọn được cách tồn tại”; “Xây dựng con người thì nhớ: Đào tạo toàn diện, phải kế thừa cái cũ mới phát huy được cái mới, mang lại sự hiểu biết chắc chắn và đúng. Có như vậy người ta mới dám tự quyết và không ỷ lại. Ngày xưa người ta cũng giáo dục toàn diện chứ: Tu thân -Tề gia -Trị quốc - Bình thiên hạ. Phải kế thừa tư tưởng đó để vận dụng vào thời đại mới, rõ ràng là người xưa cũng đi theo trình tự, từ cụ thể đến trìu tượng”… Cụ còn dạy nhiều điều tâm huyết tích cóp trong những năm công tác tại Bộ giáo dục, tất cả đều chí lý.

                 

                            Võ sư Trần Việt Trung, tác giả cuốn sách

Khi chân dung quyền sư đời thứ nhất và đời thứ hai hoàn thiện, độc giả chắc chắn sẽ thấy quyền sư thế hệ thứ ba xuất hiện… Hàng vạn năm nay, kể từ khi loài người xuất hiện, khi sinh ra con người luôn phải đấu tranh với thú dữ, thiên nhiên, bệnh tật và giặc ngoại xâm trong vòng đời sinh - tử. Con người có trí tuệ hơn hẳn những động vật có vú bậc cao khác được tạo hoá ban tặng cuộc sống, luôn quan sát, thu lượm, chọn lọc, đúc kết những kỹ năng sống hay nói khác đi là kỹ năng thoát hiểm, thoát chết. Võ học và y học đã ra đời như vậy và nó được hoàn thiện dần, rồi được lưu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Cho tới nay, những thành tựu vĩ đại nhất mà con người đạt được chỉ gói gọn trong hai lĩnh vực: quân sự và y học. Ngày nay, vấn đề đang được quan tâm nhất là y đức và võ đức. Vì chữ đức bị hiểu sai, bị định nghĩa và sử sụng sai sẽ báo hại con người. Vai trò giáo dục ở đây vì vậy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vọng đạo - Mộ đạo - Tầm sư học đạo - Hành đạo - Đắc đạo là quá trình kế tục. Hay nói khác đi, có cái trước mới có cái sau, cái trước muốn có cái sau phải hoàn thiện mình,  rất biện chứng và logic. Muốn cho quá trình đó vận hành suôn sẻ lại cần đến chữ đức. Làm sao để chữ đức không làm mất đi ý nghĩa ban đầu của y và võ  là cứu mình, cứu người, mang lại sự an bình cho cuộc sống của con người, vốn dĩ rất mong manh giữa trời đất bao la,  an nguy khó lường trong vòng đời sinh - tử. Chữ đức lại do người thầy, người dẫn dắt quyết định, nhân sự và giáo dục là then chốt. 

Bỗng dưng đọc giả như nghe thấy vọng lên từ đâu đó câu thơ của Tô Đông Pha mà tác giả đề tựa trang đầu: “Nhạn bay đến đầm lạnh, nhạn bay đi đầm không lưu lại ảnh/ Gió lay thân trúc, gió tắt trúc không còn âm thanh…”

Đoạn kết độc giả lại như thấy tiếng vĩ cầm của cụ Quý, khi réo rắt vút cao khi trầm lắng sâu thẳm đời nguời, trên đôi cách hạc lướt nhẹ qua những đám mây hồng nơi chốn bồng lai ở một phương trời nào đó xa khuất lắm. Kề bên là cụ Tế Công và có lẽ cả Cam Túc Cường nữa. Đôi bạn thuở niên thiếu lại cùng tấu lên khúc cầm tiêu say đắm “tiếu ngạo giang hồ” và cả những bài thánh ca một thuở ở giáo đường Hà Thành.

Một cuốn sách rất hay khép lại, lòng độc giả vẫn còn bâng khuâng… ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập
Văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập

VOV.VN - Văn học dân tộc trong 30 năm qua tồn tại và phát triển trong một bối cảnh hoàn toàn khác biệt so với văn học trước năm 1975.

Văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập

Văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập

VOV.VN - Văn học dân tộc trong 30 năm qua tồn tại và phát triển trong một bối cảnh hoàn toàn khác biệt so với văn học trước năm 1975.

Đưa văn học Việt Nam ra nước ngoài: Thiếu tầm nhìn!
Đưa văn học Việt Nam ra nước ngoài: Thiếu tầm nhìn!

VOV.VN - Quảng bá văn học phải có tầm nhìn chiến lược với những chính sách rất cụ thể và sự quan tâm của những người làm lãnh đạo.

Đưa văn học Việt Nam ra nước ngoài: Thiếu tầm nhìn!

Đưa văn học Việt Nam ra nước ngoài: Thiếu tầm nhìn!

VOV.VN - Quảng bá văn học phải có tầm nhìn chiến lược với những chính sách rất cụ thể và sự quan tâm của những người làm lãnh đạo.

Sách mới: “12 năm nô lệ”
Sách mới: “12 năm nô lệ”

VOV.VN - Phiên bản điện ảnh xây dựng từ tác phẩm này đoạt giải Oscar 2014

Sách mới: “12 năm nô lệ”

Sách mới: “12 năm nô lệ”

VOV.VN - Phiên bản điện ảnh xây dựng từ tác phẩm này đoạt giải Oscar 2014

“Tuyết hoang”- cuốn tiểu thuyết về người Việt ở Ba Lan
“Tuyết hoang”- cuốn tiểu thuyết về người Việt ở Ba Lan

VOV.VN - Buổi ra mắt “Tuyết hoang” và trò chuyện ùng tác giả Trần Quốc Quân diễn ra chiều 17/5/2014 tại Thư viện Hà Nội 

“Tuyết hoang”- cuốn tiểu thuyết về người Việt ở Ba Lan

“Tuyết hoang”- cuốn tiểu thuyết về người Việt ở Ba Lan

VOV.VN - Buổi ra mắt “Tuyết hoang” và trò chuyện ùng tác giả Trần Quốc Quân diễn ra chiều 17/5/2014 tại Thư viện Hà Nội 

Mật ngữ của hoa – câu chuyện về lòng nhân đạo
Mật ngữ của hoa – câu chuyện về lòng nhân đạo

VOV.VN - Cuốn sách là câu chuyện về cô gái Victoria Jones, người có khả năng thiên bẩm hiểu ý nghĩa của các loài hoa.

Mật ngữ của hoa – câu chuyện về lòng nhân đạo

Mật ngữ của hoa – câu chuyện về lòng nhân đạo

VOV.VN - Cuốn sách là câu chuyện về cô gái Victoria Jones, người có khả năng thiên bẩm hiểu ý nghĩa của các loài hoa.

Sách mới: Vẫy vào vô tận
Sách mới: Vẫy vào vô tận

VOV.VN - Cuốn tùy bút chân dung học thuật của tác giả Đỗ Lai Thúy chứa đựng những tư liệu có giá trị

Sách mới: Vẫy vào vô tận

Sách mới: Vẫy vào vô tận

VOV.VN - Cuốn tùy bút chân dung học thuật của tác giả Đỗ Lai Thúy chứa đựng những tư liệu có giá trị