Dân số Việt Nam cán mốc 90 triệu

VOV.VN -Dân số đông, tỷ lệ lao động lớn, ngoài cơ hội "vàng" thì cũng đặt ra không ít thách thức mà đất nước phải đối mặt.

Hôm nay (1/11), dân số Việt Nam chính thức cán mốc 90 triệu người. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình và trong lịch sử phát triển nhân khẩu học cũng như tiến trình phát triển.

90 triệu dân với cơ cấu dân số vàng là cơ hội “vàng”. Nắm bắt được cơ hội ấy sẽ giảm bớt những nguy cơ, thách thức cho hiện tại và tương lai. Nhưng để tận dụng được cơ hội cần có những thay đổi căn bản từ chủ trương, chính sách đến quy định của pháp luật về lĩnh vực này; cùng với đó là sự góp sức, chung tay của các cấp, các ngành và của toàn xã hội.

Có ý kiến nhận định rằng, dấu mốc 90 triệu dân với cơ cấu dân số vàng là thành tựu trong lịch sử phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và là một vận hội lớn của đất nước trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội. Để có thành tựu này, 68 năm qua, kể từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam kiểu mới, Đảng và Nhà nước ta đã nỗ lực không ngưng nghỉ thông qua những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với tiến trình phát triển. Từ 23 triệu người năm 1945, bây giờ là 90 triệu người với "cơ cấu dân số vàng" đã minh chứng cho những nỗ lực ấy.

Được coi là cơ cấu dân số vàng khi ít nhất có 2 người trong tuổi lao động “nuôi” 1 người trong độ tuổi phụ thuộc. Trong số 90 triệu người dân Việt Nam hiện nay, có đến 61 triệu người ở độ tuổi lao động chính, chiếm gần 70% tổng dân số. Cơ hội có nguồn nhân lực dồi dào cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước như thế này không dễ gì có. Nguồn nhân lực dồi dào cũng có nghĩa khối lượng vật chất lớn sẽ được sản sinh, an sinh xã hội sẽ được đảm bảo và giá trị tích lũy cho tương lai sẽ được gây dựng, tạo đà cho sự phát triển bền vững của xã hội.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực lớn chỉ trở thành sức mạnh của toàn xã hội khi nó được sử dụng đúng mục đích, đúng khả năng và được đầu tư thỏa đáng. Đây cũng là thách thức lớn.

Thách thức ấy được chỉ ra từ chính lực lượng lao động chiếm tới gần 70% dân số. Đang độ tuổi lao động không có nghĩa tất cả họ đều được lao động, đều có việc làm. Mà không có việc làm, lẽ tất nhiên không thể có khối lượng vật chất như mong muốn, không thể có giá trị tích lũy cho tương lai. Bởi thế, áp lực tạo công ăn việc làm là một vấn đề rất lớn đã, đang và sẽ được đặt ra, đòi hỏi phải có những chủ trương, chính sách luôn thích hợp và theo kịp sự vận động của đời sống xã hội.

Thực tế cũng cho thấy, dù rằng lực lượng lao động của Việt Nam đang rất sung sức, nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo một cách thực chất chỉ chiếm phần nhỏ; chất lượng lao động ở mỗi trình độ đều chưa đạt yêu cầu; việc sử dụng lao động còn chưa hợp lý, chưa đúng với khả năng, trình độ của người lao động. Đây là bài toán khá nan giải cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, hoạch định chiến lược đào tạo con người.

Để có nguồn lao động thực sự chất lượng cho hiện tại và tương lai đòi hỏi phải có một nền tảng vững chắc thông qua hệ thống chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, thông qua việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên, ngân sách Nhà nước dành cho các lĩnh vực này chưa được đảm bảo; cơ sở vật chất yếu kém, chỉ ở mức trung bình so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Cùng với đó là thách thức trong các vấn đề an ninh, lương thực, gia tăng các tệ nạn xã hội ... Bởi thế, dân số đông, tỷ lệ lao động lớn, ngoài cơ hội "vàng" mà mang lại thì cũng đặt ra không ít thách thức mà chúng ta phải đối mặt. Điều nữa cũng cần phải tính đến, là tình trạng mất cần bằng giới tính và số người cao tuổi tăng lên cùng giai đoạn dân số vàng.

Những vấn đề đó đã được thẳng thắn nhìn nhận và đang được khắc phục bằng các Nghị quyết của Đảng, các chương trình mục tiêu của Chính phủ về đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, đổi mới toàn diện giáo dục, đào tạo. Việc xây dựng Luật Dân số, giải quyết những vấn đề mới phát sinh về dân số - kế hoạch hóa gia đình, hạn chế sau 10 năm thực hiên Pháp lệnh Dân số; các hoạt động được tổ chức trong dịp này, đều thể hiện sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức quốc tế, giải quyết những khó khăn, thách thức về chất lượng dân số, cơ cấu dân số và quy mô dân số hiện nay. Tất cả, cùng góp sức, chung tay để quy mô dân số vàng, cơ hội vàng phát huy tác dụng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cơ cấu dân số vàng, cơ hội và thách thức
Cơ cấu dân số vàng, cơ hội và thách thức

Việt Nam đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”. Đây là cơ hội “vàng” cho phát triển đất nước. Tuy nhiên, nắm bắt thời cơ như thế nào để tạo bước đột phá và chuẩn bị những gì để đối phó với giai đoạn dân số già lại đang là một thách thức.

Cơ cấu dân số vàng, cơ hội và thách thức

Cơ cấu dân số vàng, cơ hội và thách thức

Việt Nam đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”. Đây là cơ hội “vàng” cho phát triển đất nước. Tuy nhiên, nắm bắt thời cơ như thế nào để tạo bước đột phá và chuẩn bị những gì để đối phó với giai đoạn dân số già lại đang là một thách thức.

Thời kỳ dân số vàng
Thời kỳ dân số vàng

Tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009 dân số nước ta là trên 85,847 triệu người. Mức gia tăng dân số tiếp tục giảm, bình quân từ 1,7% thời kỳ năm 1989-1999 xuống còn 1,2% của thời kỳ 1999-2009.  

Thời kỳ dân số vàng

Thời kỳ dân số vàng

Tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009 dân số nước ta là trên 85,847 triệu người. Mức gia tăng dân số tiếp tục giảm, bình quân từ 1,7% thời kỳ năm 1989-1999 xuống còn 1,2% của thời kỳ 1999-2009.  

Việt Nam đang bước vào thời kỳ dân số vàng
Việt Nam đang bước vào thời kỳ dân số vàng

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng cần tận dụng phát huy lợi thế của cơ hội dân số vàng phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Việt Nam đang bước vào thời kỳ dân số vàng

Việt Nam đang bước vào thời kỳ dân số vàng

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng cần tận dụng phát huy lợi thế của cơ hội dân số vàng phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Cơ hội “dân số vàng” và bài toán phát triển
Cơ hội “dân số vàng” và bài toán phát triển

Cơ hội dân số chỉ tạo ra điều kiện, còn môi trường chính sách mới là yếu tố quyết định, cho phép tận dụng được cơ hội đó. 

Cơ hội “dân số vàng” và bài toán phát triển

Cơ hội “dân số vàng” và bài toán phát triển

Cơ hội dân số chỉ tạo ra điều kiện, còn môi trường chính sách mới là yếu tố quyết định, cho phép tận dụng được cơ hội đó. 

Tận dụng "dân số vàng”
Tận dụng "dân số vàng”

Việt Nam đang ở thời kỳ “dân số vàng”. Nếu chúng ta biết nắm bắt cơ hội này, sẽ tạo nên một bước đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tận dụng "dân số vàng”

Tận dụng "dân số vàng”

Việt Nam đang ở thời kỳ “dân số vàng”. Nếu chúng ta biết nắm bắt cơ hội này, sẽ tạo nên một bước đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cơ cấu dân số vàng sẽ kéo dài đến năm 2035
Cơ cấu dân số vàng sẽ kéo dài đến năm 2035

Theo đó, hiện nước ta đang ở thời kỳ đầu của cơ cấu dân số vàng với khoảng 66% dân số trong độ tuổi lao động và mỗi năm có thêm 1,5 triệu người mới bước vào độ tuổi lao động

Cơ cấu dân số vàng sẽ kéo dài đến năm 2035

Cơ cấu dân số vàng sẽ kéo dài đến năm 2035

Theo đó, hiện nước ta đang ở thời kỳ đầu của cơ cấu dân số vàng với khoảng 66% dân số trong độ tuổi lao động và mỗi năm có thêm 1,5 triệu người mới bước vào độ tuổi lao động

Việt Nam đón công dân thứ 90 triệu vào ngày 1/11
Việt Nam đón công dân thứ 90 triệu vào ngày 1/11

Vào thời điểm 0h ngày 1/11, tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư công dân thứ 90 triệu của Việt Nam sẽ chào đời.

Việt Nam đón công dân thứ 90 triệu vào ngày 1/11

Việt Nam đón công dân thứ 90 triệu vào ngày 1/11

Vào thời điểm 0h ngày 1/11, tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư công dân thứ 90 triệu của Việt Nam sẽ chào đời.