Chính sách hỗ trợ ngư dân: nhiều vấn đề đặt ra

VOV.VN -Nhiều quan điểm cho rằng, cần phải có sự tham gia và chia sẻ rủi ro của cả Nhà nước đối với việc đóng tàu vỏ thép thay thế tàu vỏ gỗ hỗ trợ ngư dân.

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, một kiến nghị chính sách đưa ra nhận được sự đồng thuận của đại biểu và cử tri cả nước. Đó là chủ trương hiện đại hóa tàu cá thông qua chương trình đóng tàu vỏ thép thay thế tàu vỏ gỗ hỗ trợ ngư dân vươn khơi phát triển kinh tế biển đồng thời với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Song cũng đã có rất nhiều câu hỏi đặt ra và đáng bàn xung quanh câu chuyện làm sao để phát huy hiệu quả chương trình này.

Có lẽ hiếm thấy một không khí đồng thuận trăm người như một của đại biểu và cử tri tại nghị trường Quốc hội hôm 2/6 vừa qua khi Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cho ý kiến về việc Quốc hội dự kiến dành 16.000 tỷ đồng cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân tại phiên thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thự hiện kết quả phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước. Thậm chí không ít đại biểu còn cho rằng, 16.000 tỷ đồng là lớn nhưng chưa đủ. Nếu cần, có thể chi nhiều hơn 16.000 tỷ đồng cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ trong tình hình hiện nay.

 

Tàu cá vỏ thép đầu tiên ở tỉnh Quảng Ngãi được bàn giao cho ngư dân (Ảnh: NLĐ)

Cũng có lẽ hiếm khi một chủ trương liên quan đến chương trình “nghìn tỷ” của Chính phủ đưa ra lại nhận được nhiều ủng hộ như “Chương trình tín dụng khai thác hải sản xa bờ” mới đây mà cụ thể là gói đầu tư 10.000 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng tàu cá vỏ thép thay thế tàu vỏ gỗ cho 3.000 tàu cá đầu tiên trong tổng số hơn 130.000 tàu cá trên cả nước.

Đây cũng có lẽ là chính sách vừa đưa ra đã nhận được nhiều góp ý, khuyến nghị nhất từ trước đến nay, từ mọi tầng lớp nhân dân, ngư dân, cử tri, doanh nghiệp, nhà quản lý và chuyên gia với mong muốn đạt hiệu quả cao nhất từ chương trình này cũng bởi căn nguyên của nó, đây không phải là chương trình mới mà thực ra, đã được xây dựng cách đây nhiều năm.

Khuyến nghị đầu tiên là vốn. Với 10.000 tỷ đồng để hoán đổi, đóng mới hơn 3.000 tàu vỏ thép thay thế tàu vỏ gỗ, mỗi con tàu lớn (từ 700 mã lực (CV) trở lên) sẽ có giá trị từ 6-10 tỷ đồng. Đó là những con số không hề nhỏ đòi hỏi việc đầu tư phải có hiệu quả kinh tế cho cả nhà nước và ngư dân. Yêu cầu đặt ra là cần phải tính toán kỹ lưỡng từ cơ chế vay, lãi suất vay đến thời hạn vay và khả năng chi trả. Cao hơn, nhiều quan điểm cho rằng, cần phải có sự tham gia và chia sẻ rủi ro của cả Nhà nước, ngân hàng, cơ quan bảo hiểm và mỗi chủ tàu.

Đi cùng với vốn là khuyến nghị về thiết kế của mỗi con tàu. Không phải ngẫu nhiên một cuộc hội thảo khá quy mô về đóng tàu cá cho ngư dân được Hội khoa học kỹ thuật và kinh tế biển TP HCM tổ chức mới đây, khi một số mẫu tàu vỏ thép được đóng thử nghiệm và bàn giao cho ngư dân được cho là chưa đáp ứng được các nhu cầu thực tế. Lý do là bởi, ngư dân đang chủ yếu đánh bắt theo tập quán và những ưu thế nguồn lợi từ mỗi ngư trường khác nhau. Vì thế, những con tàu vỏ thép dự kiến được sản xuất hàng loạt sẽ không phù hợp. Ngư dân muốn được tự chủ đặt các mẫu tàu theo đặc thù khai thác trên các ngư trường, với từng loại hải sản đặc thù mà ngư dân khai thác.

Và khi có sự đồng thuận về thiết kế, tiêu chuẩn của tàu, thì những khuyến nghị về công tác đào tạo, sử dụng những con tàu hiện đại, công suất lớn cho ngư dân đang quen với tàu gỗ công suất nhỏ cũng được đặt ra. Cùng với đó là đòi hỏi phải hình thành được những cơ sở tiếp nhận sửa chữa, bảo dưỡng duy tu định kỳ và đột xuất cho những con tàu ấy. Làm sao để tiết kiệm nhiên liệu? Làm sao để đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế đặt ra về bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy hải sản trên biển…

Một vấn đề nữa được đưa ra bàn luận là khi có tàu lớn, với nguồn lợi thủy hải sản lớn hơn nhiều so với trước thì đầu ra cho các sản phẩm cần độ tươi sống ấy ra sao? Và những khuyến nghị chính sách hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất nhập khẩu nguồn nguyên liệu này cũng phải được tính đến một cách đồng bộ, song hành.

Cuối cùng, đó là câu chuyện làm sao để sử dụng hiệu quả đồng vốn của một chính sách, nằm trong rất nhiều gói tín dụng ưu đãi của Nhà nước đã được đưa ra. Với “Chương trình tín dụng khai thác hải sản xa bờ”, Chính phủ cần mạnh dạn trao quyền chủ động cho ngư dân. Đòi hỏi của ngư dân về quyền chủ động được sử dụng nguồn vốn và làm chủ những con tàu phù hợp với nhu cầu, khả năng, nguồn lực của chính ngư dân là hoàn toàn chính đáng. Trách nhiệm của Nhà nước là hỗ trợ thêm những giải pháp để giảm thiểu rủi ro của ngư dân trên các ngư trường… Bởi vì, hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép - không đơn giản chỉ là chuyện mưu sinh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

VOV trao tiền độc giả tặng ngư dân tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa
VOV trao tiền độc giả tặng ngư dân tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa

VOV.VN -Số tiền do Việt kiều,bạn bè người Nga, Tadkizistan, Uzbekistan, Azerbaizan và cả 1 người Trung Quốc, đóng góp

VOV trao tiền độc giả tặng ngư dân tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa

VOV trao tiền độc giả tặng ngư dân tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa

VOV.VN -Số tiền do Việt kiều,bạn bè người Nga, Tadkizistan, Uzbekistan, Azerbaizan và cả 1 người Trung Quốc, đóng góp

Tặng nhà, tiền cho ngư dân bám biển Hoàng Sa
Tặng nhà, tiền cho ngư dân bám biển Hoàng Sa

VOV.VN - Hội LHPN tỉnh Quảng Ngãi và các đơn vị tài trợ đã trao nhiều suất quà, học bổng và một căn nhà nhằm động viên ngư dân yên tâm bám biển.

Tặng nhà, tiền cho ngư dân bám biển Hoàng Sa

Tặng nhà, tiền cho ngư dân bám biển Hoàng Sa

VOV.VN - Hội LHPN tỉnh Quảng Ngãi và các đơn vị tài trợ đã trao nhiều suất quà, học bổng và một căn nhà nhằm động viên ngư dân yên tâm bám biển.

Hỗ trợ vay vốn đóng tàu sắt cho ngư dân Khánh Hòa
Hỗ trợ vay vốn đóng tàu sắt cho ngư dân Khánh Hòa

VOV.VN -Tỉnh Khánh Hòa sẽ có 32 tàu vỏ sắt được đóng mới trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2020.

Hỗ trợ vay vốn đóng tàu sắt cho ngư dân Khánh Hòa

Hỗ trợ vay vốn đóng tàu sắt cho ngư dân Khánh Hòa

VOV.VN -Tỉnh Khánh Hòa sẽ có 32 tàu vỏ sắt được đóng mới trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2020.

Giới thiệu công nghệ đóng tàu cá vỏ thép cho ngư dân  Quảng Bình
Giới thiệu công nghệ đóng tàu cá vỏ thép cho ngư dân Quảng Bình

VOV.VN -Việc đóng tàu vỏ thép sẽ giúp ngư dân tỉnh Quảng Bình đánh bắt hải sản hiệu quả, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Giới thiệu công nghệ đóng tàu cá vỏ thép cho ngư dân  Quảng Bình

Giới thiệu công nghệ đóng tàu cá vỏ thép cho ngư dân Quảng Bình

VOV.VN -Việc đóng tàu vỏ thép sẽ giúp ngư dân tỉnh Quảng Bình đánh bắt hải sản hiệu quả, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Ngư dân Khánh Hòa góp sức bảo vệ Biển Đông
Ngư dân Khánh Hòa góp sức bảo vệ Biển Đông

VOV.VN -Ngư dân sẽ tiếp tục tăng số lượng tàu liên kết ra khơi, bám biển, sát cánh cùng lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam.

Ngư dân Khánh Hòa góp sức bảo vệ Biển Đông

Ngư dân Khánh Hòa góp sức bảo vệ Biển Đông

VOV.VN -Ngư dân sẽ tiếp tục tăng số lượng tàu liên kết ra khơi, bám biển, sát cánh cùng lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam.