Chính quy hay tại chức: Quan trọng vẫn là con người cụ thể

VOV.VN - Vấn đề là “đầu ra” của mỗi loại hình đào tạo nghiêm túc hay lỏng lẻo, chứ không phải là bằng chính quy hay tại chức.

Thời gian gần đây, dư luận có nhiều ý kiến khá gay gắt, bày tỏ thái độ không đồng tình với quy định trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học “không phân biệt bằng chính quy hay tại chức”. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách công bằng trong điều kiện hiện nay, loại hình đào tạo nào không quan trọng, miễn là: con người cụ thể ấy làm việc có hiệu quả hay không và bằng thái độ nào? 

Với khối tư nhân, các nhà tuyển dụng không quan trọng bằng cấp mà coi trọng hiệu quả công việc.
Không phải đến bây giờ, tâm lý coi thường kiến thức của những người có bằng đại học tại chức mới trở nên ồn ã. Đã có một thời, nhiều ý kiến đặt vấn đề “đào tạo tại chức, tồn tại hay không tồn tại” để muốn cảnh báo về chất lượng đầu ra của loại hình đào tạo này.

Thực ra những kêu ca, phàn nàn về chất lượng đào tạo tại chức ở nước ta cũng chẳng oan. Đào tạo tại chức đã bị biến tướng, không còn đúng nghĩa “vừa học, vừa làm” như trước đây, vì ba lý do chính. 

Thứ nhất, việc mở tràn lan các lớp tại chức, liên kết đào tạo, thậm chí đào tạo “chui” khi chưa được phép để tăng nguồn thu đã không còn là hiếm với nhiều cơ sở giáo dục đại học. Chương trình đào tạo tại chức được thông qua một cách dễ dãi, đầu vào tuyển sinh đơn giản, công tác quản lý học viên lỏng lẻo, dẫn đến chất lượng giảng dạy thấp hơn rất nhiều so với đào tạo chính quy. 

Thứ hai, về phía người học, đa số bạn trẻ chỉ đi học tại chức khi không đủ điểm xét tuyển chính quy. Với những người “vừa học, vừa làm”, thì mục đích chính là “chỉ cần có tấm bằng” Đại học để đủ tiêu chuẩn, chờ cơ hội lên lương, đề bạt, bổ nhiệm. So với học chính quy, học tại chức ít đòi hỏi các tiêu chuẩn khắt khe. Trong quá trình học và thi cử cũng dễ dàng, nên nhiều người học hành chểnh mảng, xuất hiện dịch vụ học thuê, thi hộ; lên lớp chỉ để điểm danh và có bài thi đạt điểm trung bình. Chuyện mua bán điểm trên thực tế xảy ra khá phổ biến vì phần lớn người học tại chức đều có tài chính và mối quan hệ xã hội hơn hẳn so với sinh viên chính quy. 

Thứ ba, trong cơ chế của chúng ta hiện vẫn tồn tại tâm lý coi trọng bằng cấp. Có một thời, các cơ quan nhà nước đánh giá cao những người có nhiều bằng cấp và coi đó là một trong những căn cứ đề bạt, bổ nhiệm, xếp ngạch bậc lương, dẫn đến tình trạng xin đi học tại chức ồ ạt mà không xác định mục đích phục vụ công việc. 

Trong khi đó, đào tạo đại học chính quy nổi trội hơn nhiều so với tại chức về mọi phương diện. Từ chuẩn đầu vào cao hơn, thời gian, phương pháp đào tạo, thi cử, đánh giá khắt khe hơn, nên phải thừa nhận rằng, xét về lý thuyết thì đào tạo chính quy bao giờ cũng chất lượng hơn tại chức.

Tuy nhiên, có phải người nào học chính quy cũng làm việc hiệu quả hơn người học tại chức hay không? Thực tiễn nhiều thập nhiên qua ở nước ta cho thấy, không ít người học tại chức đã thành công trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến quản lý. Trong khi đó, những năm qua, đã có hàng trăm ngàn cử nhân, kỹ sư, bác sĩ chính quy ra trường vẫn không tìm được việc làm, hoặc làm những việc không liên quan đến ngành nghề được đào tạo. Vậy mà nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp lúc nào cũng kêu “thiếu nhân lực chất lượng cao”, rất khó tuyển người làm được việc. 

Rõ ràng, trong tuyển dụng, đánh giá đã có góc tiếp cận khác. Vấn đề là “đầu ra” của mỗi loại hình đào tạo nghiêm túc hay lỏng lẻo, việc tuyển dụng có thật sự công tâm, công bằng muốn tìm người tài hay chỉ tìm người nhà, người có tiền? Với khối tư nhân thì các nhà tuyển dụng không quan trọng bằng cấp mà coi trọng hiệu quả công việc, và các cơ quan công lập cũng từng bước đi theo xu hướng này. Bởi lẽ, cái cần thiết ở mỗi người là phẩm chất đạo đức và năng lực làm việc; là thái độ cầu thị cũng như khả năng thích ứng. Và cuối cùng là hiệu quả công việc có thể đo đếm được trên thực tế để đánh giá mà không nên phân biệt tại chức hay chính quy./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không phân biệt giá trị văn bằng đại học: Lo lắng chất lượng đào tạo
Không phân biệt giá trị văn bằng đại học: Lo lắng chất lượng đào tạo

VOV.VN -Quy định không phân biệt về giá trị văn bằng có các hình thức đào tạo khác nhau khiến nhiều chuyên gia lo lắng chất lượng ở các loại hình đào tạo.

Không phân biệt giá trị văn bằng đại học: Lo lắng chất lượng đào tạo

Không phân biệt giá trị văn bằng đại học: Lo lắng chất lượng đào tạo

VOV.VN -Quy định không phân biệt về giá trị văn bằng có các hình thức đào tạo khác nhau khiến nhiều chuyên gia lo lắng chất lượng ở các loại hình đào tạo.

Không phân biệt giá trị văn bằng đại học chính quy và tại chức
Không phân biệt giá trị văn bằng đại học chính quy và tại chức

VOV.VN-Quốc hội thông qua không phân biệt về giá trị văn bằng do có các hình thức đào tạo khác nhau trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH.

Không phân biệt giá trị văn bằng đại học chính quy và tại chức

Không phân biệt giá trị văn bằng đại học chính quy và tại chức

VOV.VN-Quốc hội thông qua không phân biệt về giá trị văn bằng do có các hình thức đào tạo khác nhau trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH.

Không phân biệt giá trị văn bằng tại chức, chính qui gây nhiều tranh cãi
Không phân biệt giá trị văn bằng tại chức, chính qui gây nhiều tranh cãi

VOV.VN -Không phân biệt giá trị văn bằng đại học chính qui hay tại chức nhưng vẫn phải ghi loại hình đào tạo trên văn bằng.

Không phân biệt giá trị văn bằng tại chức, chính qui gây nhiều tranh cãi

Không phân biệt giá trị văn bằng tại chức, chính qui gây nhiều tranh cãi

VOV.VN -Không phân biệt giá trị văn bằng đại học chính qui hay tại chức nhưng vẫn phải ghi loại hình đào tạo trên văn bằng.