Giá lúa sụt giảm mạnh, người nông dân lao đao

VOV.VN -Mới bắt đầu vào vụ thu hoạch mà giá lứa ở ĐBSCL đã rợt thảm, nhiều thương lái bỏ mua khiến nông dân rơi vào cảnh lao đao.

Những thông tin không vui về giá lúa gạo bất ngờ sụt giảm, dồn dập đến vào dịp đầu tháng 3 này, khiến nhiều người lo lắng. Mới bắt đầu vào vụ thu hoạch đông xuân, vụ lúa chính ở Đồng bằng sông Cửu Long mà giá lúa gạo đã liên tục rớt. Trong khi đó, chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo của Chính phủ dường như ít mang lại hiệu quả trực tiếp cho nông dân.

Nếu có mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long vào những ngày đầu tháng 3 này, ai cũng thấy một tâm trạng bồn chồn, lo lắng của người nông dân, bởi đã bắt đầu vào mùa thu hoạch rộ vụ lúa đông xuân, nhưng giá lúa lại giảm.

Chỉ trong 3 ngày đầu tuần trước, giá lúa giảm tới 500 đồng/kg khiến người nông dân như ngồi trên đống lửa. Điều đáng lo ngại nhất là nhiều thương lái bỏ cọc, nghĩa là họ bỏ cả tiền đặt cọc với nông dân, chấp nhận mất trắng khoản tiền này chứ không chịu mua lúa gạo, vì càng mua càng lỗ. Những doanh nghiệp xuất khẩu cũng hạn chế mua vào vì lo bị lỗ nặng.

Giá lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long giảm mạnh (Ảnh minh họa: SGGP)

Một thực tế đáng buồn nữa là ngay cả những nông dân sản xuất lúa theo cánh đồng mẫu lớn cũng đang trong tình cảnh lao đao. Vào đầu vụ sản xuất, họ đã ký hợp đồng mua bán với doanh nghiệp theo một mức giá cố định, nhưng vào thời điểm này, khi đã vào mùa thu hoạch thì tuyệt nhiên không thấy bóng dáng người của công ty đến mua. Vậy là nông dân buộc phải thuê máy cắt lúa đem về nhà cất trữ. Nhưng với hàng nghìn tấn lúa thì nông dân biết phơi, cất vào đâu?

Nguyên nhân của tình trạng giá lúa trong nước giảm được các chuyên gia phân tích là do Thái Lan xả hàng tồn kho số lượng lớn, gây khó khăn cho các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam. Mặt khác, các bạn hàng truyền thống của Việt Nam như Philippines, Malaysia hiện vẫn chưa có tín hiệu mua tiếp.

Xin được đưa ra số liệu của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để thấy rõ hơn thực trạng đáng lo ngại trên. Dự kiến, tổng cộng cả vụ đông xuân các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ thu hoạch gần 11 triệu tấn lúa. Sau khi cân đối để lại làm giống, chăn nuôi, tiêu dùng nội địa thì lượng gạo hàng hóa cần xuất khẩu là gần 4,3 triệu tấn quy gạo, vậy mà lượng hợp đồng đã ký hiện nay chỉ là hơn 1 triệu tấn.

Tại phiên họp thường kỳ mới đây, Chính phủ đã đồng ý chủ trương mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân. Tuy nhiên, thực tế thu mua của một vài năm trước ít mang lại hiệu quả trực tiếp cho nông dân.

Như vậy, điều mà ai cũng dễ dàng nhận thấy là chúng ta đã và đang thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ người nông dân như thu mua tạm trữ lúa gạo, tăng cường liên kết 4 nhà: Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà Doanh nghiệp – Nhà nông, triển khai chương trình cánh đồng mẫu lớn… nhưng dường như chúng ta vẫn còn lúng túng chưa tìm ra một giải pháp lâu dài và hữu hiệu mỗi khi nông dân được mùa gặp tình trạng rớt giá.

Có một thực tế là nông dân thường phải bán lúa cho thương lái ngay sau khi thu hoạch, hoặc vì áp lực trả nợ khoản vay đầu tư từ đầu vụ hoặc vì không có biện pháp bảo quản và nơi cất giữ. Vì lẽ đó mà họ thường bị thương lái ép giá. Để giảm áp lực ấy, các cơ quan chức năng cần có chính sách, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận vốn vay thuận lợi cũng như giúp nông dân đầu tư công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Và một lần nữa, vẫn phải nhắc lại giải pháp mở rộng thị trường, giúp cho người nông dân có đầu ra ổn định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá lúa gạo ĐBSCL xuống thấp nhất năm
Giá lúa gạo ĐBSCL xuống thấp nhất năm

Giá lúa khô tại kho loại thường giảm 100 đồng/kg so với tuần trước đó, mức giá thấp nhất từ đầu năm 2013.

Giá lúa gạo ĐBSCL xuống thấp nhất năm

Giá lúa gạo ĐBSCL xuống thấp nhất năm

Giá lúa khô tại kho loại thường giảm 100 đồng/kg so với tuần trước đó, mức giá thấp nhất từ đầu năm 2013.

Giá lúa giảm mạnh
Giá lúa giảm mạnh

VOV.VN - Các doanh nghiệp cho biết, giá lúa giảm nhanh do hợp đồng xuất khẩu gạo sang Philippine kết thúc và chưa có hợp đồng mới.

Giá lúa giảm mạnh

Giá lúa giảm mạnh

VOV.VN - Các doanh nghiệp cho biết, giá lúa giảm nhanh do hợp đồng xuất khẩu gạo sang Philippine kết thúc và chưa có hợp đồng mới.

Giá lúa xuống thấp, nông dân và doanh nghiệp lao đao
Giá lúa xuống thấp, nông dân và doanh nghiệp lao đao

(VOV) - Xuất khẩu gạo chậm khiến giá thu mua xuống thấp gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và người nông dân.

Giá lúa xuống thấp, nông dân và doanh nghiệp lao đao

Giá lúa xuống thấp, nông dân và doanh nghiệp lao đao

(VOV) - Xuất khẩu gạo chậm khiến giá thu mua xuống thấp gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và người nông dân.

Thực hư chuyện giá lúa chỉ bằng… giá rơm
Thực hư chuyện giá lúa chỉ bằng… giá rơm

(VOV) -Nông dân ĐBSCL như ngồi trên lửa khi giá lúa tươi nhiều nơi chỉ còn 3.500 đồng/kg

Thực hư chuyện giá lúa chỉ bằng… giá rơm

Thực hư chuyện giá lúa chỉ bằng… giá rơm

(VOV) -Nông dân ĐBSCL như ngồi trên lửa khi giá lúa tươi nhiều nơi chỉ còn 3.500 đồng/kg

Giá lúa tăng, nông dân vẫn không vui
Giá lúa tăng, nông dân vẫn không vui

VOV.VN -Nguyên nhân vì phần lớn bà con sử dụng giống lúa phẩm cấp thấp, sâu bệnh nhiều và năng suất thấp hơn mọi năm.

Giá lúa tăng, nông dân vẫn không vui

Giá lúa tăng, nông dân vẫn không vui

VOV.VN -Nguyên nhân vì phần lớn bà con sử dụng giống lúa phẩm cấp thấp, sâu bệnh nhiều và năng suất thấp hơn mọi năm.

Giá lúa liên tục giảm: Ai cứu nông dân?
Giá lúa liên tục giảm: Ai cứu nông dân?

Hơn 1 tuần nay, khi vụ đông xuân vào thời kỳ thu hoạch rộ, giá lúa tại ĐBSCL đã rớt từ 200- 500 đồng/kg. Thương lái thì bỏ hợp đồng.

Giá lúa liên tục giảm: Ai cứu nông dân?

Giá lúa liên tục giảm: Ai cứu nông dân?

Hơn 1 tuần nay, khi vụ đông xuân vào thời kỳ thu hoạch rộ, giá lúa tại ĐBSCL đã rớt từ 200- 500 đồng/kg. Thương lái thì bỏ hợp đồng.