Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992:

Bảo vệ quyền con người, quyền công dân

VOV.VN -Quyền cơ bản của con người, quyền công dân của Việt Nam đã và đang được số đông các nước trên thế giới ghi nhận.

Sau nhiều kỳ họp Quốc hội, sau khi tổng hợp hơn 26 triệu lượt ý kiến đóng góp, sáng nay (28/11) Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13 thông qua Hiến pháp 1992 (sửa đổi). Trong nhiều điểm mới của Hiến pháp sửa đổi, có thể nói, lần đầu tiên quyền cơ bản của con người, quyền công dân được thể hiên rõ nét nhất và là điểm mới nhất, kế thừa, phát huy từ các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992. Nó lại càng đặc biệt có ý nghĩa khi vừa qua, Việt Nam đã chính thức gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc. Chính bởi vậy, trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội lại càng lớn lao khi thay mặt 90 triệu dân cả nước biểu quyết thông qua bản Hiến pháp mới – Hiến pháp 2013.

Điểm nổi bật của Hiến pháp (sửa đổi) chính là đề cao hơn nữa quyền con người, quyền công dân (Ảnh minh họa)

Với 101 điều được sửa đổi, bổ sung, 12 điều mới và giữ nguyên 7 điều, Hiến pháp 1992 (sửa đổi) có 120 điều tập trung những vấn đề được hàng chục triệu người dân và các đại biểu Quốc hội quan tâm; trong đó ghi nhận nhiều nội dung đã được đề cập, quy định chặt chẽ hơn. Đó là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền; là đổi mới thành phần kinh tế nhà nước và đổi mới pháp luật về đất đai; là nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành pháp, tư pháp, của các cá nhân khi được trao quyền. Và đặc biệt là những quy định nâng cao hơn nữa quyền – nghĩa vụ của con người, của công dân.

Một lần nữa phải khẳng định rằng, điểm nổi bật của Hiến pháp 1992 (sửa đổi) chính là đề cao hơn nữa quyền con người, quyền công dân. Nó được thể hiện bằng việc chương Quyền con người đã được đặt ở vị trí thứ 2, chỉ sau chương về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng, trước các chương quy định về các cơ quan nhà nước. Điều đó cho thấy, quyền công dân luôn được đặt lên hàng đầu. Và nó cũng khẳng định, Hiến pháp là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản, thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân, bởi nó đã kết tinh được cái hồn và tinh thần của hàng triệu lượt người dân nêu ý kiến, góp ý.

Không phải ngẫu nhiên, trong nhiều nội dung đổi mới, Hiến pháp lại đặc biệt coi trọng quyền con người. So sánh mới thấy, mỗi bản Hiến pháp sau, số lượng các điều khoản về quyền con người, quyền công dân đều nhiều hơn, mở rộng hơn, cụ thể hơn Hiến pháp trước, thể hiện sự kế thừa và phát triển trong điều kiện, hoàn cảnh mới của đất nước. Những nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong nhiều năm qua, đảm bảo mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, đảm bảo các quyền cơ bản của công dân, quyền con người đã nói lên thực tế đó.

Một điểm rất mới nữa trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi) là đã không còn các quy định theo cách thức được Nhà nước thừa nhận các quyền con người, mà quyền con người ở đây được hưởng một cách mặc nhiên và Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo cũng như phải bảo vệ cho những quyền đó được thực hiện trên thực tế. Quyền con người cũng là quyền công dân, nhưng phải có một sự phân định rạch ròi, những thứ mà mọi người được hưởng thì đó là nhân quyền; những gì công dân được hưởng thì đó là quyền công dân. Và mục đích tối thượng của Hiến pháp là được sinh ra để đảm bảo quyền con người, quyền công dân.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam chịu những áp lực và luận điệu của những thế lực mang tên “nhân quyền” đặt điều, nói xấu Việt Nam vi phạm nhân quyền. Nhưng, với sự đồng thuận cao 184/193 phiếu bầu, Việt Nam đã trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Điều đó cho thấy các quyền cơ bản của con người, quyền công dân của Việt Nam đã và đang thực hiện trên thực tế, đã và đang được số đông các nước trên thế giới ghi nhận, ủng hộ và được Hiến pháp, pháp luật Nhà nước Việt Nam bảo vệ.

Điều đó cũng được thể hiện trong việc Hiến pháp đã tiếp thu quy định của Công ước quốc tế về quyền chính trị, dân sự; quyền kinh tế, văn hóa và tuyên ngôn nhân quyền năm 1948. Sự tiếp thu này là  phù hợp với thời kỳ toàn cầu hóa, và để những quy định về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp được đầy đủ hơn. Đây cũng là điều kiện để Việt Nam thực hiện tốt các nghĩ vụ và cam kết của một quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền và thành viên Liên Hợp quốc trong nhiệm kỳ 2014 – 2016.

Hiến pháp là đạo luật cơ bản. Bởi vậy, một trong những sự kiện chính trị quan trọng hàng đầu của đất nước là sửa đổi Hiến pháp và các đại biểu Quốc hội khóa 13, với trọng trách được nhân dân giao phó thực hiện quyền “biểu quyết” thông qua. Hàng chục triệu người dân kỳ vọng vào một bản Hiến pháp mới – Hiến pháp 2013 – Hiến pháp thực sự dân chủ - Hiến pháp của nhân dân Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tách bạch quyền con người với quyền công dân trong Hiến pháp
Tách bạch quyền con người với quyền công dân trong Hiến pháp

(VOV) - Luật sư Lê Đức Tiết cho rằng, khác với quyền con người, quyền công dân là do luật pháp quy định

Tách bạch quyền con người với quyền công dân trong Hiến pháp

Tách bạch quyền con người với quyền công dân trong Hiến pháp

(VOV) - Luật sư Lê Đức Tiết cho rằng, khác với quyền con người, quyền công dân là do luật pháp quy định

Việt Nam có nhiều chính sách thực hiện quyền con người
Việt Nam có nhiều chính sách thực hiện quyền con người

(VOV)-Điều đó đã được chứng minh khi nền kinh tế-xã hội phát triển, đời sống của người dân được nâng cao.

Việt Nam có nhiều chính sách thực hiện quyền con người

Việt Nam có nhiều chính sách thực hiện quyền con người

(VOV)-Điều đó đã được chứng minh khi nền kinh tế-xã hội phát triển, đời sống của người dân được nâng cao.

Tăng cường năng lực đảm bảo các quyền con người ở Việt Nam
Tăng cường năng lực đảm bảo các quyền con người ở Việt Nam

VOV.VN -Các cơ quan của LHQ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc thực thi các cam kết quốc tế về quyền con người.

Tăng cường năng lực đảm bảo các quyền con người ở Việt Nam

Tăng cường năng lực đảm bảo các quyền con người ở Việt Nam

VOV.VN -Các cơ quan của LHQ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc thực thi các cam kết quốc tế về quyền con người.

Việt Nam tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Việt Nam tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

VOV.VN -Việt Nam đã tham gia tích cực và nghiêm túc vào Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát của LHQ.

Việt Nam tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Việt Nam tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

VOV.VN -Việt Nam đã tham gia tích cực và nghiêm túc vào Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát của LHQ.

Việt Nam luôn tôn trọng, đảm bảo tất cả các quyền con người
Việt Nam luôn tôn trọng, đảm bảo tất cả các quyền con người

Chính sách nhất quán đảm bảo quyền con người của Nhà nước Việt Nam xuất phát từ nhận thức coi quyền con người là giá trị chung của nhân loại

Việt Nam luôn tôn trọng, đảm bảo tất cả các quyền con người

Việt Nam luôn tôn trọng, đảm bảo tất cả các quyền con người

Chính sách nhất quán đảm bảo quyền con người của Nhà nước Việt Nam xuất phát từ nhận thức coi quyền con người là giá trị chung của nhân loại

Quyền con người trong Hiến pháp sửa đổi
Quyền con người trong Hiến pháp sửa đổi

(VOV) - Điều 21 là một quy định mới, thể hiện thái độ trân trọng quyền sống, là quyền quan trọng nhất của con người

Quyền con người trong Hiến pháp sửa đổi

Quyền con người trong Hiến pháp sửa đổi

(VOV) - Điều 21 là một quy định mới, thể hiện thái độ trân trọng quyền sống, là quyền quan trọng nhất của con người

Giới hạn quyền con người phải được quy định rõ trong luật
Giới hạn quyền con người phải được quy định rõ trong luật

(VOV)-Giới hạn về quyền của con người, quyền của công dân cần phải được quy định cụ thể trong luật để tránh tình trạng giới hạn tràn lan.

Giới hạn quyền con người phải được quy định rõ trong luật

Giới hạn quyền con người phải được quy định rõ trong luật

(VOV)-Giới hạn về quyền của con người, quyền của công dân cần phải được quy định cụ thể trong luật để tránh tình trạng giới hạn tràn lan.

Thiết lập cơ chế đảm bảo quyền con người, quyền công dân
Thiết lập cơ chế đảm bảo quyền con người, quyền công dân

(VOV) - Góp ý sửa đổi Hiến pháp, nhiều ý kiến cho rằng đây là nội dung quan trọng, theo tinh thần chung của chủ nghĩa hợp hiến hiện đại. 

Thiết lập cơ chế đảm bảo quyền con người, quyền công dân

Thiết lập cơ chế đảm bảo quyền con người, quyền công dân

(VOV) - Góp ý sửa đổi Hiến pháp, nhiều ý kiến cho rằng đây là nội dung quan trọng, theo tinh thần chung của chủ nghĩa hợp hiến hiện đại. 

Dự thảo Hiến pháp và vấn đề đất đai, quyền con người
Dự thảo Hiến pháp và vấn đề đất đai, quyền con người

(VOV) - Theo ông Vũ Mão, quy định trong Hiến pháp sửa đổi làm cho tất cả các thành phần kinh tế bình đẳng với nhau và cùng phát triển...

Dự thảo Hiến pháp và vấn đề đất đai, quyền con người

Dự thảo Hiến pháp và vấn đề đất đai, quyền con người

(VOV) - Theo ông Vũ Mão, quy định trong Hiến pháp sửa đổi làm cho tất cả các thành phần kinh tế bình đẳng với nhau và cùng phát triển...