7 ngày qua: Đón xuân với nhiều niềm tin và kỳ vọng mới

Chúng ta chia tay năm cũ Tân Mão 2011 và chào đón năm mới Nhâm Thìn 2012 với nhiều niềm tin và kỳ vọng mới.

Hôm nay (29/1) là ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ Tết nguyên đán Nhâm Thìn kéo dài 9 ngày. Đây là kỳ nghỉ Tết dài nhất từ trước đến nay, là cơ hội tốt để người dân có một cái Tết thật sự thoải mái, được nghỉ ngơi, thăm hỏi họ hàng, về quê, tham gia vào nhiều hoạt động lễ hội và đi du lịch. Nếu so với những năm trước, khi kỳ nghỉ Tết chỉ kéo dài 3 ngày thì rõ ràng, con số 9 ngày cũng có nhiều ý nghĩa.

So với nhiều quốc gia trên thế giới, nghỉ Tết 9 ngày không phải là nhiều nhưng so với những cái Tết 3 ngày trước đây thì rõ ràng, chúng ta đã cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều khi đời sống và những nhu cầu của người dân đã được cải thiện. Trải qua kỳ nghỉ 9 ngày, hầu hết người dân đều cảm thấy phấn chấn và tin rằng, năm 2012, đất nước sẽ đạt được những đỉnh cao mới mặc dù biết rằng, năm Rồng Vàng, không phải mọi sự đều thuận lợi.

Chúng ta chia tay năm cũ Tân Mão 2011 và chào đón năm mới Nhâm Thìn 2012 với nhiều niềm tin và kỳ vọng mới. Xuân Nhâm Thìn 2012 này là khởi đầu cho một sức sống mới, một khí thế mới và một niềm tin lớn.

Bắt tay vào năm mới 2012, nhiều khó khăn thách thức phía trước, mỗi người dân phải ý thức hơn về công việc của mình.

Chủ tịch nước cày tịch điền đầu năm

Sáng 29/1 (tức mùng 7 Tết Nhâm Thìn), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2012 tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam và thực hiện cày tịch điền, nghi lễ chính của lễ hội mang ý nghĩa khai mở một năm lao động, cày cấy mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà no đủ.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thay mặt Đảng và Nhà nước phát động ngày hội xuống đồng của toàn thể nhân dân năm 2012

Tuần qua, cũng là tuần mà khắp nơi trên cả nước tổ chức các lễ hội truyền thống, hoạt động văn hoá đặc sắc mừng Xuân mới.

Khai xuân, giá vàng tăng vọt

Trong buổi sáng giao dịch đầu tiên của năm Nhâm Thìn ngày 28/1 (tức 6 Tết), các doanh nghiệp kim hoàn lớn tại Hà Nội đồng loạt thông báo giá vàng SJC ở mức trên 46 triệu đồng/lượng, cao hơn khoảng 1,8-2 triệu đồng/lượng so với mức áp dụng ở thời điểm khi kỳ nghỉ lễ bắt đầu. Khoảng cách giữa giá mua và giá bán vàng đang ở mức cao, lên tới 700.000 đồng mỗi lượng.



Giá vàng trong nước tăng vọt khi khai xuân là do giá vàng quốc tế đã có những bước nhảy xa trong thời gian thị trường trong nước đóng cửa nghỉ lễ.

Chốt phiên cuối tuần vào đêm qua 27/1 tại New York, giá vàng giao ngay dừng ở mức 1.738,3 USD/oz, cao hơn 16,8 USD/oz so với phiên liền trước và tăng hơn 70 USD/oz, tương đương mức tăng 4,2% so với cuối tuần trước.

Một điểm đáng nhấn mạnh là trong tuần qua, vai trò “vịnh tránh bão” của vàng đã được khôi phục đáng kể. Thay vì giảm trước những tin xấu như trong thời gian trước, vàng trong tuần này đã tăng giá trước những thông tin bất lợi về kinh tế Mỹ và khủng hoảng nợ công của châu Âu. Hiện giá vàng đang ở mức cao nhất trong vòng 7 tuần trở lại đây.

Kinh tế thế giới vẫn chìm trong bất ổn và bế tắc

Cuộc đối thoại của Hy Lạp và các chủ nợ vẫn bế tắc. Hy Lạp muốn các chủ nợ giảm 70% nợ từ thỏa thuận 50% vào trước đó. Buổi họp thứ nhất của lãnh đạo Liên minh châu Âu đã diễn ra, không một quyết định mang tính đột phá nào được đưa ra ngoại trừ việc chính phủ Đức đã “mềm giọng” hơn trong vấn đề tăng cường quy mô của quỹ giải cứu (EFSF). Lại một lần nữa, IMF lên tiếng cảnh báo chính phủ các nước châu Âu về việc cần xây dựng được một bức tường lửa lớn hơn để ngăn khủng hoảng lan từ nhóm nền kinh tế yếu sang các nền kinh tế vẫn còn mạnh.

Châu Âu quá bế tắc với hướng giải quyết khủng hoảng nợ và điều duy nhất họ nghĩ tới là phải cắt giảm ngân sách mạnh tay hơn nữa, tuy nhiên đáng tiếc, càng cắt giảm ngân sách, kinh tế càng tăng trưởng kém, nguồn thu của chính phủ giảm, điều xấu này còn dẫn đến điều tồi tệ hơn và châu Âu nhiều khả năng sẽ rơi vào vòng xoáy suy giảm, đúng như dự báo của George Soros vào cuối tháng 1.

Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tại Davos cũng không mangđến thông tin gì mới ngoài việc các tỷ phú và nhà đầu tư nổi tiếng như George Soros hay chuyên gia kinh tế Nouriel Roubini hoặc một số tỷ phú hàng đầu của ẤnĐộ kêu ca về khủng hoảng nợ công châu Âu và vấn đề tăng thuế đối với người giàuđể giảm bất bình đẳng. Từ “bất bình đẳng” dù được đề cập đến nhiều nhưng nó thực ra gần như không xuất hiện trong chương trình làm việc của WEF.

Đến cuối tháng 1, đến lượt Fitch hạ xếp hạng tín dụng của 5 nước châu Âu bao gồm Italy, Tây Ban Nha, Bỉ, Slovenia và Cyprus. Khi còn quá căng thẳng với giải pháp cho khủng hoảng nợ khu vực, quyết định hạ xếp hạng của hàng loạt tổ chức lớn trên thế giới khiến lãnh đạo châu Âu thêm đau đầu và đã có lúc họ tuyên chiến với các tổ chức này. Trước đó Fitch còn khiến người ta lo sợ khi khẳng định Fitch tin Hy Lạp sẽ vỡ nợ.

Thông tin từ châu Á không khỏi khiến người ta lo ngại. Nền kinh tế hàng đầu khu vực, Nhật, đón nhận thông tin Nhật thâm hụt thương mại lầnđầu tiên trong hơn 30 năm; kinh tế Hàn Quốc quý 4/2011 tăng trưởng kém nhất trong 2 năm…Như vậy có thể thấy kinh tế châu Á thực ra cũng không hoàn toàn tách biệt với kinh tế châu Âu và kinh tế Mỹ như người ta hy vọng.

Xét về bản chất của kinh tế Nhật và Hàn Quốc, cũng không nên quá ngạc nhiên với các thông tin trên bởi Nhật và Hàn Quốc cho đến nay vốn phụthuộc nhiều vào xuất khẩu; xuất khẩu cực kỳ quan trọng trong kinh tế Hàn Quốc và khi nền kinh tế của thị trường xuất khẩu như Mỹ, châu Âu suy giảm, Hàn Quốc cũng khó tránh khỏi tác động. Kinh tế Hàn Quốc dự kiến còn khó khăn hơn trong năm 2012, Bộ Tài chính Hàn Quốc dự báo tăng trưởng xuất khẩu sẽ rớt xuống khoảng 7,4% trong năm 2012 từ mức gần 20% năm 2011.

Với hàng loạt thông tin bất lợi từ Mỹ, châu Âu và tác độngđến châu Á, IMF hạ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2012 từ 4% xuống còn 3,3%, cho rằng khu vực eurozone gồm 17 quốc gia thành viên sẽ tăng trưởng âm 0,5% trong năm nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên