Bao giờ Việt Nam có “làng thần kỳ”?

VOV.VN-Để có “làng thần kỳ” như ở Nhật Bản, Việt Nam cần có giải pháp đột phá chuyển giao công nghệ cho phát triển nông nghiệp.

Vừa qua, hai nông dân Nhật Bản đến vùng trồng rau Đà Lạt (Lâm Đồng) để tìm nơi có thể áp dụng mô hình và công nghệ cao của “làng thần kỳ” trong trồng rau. “Làng thần kỳ” là cách người Nhật trân trọng gọi làng Karakumi thuộc tỉnh Nagano, Nhật Bản, từ một trong những làng nghèo nhất nước, sau hơn 20 năm tập trung ứng dụng công nghệ cao đã trở thành giàu có hàng đầu tại Nhật.

Nông nghiệp không phải thế mạnh của Nhật Bản mà những nông dân nước này đã làm được những kỳ tích như thế. Còn nước ta, với nền nông nghiệp ngàn đời, đất canh tác phì nhiêu, 70% dân số là nông dân nhưng hiện nay giá trị sản xuất nông nghiệp lại rất thấp và ngày càng giảm sút; nông dân thì đa phần nghèo khó. Làm sao để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, để có nhiều những ngôi “làng thần kỳ” như thế ở nước ta?

Ngôi làng “thần kỳ” Karakumi, Nhật Bản có đất đai khô cằn và khí hậu khắc nghiệt, chỉ sản xuất nông nghiệp được bốn tháng mỗi năm, thời gian còn lại không thể sản xuất do tuyết bao phủ, thế nhưng như có phép nhiệm màu, chỉ bằng trồng rau, nông dân ở đây đã có thu nhập hàng đầu Nhật Bản 250.000 USD/hộ/năm (tương đương với 5,2 tỷ đồng). Sự “thần kỳ” của ngôi làng thuần nông này không phải ở số tiền đáng mơ ước mà là số tiền đó được làm ra trên mảnh đất khô cằn bậc nhất nước Nhật.

Khách người Nhật tham quan giàn dâu tây Nhật ở HTX Trung Tín, Đà Lạt (Ảnh: báo Lâm Đồng)

Có thể nói, công nghệ cao và tính kỷ luật trong sản xuất là chìa khóa quan trọng để mỗi năm mang về cho làng Karakumi 150 triệu USD từ trồng rau. Tiêu chuẩn rau an toàn mà làng áp dụng không phải là những chứng nhận tiêu chuẩn toàn cầu, đơn giản là họ sản xuất ra sản phẩm tốt nhất có thể, hoàn toàn không gây hại cho con người và đáp ứng cao hơn các quy định an toàn thực phẩm của Nhật.

Để đảm bảo uy tín của thương hiệu rau xà lách làng Karakumi, ông trưởng làng thiết lập kỉ luật nghiêm ngặt. Nếu nông dân nào làm sai những quy định sản xuất rau mà cả làng đã thống nhất thì người đó bị cấm sản xuất.

Câu chuyện về ngôi làng “thần kỳ” bên nước Nhật khiến chúng ta không khỏi suy ngẫm và có những so sánh về sản xuất nông nghiệp hiện nay ở nước mình. Đất đai phì nhiêu, màu mỡ; khí hậu thuận lợi; nông dân Việt Nam chăm chỉ, giỏi giang, thế nhưng giá trị thu được từ sản xuất nông nghiệp lại rất thấp, đời sống người dân đói nghèo, bấp bênh.

Chúng ta cũng có những ngôi làng trồng rau có tiếng, cũng áp dụng những tiêu chuẩn an toàn, thế nhưng từ sản xuất đến thị trường không được kiểm soát đến nơi đến chốn, những làng rau, hợp tác xã rau an toàn sớm “chết yểu”. Người nông dân vì cái lợi trước mắt, dùng hóa chất, thuốc kích thích vô tội vạ miễn sao rau lên nhanh, bán được nhiều.

Việt Nam cũng không thiếu những nhà khoa học giỏi trong nông nghiệp, không thiếu những cán bộ nông nghiệp tận tình, rồi cả hệ thống khuyến nông từ trung ương đến thôn bản. Thế nhưng những mô hình xây dựng, chuyển giao cho nông dân chỉ được thời gian đầu, còn sau đó khi dự án kết thúc, nếu không có kinh phí hỗ trợ thì mô hình cũng kết thúc theo, không thể nhân rộng ra được.

Điều đau đáu của ngành nông nghiệp và bà con nông dân hiện nay là làm sao để tăng giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân? Theo dự báo, tăng trưởng năm 2013 của ngành nông nghiệp chỉ khoảng 3%, giảm đáng lo ngại, chỉ khoảng 3%. Điều đó cho thấy, nông nghiệp đã tăng trưởng hết giới hạn khi hàng chục năm nay nặng về phát triển theo chiều rộng. Do đó, không thể dựa vào tự nhiên để tăng trưởng được nữa.

Nguồn lực vô tận duy nhất để thúc đẩy tăng trưởng là khoa học công nghệ. Cùng với đó, nông dân cần thay đổi phương cách sản xuất, phải hướng tới chất lượng, thương hiệu và gắn kết thị trường. Làm được điều này thì kỳ tích của ngôi làng Karakumi bên nước Nhật không còn là mơ ước xa xôi mà sẽ trở thành hiện thực ở nước ta trong tương lai không xa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Cởi trói” cho nông nghiệp từ tư duy nhà quản lý
“Cởi trói” cho nông nghiệp từ tư duy nhà quản lý

VOV.VN-Cần đổi mới tư duy nhà quản lý nông nghiệp để định hướng sản xuất, đánh thức tiềm năng từ ruộng đồng, sức dân.

“Cởi trói” cho nông nghiệp từ tư duy nhà quản lý

“Cởi trói” cho nông nghiệp từ tư duy nhà quản lý

VOV.VN-Cần đổi mới tư duy nhà quản lý nông nghiệp để định hướng sản xuất, đánh thức tiềm năng từ ruộng đồng, sức dân.

Giải pháp nào cho đổi mới trong nông nghiệp?
Giải pháp nào cho đổi mới trong nông nghiệp?

VOV.VN-Ngành nông nghiệp cần một chính sách đồng bộ để gắn kết “4 nhà”, đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật đủ tầm cho nông nghiệp.

Giải pháp nào cho đổi mới trong nông nghiệp?

Giải pháp nào cho đổi mới trong nông nghiệp?

VOV.VN-Ngành nông nghiệp cần một chính sách đồng bộ để gắn kết “4 nhà”, đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật đủ tầm cho nông nghiệp.

Hợp tác và nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp xanh
Hợp tác và nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp xanh

VOV.VN - Hội thảo là một trong những chuỗi sự kiện tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long – Vĩnh Long 2013.

Hợp tác và nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp xanh

Hợp tác và nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp xanh

VOV.VN - Hội thảo là một trong những chuỗi sự kiện tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long – Vĩnh Long 2013.

Muốn phát triển nông nghiệp, phải tập trung đất đai?
Muốn phát triển nông nghiệp, phải tập trung đất đai?

VOV.VN-Nhiều chuyên gia cho rằng, còn sản xuất manh mún, nông nghiệp Việt Nam không thể bứt phá, đời sống nông dân tiếp tục khó khăn.

Muốn phát triển nông nghiệp, phải tập trung đất đai?

Muốn phát triển nông nghiệp, phải tập trung đất đai?

VOV.VN-Nhiều chuyên gia cho rằng, còn sản xuất manh mún, nông nghiệp Việt Nam không thể bứt phá, đời sống nông dân tiếp tục khó khăn.

Tăng thời hạn giao, cho thuê đất nông nghiệp: Ai có lợi?
Tăng thời hạn giao, cho thuê đất nông nghiệp: Ai có lợi?

VOV.VN -Thời hạn giao đất quá dài đối với nông dân không có ý nghĩa nhưng lại rất có ý nghĩa với các đại gia đã thu gom nhiều đất...

Tăng thời hạn giao, cho thuê đất nông nghiệp: Ai có lợi?

Tăng thời hạn giao, cho thuê đất nông nghiệp: Ai có lợi?

VOV.VN -Thời hạn giao đất quá dài đối với nông dân không có ý nghĩa nhưng lại rất có ý nghĩa với các đại gia đã thu gom nhiều đất...

Chuyện tìm đất lập “làng thần kỳ” ở Đà Lạt
Chuyện tìm đất lập “làng thần kỳ” ở Đà Lạt

VOV.VN -"Làng thần kỳ" là cách gọi về ngôi làng Karakumi ở Nhật, nơi từ nghèo nhất trở thành giàu nhất nhờ nông nghiệp công nghệ cao.

Chuyện tìm đất lập “làng thần kỳ” ở Đà Lạt

Chuyện tìm đất lập “làng thần kỳ” ở Đà Lạt

VOV.VN -"Làng thần kỳ" là cách gọi về ngôi làng Karakumi ở Nhật, nơi từ nghèo nhất trở thành giàu nhất nhờ nông nghiệp công nghệ cao.