Thiếu chiến lược quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới

VOV.VN - Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, “Cần thiết phải có một chiến lược quảng bá văn học Việt Nam ra với thế giới”. 

Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam lần thứ 3 vừa diễn ra tại Hà Nội ngày 2/3 đã ghi nhận ý kiến xác đáng của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý về công tác này. Nhìn lại chặng đường đã qua, nhiều người cho rằng, dường như chúng ta mới chỉ hội nhập văn học một chiều, chủ yếu là du nhập các tác phẩm văn chương nước ngoài mà chưa chú trọng đúng mức đến việc giới thiệu, quảng bá văn chương trong nước ra với thế giới. Vì vậy, các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng “Cần thiết phải có một chiến lược quảng bá văn học Việt Nam ra với thế giới”. 

Vài năm trở lại đây, thông qua một hợp đồng trực tiếp, tập thơ “Bầu trời không mái che” của nhà thơ Mai Văn Phấn (Hải Phòng) đã được dịch sang tiếng Anh, phát hành ở hai dạng bản giấy và điện tử. Sau tiểu thuyết “Hồn bướm mơ tiên”, Quỹ hỗ trợ và quảng bá Văn học Việt Nam - Nga thuộc Hội Nhà văn Việt Nam chuẩn bị cho ra đời bản dịch tập truyện ngắn văn học Việt Nam và tập thơ đương đại sang tiếng Nga. Năm 2013, kết hợp với nhà xuất bản Riveneuve, Tiến sĩ Đoàn Cầm Thi bước đầu tập hợp và giới thiệu đến cộng đồng Pháp ngữ “Tủ sách Văn học đương đại Việt Nam”.

Còn trước đó, khi nhắc đến những tác phẩm văn học Việt Nam được bạn bè thế giới biết đến nhiều nhất thì dường như chưa có cuốn sách nào vượt qua “Nỗi buồn chiến tranh” của nhà văn Bảo Ninh và “Nhật kí Đặng Thùy Trâm” với 20 thứ tiếng.

  Trưng bày các tác phẩm văn học (Ảnh minh họa: Vietnam+)

Số tác phẩm văn học Việt Nam được giới thiệu ra thế giới còn quá khiêm tốn, mặc dù chúng ta đã có hẳn Trung tâm dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài. Những nỗ lực ban đầu của Hội Nhà văn Việt Nam trong việc phối hợp với các trung tâm dịch thuật văn học nước ngoài như: Trung tâm William Joiner (Mỹ) từ những năm 1990, giao lưu, hợp tác và trao giải thưởng văn học khu vực Đông Nam Á, nối lại quan hệ với Hội nhà văn Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây…là đáng ghi nhận nhưng dường như theo dịch giả Hoàng Thúy Toàn thì chúng ta vẫn đang thiếu một chiến lược bài bản cho việc đưa văn học Việt Nam ra nước ngoài.

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho biết: Năm 2015, tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của nhà văn Bảo Ninh sẽ được xuất bản bằng tiếng Trung Quốc, do dịch giả Hà Lộ - giảng viên Đại học Bắc Kinh chuyển ngữ. Đây là tín hiệu vui bởi trong vài chục năm trở lại đây, văn học Việt Nam dường như vắng bóng tại Trung Quốc. Mặc dù vậy, tín hiệu này vẫn đang dừng lại ở niềm say mê, yêu thích của cá nhân dịch giả. Theo ông thì cần một kế hoạch cụ thể, chi tiết hơn cho việc giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài.

"Phải có một chương trình quốc gia, nhà nước cấp kinh phí rồi, giao cho Hội Nhà văn hoặc Bộ Văn hóa và phải lên chương trình, kế hoạch cụ thể và có đánh giá, có nghiệm thu, có kết quả. Ví dụ, ở mỗi hội nghị đề ra trong vòng 5 năm, 10 năm phải dịch được bao nhiêu tác phẩm văn học Việt Nam ra nước ngoài. Và đến khi có hội nghị lại tổng kết được và phải có trưng bày" - Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nêu quan điểm.

Một dịch giả từng chia sẻ, từ những năm 60 của thế kỉ trước, các dịch giả, những nhà văn hóa như đã dịch văn học Việt Nam sang tiếng Nga để giới thiệu với bạn bè quốc tế. Thế nhưng, những tên tuổi này đang dần mai một, nếu không xây dựng đội ngũ kế thừa thì sự giãn cách thế hệ sẽ là nguyên nhân nối dài chia cách sự đồng điệu tâm hồn giữa dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác, đồng thời con đường ra nước ngoài của văn học Việt Nam vẫn chưa sáng rõ.

Theo các nhà quản lý, chúng ta cần quan tâm đến 3 lực lượng có thể giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài là: Các dịch giả Việt Nam ở trong nước, dịch giả Việt Nam sống ở nước ngoài và các dịch giả nước ngoài thông thạo tiếng Việt.

Dịch giả Lâm Quang Mỹ người chuyển ngữ và xuất bản “Tuyển tập thơ Việt Nam thế kỉ 11- 18” và “Tuyển tập Thơ Mới Việt Nam” bằng tiếng Ba Lan cho rằng: "Tôi quyết định làm công việc dịch bởi lòng tự ái dân tộc. Tôi nghĩ rằng, chúng ta đã dịch các tác phẩm văn học nước ngoài vào rất nhiều. Chúng ta có hẳn một đội ngũ khá dày dặn kinh nghiệm. Những ấn tượng của tôi vẫn còn sâu sắc về một thế hệ từ văn học cổ Trung Quốc, rồi văn học Nga, Pháp... Nhưng nhìn lại, văn học Việt Nam chưa được biết đến nhiều do lực lượng chuyển tải văn học Việt Nam ra nước ngoài bằng con đường dịch rất vắng bóng, đặc biệt là thơ".

Việc quảng bá văn học một quốc gia cần phải có tầm nhìn chiến lược với những chính sách rất cụ thể và sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của nhà nước và cơ quan chức năng. Nếu chỉ dựa vào cá nhân nhà văn, chẳng khác gì chỉ thắp lên những đốm lửa nhỏ, rất khó để trở thành một ngọn lửa lớn hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chùm thơ Xuân Ất Mùi 2015
Chùm thơ Xuân Ất Mùi 2015

VOV.VN xin trân trọng giới thiệu chùm thơ Xuân gồm 3 bài của tác giả Nguyễn Chu Nhạc.

Chùm thơ Xuân Ất Mùi 2015

Chùm thơ Xuân Ất Mùi 2015

VOV.VN xin trân trọng giới thiệu chùm thơ Xuân gồm 3 bài của tác giả Nguyễn Chu Nhạc.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói về thời đại của văn blog và facebook
Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói về thời đại của văn blog và facebook

VOV.VN - Blog, Facebook cũng có thể được xem như những trang báo tư nhân. Mà loại báo này lại có lượng người đọc rất lớn, có thể “phát hành” trên toàn cầu.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói về thời đại của văn blog và facebook

Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói về thời đại của văn blog và facebook

VOV.VN - Blog, Facebook cũng có thể được xem như những trang báo tư nhân. Mà loại báo này lại có lượng người đọc rất lớn, có thể “phát hành” trên toàn cầu.

Đêm thơ quốc tế Hạ Long
Đêm thơ quốc tế Hạ Long

VOV.VN - Đêm thơ là dịp để hoà mình cùng tiền nhân và những vần thơ mới ra đời từ cảm xúc hôm nay trong giai điệu bạn bè

Đêm thơ quốc tế Hạ Long

Đêm thơ quốc tế Hạ Long

VOV.VN - Đêm thơ là dịp để hoà mình cùng tiền nhân và những vần thơ mới ra đời từ cảm xúc hôm nay trong giai điệu bạn bè

Không gian thơ của nhà thơ - nhà báo Trương Hữu Lợi
Không gian thơ của nhà thơ - nhà báo Trương Hữu Lợi

VOV.VN - Đọc thơ Trương Hữu Lợi sẽ nhận thấy một hồn thơ vừa dằn vặt, tự vấn mình trước “bến mê” cuộc đời, vừa khao khát một nhịp cầu yêu thương chia sẻ.

Không gian thơ của nhà thơ - nhà báo Trương Hữu Lợi

Không gian thơ của nhà thơ - nhà báo Trương Hữu Lợi

VOV.VN - Đọc thơ Trương Hữu Lợi sẽ nhận thấy một hồn thơ vừa dằn vặt, tự vấn mình trước “bến mê” cuộc đời, vừa khao khát một nhịp cầu yêu thương chia sẻ.

Khai mạc hội nghị quảng bá văn học Việt Nam lần thứ 3
Khai mạc hội nghị quảng bá văn học Việt Nam lần thứ 3

VOV.VN - Việc chủ động hội nhập văn học được coi như nguyên tắc của sự phát triển và không bị gián đoạn, ngay cả trong thời kì chiến tranh.

Khai mạc hội nghị quảng bá văn học Việt Nam lần thứ 3

Khai mạc hội nghị quảng bá văn học Việt Nam lần thứ 3

VOV.VN - Việc chủ động hội nhập văn học được coi như nguyên tắc của sự phát triển và không bị gián đoạn, ngay cả trong thời kì chiến tranh.