Vì sao lại có đồng xu trong thiệp mời cưới của người Dao đỏ?

VOV.VN - Xã hội ngày càng phát triển, nhiều phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số đã bị mai một, lãng quên. Tuy vậy, với bà con dân tộc Dao đỏ, những nghi lễ, nghi thức trong đám cưới truyền thống vẫn được duy trì và bảo tồn đến ngày nay. Một trong số phải kể đến đó là đồng xu kèm thiệp mời dự lễ cưới.

Hàng năm cứ vào dịp cuối đông, đầu xuân, cũng như nhiều dân tộc anh em khác, bà con dân tộc Dao đỏ ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái bắt đầu tổ chức hôn lễ cho con em mình. Đây là thời điểm nông nhàn, thời tiết mát mẻ, mùa vụ mới thu xong, là khoảng thời gian phù hợp nhất cho làm lễ cưới.

Vào tháng 1/2024, gia đình ông Triệu Văn Thọ, ở thôn Khiểng Khun, xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái tổ chức cho cô con gái Mộc Nữ đi lấy chồng. Cũng như bao đám cưới truyền thống khác của người Dao ở đây, ngoài chuẩn bị về gạo, rượu, lợn, gà… một thứ không thể thiếu chính là chuẩn bị những đồng xu kèm thiếp đi mời họ hàng, anh em, bạn bè thân thiết đến chung vui cùng gia đình và cùng đi đưa dâu về nhà trai “mình chấu xình cha”.

Ông Triệu Văn Thọ chia sẻ: “Căn cứ vào số thành viên của đoàn đưa dâu đã thống nhất với nhà trai hôm ăn hỏi, gia đình tôi đã xem xét kỹ để lựa chọn mời đúng người thuộc diện được cùng đưa dâu về nhà trai. Ở đây có quy định theo thứ tự ưu tiên sẽ là anh em bên nội, bên ngoại, rồi bạn tri kỷ của vợ chồng tôi, của con gái và một vài trường hợp ngoại lệ”.

Theo đám cưới truyền thống của người Dao đỏ ở Yên Bái nói chung, xã Tân Phượng, huyện Lục Yên nói riêng, phía nhà gái (bao gồm cả bố mẹ đẻ cô dâu) sẽ đưa dâu về nhà trai. Số lượng người đưa dâu được hai bên gia đình thống nhất khi tổ chức lễ ăn hỏi, và sau đó bên nhà trai sẽ chuẩn bị các đồng xu buộc sẵn chỉ đỏ vào từng xu một trao cho nhà gái để phát hành cùng thiếp mời hoặc lời mời.

Những gia đình nhận được đồng xu kèm thiếp mời thì đến ngày cưới sẽ cử số người tương ứng số xu nhận được cùng đưa dâu về phía nhà trai – “mình chấu xình cha”. Còn những gia đình nhận thiếp mời mà không kèm đồng xu thì đến ngày cưới vẫn đến chung vui bình thường, nhưng không tham gia đoàn đưa dâu vào hôm sau.

Khi đưa dâu gần đến nhà trai, đoàn nhà gái sẽ dừng lại chỉnh sửa lại trang phục cô dâu, sau đó nhà trai nổi nhạc truyền thống ra đón. Dẫn đầu là ban nhạc gồm kèn, trống, chiêng, chũm chọe; tiếp sau là đại diện gồm những người quan trọng trong đám cưới ở phía nhà trai như cha mẹ chú rể, thầy cúng làm lễ, bếp trưởng…

Đón về đến hiên nhà, cô dâu sẽ ngồi trước cửa chính chờ thầy làm một số nghi thức và đợi giờ đẹp bước chân vào nhà. Trong khoảng thời gian chờ, đoàn đưa dâu cũng được bố trí chỗ ngồi bên ngoài hai hiên nhà, và được nhà trai chuẩn bị nước ấm mời từng người rửa mặt, rửa tay chân; mời nước chè, rượu, thuốc từng người trong đoàn.

Ông Triệu Kim Tiều ở thôn Khe Bín, xã Tân Phượng cho biết: Phải những gia đình có vai vế quan trong với nhà gái mới có được vinh dự mình “mình chấu xình cha” – đưa dâu.

‘Ngày xưa số người đưa dâu về nhà trai nhiều nhất không quá 32 người, ngày nay thì nhiều hơn, nhất là với những nhà đông anh em, họ hàng; gia đình nhà trai và nhà gái gần nhau. Tuy nhiên, số lượng người đưa dâu cũng phải tương ứng với số xu hai gia đình đã thống nhất” - ông Triệu Kim Tiều nói.

Ông Bàn Phúc Sương, năm nay 80 tuổi ở thôn Bỏ Mi, xã Tân Phượng - một người am hiểu về lễ nghĩa người Dao đỏ cho biết: theo sách của người Dao ghi chép và lưu truyền miệng lại thì đồng xu dùng để mời cưới này đã có từ rất lâu. Bản thân ông ngay từ bé đã được chứng kiến mỗi lần có gia đình thân thiết tổ chức cho con gái đi lấy chồng là khi mời cưới có đưa cho cả đồng xu. Trước đây chưa có thiếp in thì đưa kèm điếu thuốc lào vê sẵn, hoặc điếu thuốc lá, nay hiện đại hơn thì đưa kèm thiếp mời.

Cũng theo ông Bàn Phúc Sương, việc đưa đồng xu vừa có ý nghĩa nhờ vừa mang biểu tượng thuê, cam kết theo. Còn vì sao lại chọn con số giới hạn số người tối đa là 32, là một phần vì số 3 có ý nghĩa vững chắc, số 2 có ý nghĩa hài hòa, bền lâu. Một phần cũng do trước đây, khi đoàn “mình chấu xình cha” về sẽ được nhà trai biếu thêm một miếng thịt lợn khoảng 1kg, do vậy số người đưa dâu có giới hạn tối đa để giảm bớt gánh nặng cho nhà trai.

“Từ ngày xưa đã có quy định là nhà nào nhận được đồng xu kèm sợi chỉ đỏ thì mới bố trí người cùng nhà gái đưa dâu về nhà trai, ai không có đồng xu thì có nhờ người ta cũng không đi cùng. Những người đưa dâu cũng toàn là anh em, họ hàng nên đi sang nhà trai vừa thể hiện là nhà gái đông anh em, đoàn kết vừa để mở rộng mối tình thông gia, liên gia với nhà trai” - ông Bàn Phúc Sương nói.

Ngày nay, đời sống xã hội ngày càng phát triển, không còn tục lệ khi đoàn nhà gái về nhà trai phải biếu tặng mỗi thành viên trong đoàn một miếng thịt, không còn ngủ lại ở nhà trai qua đêm… nên số lượng người đưa dâu không còn bị giới hạn con số cụ thể. Nếu gần thì có thể lên đến 50, 60 người; còn xa chỉ trên dưới 15 người, nhưng ý nghĩa của đồng xu vẫn còn nguyên giá trị.

Một số hình ảnh đón dâu của đồng bào dân tộc Dao ở Tân Phượng, Lục Yên, Yên Bái:

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Tức khang” - trò chơi độc đáo của người Tày Lục Yên
“Tức khang” - trò chơi độc đáo của người Tày Lục Yên

VOV.VN - Mỗi độ Tết đến xuân về, cùng với những phong tục, tập quán, văn hóa truyền thống, các trò chơi dân gian cũng góp phần làm nên những mùa xuân thêm vui tươi, phấn khởi. Trong số các trò chơi dân gian ấy phải kể đến là trò chơi “Tức khang” – đánh quay, trò chơi được chơi phổ biến của người dân tộc Tày ở dịp lễ, tết.

“Tức khang” - trò chơi độc đáo của người Tày Lục Yên

“Tức khang” - trò chơi độc đáo của người Tày Lục Yên

VOV.VN - Mỗi độ Tết đến xuân về, cùng với những phong tục, tập quán, văn hóa truyền thống, các trò chơi dân gian cũng góp phần làm nên những mùa xuân thêm vui tươi, phấn khởi. Trong số các trò chơi dân gian ấy phải kể đến là trò chơi “Tức khang” – đánh quay, trò chơi được chơi phổ biến của người dân tộc Tày ở dịp lễ, tết.

Phong tục đón Tết cổ truyền của người Dao đỏ Lào Cai
Phong tục đón Tết cổ truyền của người Dao đỏ Lào Cai

VOV.VN - Người Dao đỏ Lào Cai quan niệm một năm có 2 tết chính, đó là rằm tháng bảy và Tết Nguyên đán.Tết Nguyên đán là tết lớn nhất trong năm được đồng bào chuẩn bị từ sớm để con cháu vui xuân đón Tết, với mong muốn một năm mới bình an, no ấm. 

Phong tục đón Tết cổ truyền của người Dao đỏ Lào Cai

Phong tục đón Tết cổ truyền của người Dao đỏ Lào Cai

VOV.VN - Người Dao đỏ Lào Cai quan niệm một năm có 2 tết chính, đó là rằm tháng bảy và Tết Nguyên đán.Tết Nguyên đán là tết lớn nhất trong năm được đồng bào chuẩn bị từ sớm để con cháu vui xuân đón Tết, với mong muốn một năm mới bình an, no ấm. 

Tìm hiểu tục Kỉng ceng chẹ - Tục diệt sâu bọ của người Dao đỏ Yên Bái
Tìm hiểu tục Kỉng ceng chẹ - Tục diệt sâu bọ của người Dao đỏ Yên Bái

VOV.VN - Với mong muốn diệt trừ các loài sâu bọ gây hại cho cây trồng ngay khi còn nằm trong trứng, hàng năm đồng bào Dao đỏ Yên Bái có một ngày kỉng ceng chẹ - ngày diệt sâu bọ. 

Tìm hiểu tục Kỉng ceng chẹ - Tục diệt sâu bọ của người Dao đỏ Yên Bái

Tìm hiểu tục Kỉng ceng chẹ - Tục diệt sâu bọ của người Dao đỏ Yên Bái

VOV.VN - Với mong muốn diệt trừ các loài sâu bọ gây hại cho cây trồng ngay khi còn nằm trong trứng, hàng năm đồng bào Dao đỏ Yên Bái có một ngày kỉng ceng chẹ - ngày diệt sâu bọ.