Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển nền công nghiệp văn hóa

VOV.VN - Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng cho biết, Việt Nam đang là quốc gia tầm trung về phát triển công nghiệp văn hoá và còn nhiều dư địa phát triển.

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam là Hội nghị đầu tiên về công nghiệp văn hoá ở quy mô toàn quốc được Thủ tướng Chính phủ gợi mở, giao nhiệm vụ cho Bộ VHTTDL nghiên cứu, tham mưu, chuẩn bị kỹ lưỡng để tổ chức với lời căn dặn: "Không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm, có mỏ vàng đừng để bị lãng quên".

Nhiều kết quả đáng ghi nhận

Theo Bộ trưởng Bộ VHTTDL, nhìn lại chặng đường 7 năm triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam (Chiến lược 1755), với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, sự đồng hành của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, công tác phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam đã đạt được một số kết quả nổi bật.

Về đóng góp của các ngành công nghiệp văn hoá vào GDP: Năm 2015, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 2,68% GDP. Sau 3 năm 2016, 2017, 2018 triển khai Chiến lược 1755: năm 2018, 12 ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 3,61% GDP. Trong giai đoạn từ năm 2018 - 2022, giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đóng góp ước đạt 1,059 triệu tỷ đồng (44 tỷ USD).

Trong 5 năm qua, bình quân tốc độ tăng trưởng về số lượng các cơ sở kinh tế hoạt động trong các ngành công nghiệp văn hóa đạt 7,21%/năm. Chỉ tính riêng năm 2022, thống kê có khoảng 70.321 cơ sở đang hoạt động có liên quan đến ngành công nghiệp văn hóa và bình quân lực lượng lao động thu hút khoảng 1,7 triệu đến 2,3 triệu người, tăng 7,44%/năm.

So sánh số liệu thống kê sau 7 năm của chúng ta với tình hình chung trên thế giới, có thể thấy, Việt Nam đang là quốc gia tầm trung về phát triển công nghiệp văn hoá và còn nhiều dư địa phát triển.

Về đóng góp của các ngành công nghiệp văn hoá đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Với đặc trưng sáng tạo và công nghệ, công nghiệp văn hóa đang mang đến sự thay đổi cơ cấu của các ngành có liên quan, tiếp đó là sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế.

Sự xuất hiện của các trung tâm công nghiệp văn hóa, các thành phố sáng tạo đã và đang làm thay đổi cơ cấu vùng kinh tế.

Các doanh nghiệp văn hóa, bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Sự thay đổi này đã tạo nên các kết quả đáng ghi nhận ở cả 12 ngành (giai đoạn 2018-2022: Đối với kiến trúc: giá trị gia tăng bình quân tăng 7,37%; Đối với thiết kế: Giá trị gia tăng của bình quân tăng 6,36%; Đối với thời trang: giá trị gia tăng bình quân tăng 7,3%; Đối với điện ảnh: giá trị gia tăng bình quân 7,94%...).

Về đóng góp của các ngành công nghiệp văn hoá trong công tác quảng bá hình ảnh, bản sắc và gia tăng sức hấp dẫn, thuyết phục của sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam: Hà Nội, Đà Lạt, Hội An là 03 thành phố của Việt Nam đã gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, trong đó Hà Nội trở thành thành phố Thiết kế sáng tạo, Đà Lạt thành phố sáng tạo âm nhạc và Hội An thành phố thủ công và nghệ thuật dân gian.

Sự xuất hiện của 03 thành phố sáng tạo trên bản đồ các thành phố sáng tạo toàn cầu là một căn cứ vững vàng để Việt Nam có thể xác định mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo là trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa thu hút và hội tụ sự sáng tạo tại khu vực Đông Nam Á.

Công ước 2005 bảo vệ phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hoá của UNESCO được thông qua năm 2005, có hiệu lực từ tháng 3/2007. Với tư cách là thành viên có trách nhiệm của UNESCO, đã thể hiện sự đóng góp tích cực bằng hành động thông qua việc ban hành Chiến lược 1755; trúng cử và đảm nhiệm thành công vai trò Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ và Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước UNESCO nhiệm kỳ (2011-2015). Gần đây nhất, ngày 22/11/2023, Việt Nam đã trúng cử thành viên Uỷ ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027 với số phiếu rất cao.

Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu Thế giới tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới năm 2023 sau các năm 2019, 2020, 2022. Điều đó cho thấy những giá trị nổi bật toàn cầu và sức hấp dẫn của du lịch văn hoá - một trong 12 ngành công nghiệp văn hoá đối với cộng đồng quốc tế.

Vẫn tồn tại và hạn chế của phát triển công nghiệp văn hóa

Bên cạnh việc nhìn nhận các thành quả đã đạt được, Bộ trưởng Bộ VHTTDL cũng thẳng thắn nhìn nhận những bất cập và thách thức đặt ra trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hoá. Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật (luật, nghị định) quy định thực hiện nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp văn hoá. Đồng thời, còn thiếu các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp về thu hút nguồn vốn, phát triển nguồn lực để hỗ trợ, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển toàn diện trên cả nước nói chung và ở từng địa phương nói riêng.

Nguồn lực đầu tư mang tính dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa tập trung phát triển một số lĩnh vực chuyên ngành có lợi thế, tiềm năng nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng tâm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp văn hóa còn thiếu về số lượng và chất lượng. Chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp văn hóa còn chưa thực sự khuyến khích và thu hút nhân lực vào lĩnh vực này.

Chưa có Chỉ số thống kê về ngành công nghiệp văn hoá trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Thống kê của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan có liên quan mới chỉ đáp ứng yêu cầu báo cáo phục vụ công tác quản lý, chưa được thực hiện toàn diện và đầy đủ dẫn đến việc đề xuất giải pháp phát triển của từng lĩnh vực chưa kịp thời và sát thực tế.

Nội dung, hình thức các sản phẩm, dịch vụ trong các ngành công nghiệp văn hóa (phần mềm, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, kiến trúc, thời trang…) chưa thực sự khai thác được hết các đặc trưng văn hoá bản địa để tạo sự độc đáo, riêng có trong các sản phẩm, dịch vụ qua đó nâng cao giá trị sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh, hấp dẫn khách hàng trong nước và quốc tế.

Một số bộ phận doanh nghiệp và nhân dân chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan nên việc vi phạm và xâm phạm thời gian qua đã tác động trực tiếp đến những người làm sáng tạo, đồng thời gây cản trở cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

Cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa chưa thường xuyên, chặt chẽ, đồng bộ.

Theo Bộ trưởng Bộ VHTTDL, sở dĩ phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam còn nhiều bất cập, hạn chế, khó khăn là do ngành công nghiệp văn hóa có phạm trù lớn, bao gồm đa ngành, nhiều lĩnh vực có nội hàm rộng nhưng chưa được cụ thể hoá, do vậy gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Nhiều cơ quan, đơn vị cùng tham gia quản lý, do vậy chưa có giải pháp phát triển tổng thể.

Các ngành công nghiệp văn hóa là nhóm ngành dễ bị tác động bởi các yếu tố tác động bên ngoài. Nhiều sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa của Việt Nam hiện nay chưa đưa được hết các giá trị cốt lõi, bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều doanh nghiệp Việt chưa đề cao xây dựng giá trị thương hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ và các yếu tố pháp lý liên quan đến bảo vệ bản quyền.

Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động sáng tạo văn hóa, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ văn hóa chưa được nhiều nhà đầu tư quan tâm, do nguồn vốn chi cho đầu tư sáng tạo lớn nhưng khả năng thu hồi vốn chậm, nhỏ lẻ và tiềm ẩn nhiều rủi ro từ cơ chế, chính sách, phương pháp quản lý, đến ứng xử của cộng đồng, xã hội đối với từng sản phẩm công nghiệp văn hoá.

Việt Nam có một thị trường nội địa tiềm năng với dân số trẻ, cởi mở, dễ tiếp cận, tuy nhiên đối tượng này chưa hình thành thói quen, ý thức trong việc tôn trọng, bảo vệ và phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hoá của Việt Nam một cách toàn vẹn, khai thác, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tuân thủ đúng quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Đầu tư tài chính cho văn hóa trong đó có công nghiệp văn hóa từng bước được nâng lên nhưng hiện tại còn thấp hơn so với nhu cầu.

Từ thực trạng trên, Bộ VHTTDL đề xuất một số mục tiêu trọng tâm như phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trở thành ngành kinh tế quan trọng, trong đó tập trung phát triển có trọng tâm, trọng điểm một số ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế nhằm đạt mục tiêu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP và tiếp tục góp phần phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa đa dạng, chất lượng cao dựa trên yếu tố đổi mới, sáng tạo, văn hóa truyền thống và tôn trọng bản quyền; nâng cao giá trị của các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người dân trong nước và xuất khẩu; góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa.

Xác định lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm phát triển công nghiệp văn hóa dựa trên lợi thế sẵn có của Việt Nam, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

Hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa trọng điểm, như tại TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh; định hình, mở rộng và phát triển mạng lưới các thành phố sáng tạo trên cả nước (Quảng Ninh, Quảng Nam, Kiên Giang, Huế, Đà Lạt…).

Cần tập trung vào giải pháp, lộ trình tháo gỡ những bất cập

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam là hội nghị đầu tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với sự đặc biệt quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương, thời gian qua các ngành công nghiệp văn hóa dần trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng. Sự đầu tư nguồn vốn vào các ngành công nghiệp văn hóa đã thúc đẩy thị trường công nghiệp văn hóa có những bước tiến mới, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, so với một số ngành khác, các ngành công nghiệp văn hóa nước ta vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế.

Thủ tướng nhấn mạnh cần có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, tư duy đến hành động, đổi mới tư duy, đột phá trong cách làm, xây dựng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam "sáng tạo - bản sắc - độc đáo - chuyên nghiệp - cạnh tranh", trên nền tảng văn hóa "dân tộc - khoa học - đại chúng" của Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943.

“Cần tập trung vào giải pháp, lộ trình tháo gỡ những bất cập hiện nay, nhất là trong cơ chế, chính sách, triển khai đồng bộ các giải pháp về quy hoạch, thị trường, khoa học công nghệ, huy động sự tham gia của doanh nghiệp, ngân hàng, thu hút nguồn lực hợp tác công tư, tập trung những sản phẩm, dịch vụ nào để tạo hiệu quả và sức lan tỏa, phát triển thương hiệu quốc gia trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa ra sao cũng là vấn đề được quan tâm”, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cơ hội làm rõ những dư địa phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam
Cơ hội làm rõ những dư địa phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam

VOV.VN - Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam sáng nay (22/12) do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, thể hiện vai trò, tầm quan trọng trong định hướng, mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Đây được ví như “Hội nghị Diên Hồng” để hiến kế phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong tương lai.

Cơ hội làm rõ những dư địa phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam

Cơ hội làm rõ những dư địa phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam

VOV.VN - Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam sáng nay (22/12) do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, thể hiện vai trò, tầm quan trọng trong định hướng, mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Đây được ví như “Hội nghị Diên Hồng” để hiến kế phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong tương lai.

Phát triển công nghiệp văn hóa: Việt Nam học hỏi kinh nghiệm gì từ quốc tế?
Phát triển công nghiệp văn hóa: Việt Nam học hỏi kinh nghiệm gì từ quốc tế?

VOV.VN - Để phát triển thành công nghiệp văn hóa, Việt Nam cần tăng cường đào tạo, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của quốc tế.

Phát triển công nghiệp văn hóa: Việt Nam học hỏi kinh nghiệm gì từ quốc tế?

Phát triển công nghiệp văn hóa: Việt Nam học hỏi kinh nghiệm gì từ quốc tế?

VOV.VN - Để phát triển thành công nghiệp văn hóa, Việt Nam cần tăng cường đào tạo, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của quốc tế.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

VOV.VN - Đây là Hội nghị đầu tiên và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

VOV.VN - Đây là Hội nghị đầu tiên và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Thủ tướng sẽ chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển công nghiệp văn hóa
Thủ tướng sẽ chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển công nghiệp văn hóa

VOV.VN - Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sẽ diễn ra ngày 24/12 tại trụ sở Chính phủ và được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh thành cùng các bộ ngành liên quan. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sẽ chủ trì, điều hành Hội nghị.

Thủ tướng sẽ chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển công nghiệp văn hóa

Thủ tướng sẽ chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển công nghiệp văn hóa

VOV.VN - Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sẽ diễn ra ngày 24/12 tại trụ sở Chính phủ và được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh thành cùng các bộ ngành liên quan. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sẽ chủ trì, điều hành Hội nghị.