Giải quyết nỗi khát đất của dân

VOV.VN-Trong khi nông dân một số nơi bỏ ruộng vì trồng lúa không có lãi thì ở miền núi, nhu cầu đất sản xuất của người dân lại rất lớn

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị về sắp xếp các Nông lâm trường quốc doanh, diện tích đất do các đơn vị này quản lý đã giảm 50% xuống còn gần 2.065.000ha, do đã chuyển hơn 1,3 triệu ha rừng phòng hộ cho các Ban quản lý rừng và gần 600.000 ha cho chính quyền địa phương để  giải quyết phần nào đất sản xuất cho dân sở tại.

Cái được của việc đổi mới Nông lâm trường quốc doanh là đã từng bước tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ công ích, làm rõ  hiện trạng đất đai, lập quy hoạch sử dụng đất. Các Nông lâm trường tự tổ chức sản xuất hoặc là giao khoán cho các hộ thành viên trồng và bảo vệ rừng, khuyến khích phát triển kinh tế lâm nghiệp.  

Tuy nhiên, một cuộc khảo sát tại 56 Nông lâm trường quốc doanh ở 15 tỉnh, thành phố do Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho thấy: do năng lực quản trị yếu kém, các nông lâm trường tổ chức sản xuất chưa hiệu quả, 50% trong tổng số gần 150 nông lâm trường quốc doanh hoạt động thua lỗ. Để tồn tại, nhiều nông lâm trường đã phải sống nhờ vào việc giao khoán bảo vệ rừng hoặc cho thuê đất trồng rừng.

Trong khi người dân địa phương thiếu đất sản xuất thì mỗi nông lâm trường nắm trong tay hàng ngàn hecta rừng và đất rừng, thậm chí có lâm trường ở Quảng Bình quản lý gần 91.500 ha rừng, chiếm 91% diện tích rừng của một huyện nhưng lại hoạt động không hiệu quả, bỏ đất hoang. Khắc phục tình trạng bất hợp lý trong quản lý, sử dụng đất rừng giữa lâm trường với người dân địa phương ở miền núi, không thể chỉ bằng một quyết định hành chính mà phải là những giải pháp căn cơ. Đó là nhanh chóng rà soát lại nhu cầu thực sự của các nông lâm trường quốc doanh, trên cơ sở đó, điều chỉnh hợp lý việc giao đất, cho thuê đất đối với các thành phần kinh tế.

 Một trong những nội dung cốt lõi của việc đổi  mới hoạt động của Nông lâm trường quốc doanh là đổi mới cơ chế quản lý sử dụng đất. Vì vậy, khi các lâm trường hoạt động theo mô hình doanh nghiệp thì tất yếu phải  thay đổi cho phù hợp. Thay vì được nhà nước giao đất không thu tiền như trước đây, các lâm trường quốc doanh, công ty lâm nghiêp phải thuê đất để sản xuất. Chỉ khi phải trả tiền thuê đất, các lâm trường quốc doanh mới tính toán lại nhân lực, vốn liếng để biết mình cần bao nhiêu diện tích, mà nhả đất cho dân. Bỏ tiền ra thuê đất, các lâm trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp cũng sẽ biết quý tài nguyên mà có kế hoạch tổ chức sản xuất hiệu quả hơn, không còn bỏ hoang hơn 8000 ha như hiện nay. Người dân khi được giao đất cũng sẽ biết chắt chiu, sử dụng đất một cách hiệu quả nhất.

“Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra” là nghịch lý trong việc quản lý, sử dụng đất rừng hiện nay. Chủ trương chuyển đổi lâm trường quốc doanh thành công ty lâm nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, lao động, hài hòa mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người dân địa phương.

Thay đổi căn bản chính sách đất đai đối với các nông lâm trường quốc doanh, không chỉ ổn định an ninh chính trị địa phương mà còn là cách để xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn, miền núi./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Luật Đất đai cần đảm bảo lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân
Luật Đất đai cần đảm bảo lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân

(VOV) -Nhóm phóng viên VOV ghi lại những ý kiến tâm huyết của đại biểu quốc hội bên lề kỳ họp về Luật Đất đai (sửa đổi)

Luật Đất đai cần đảm bảo lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân

Luật Đất đai cần đảm bảo lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân

(VOV) -Nhóm phóng viên VOV ghi lại những ý kiến tâm huyết của đại biểu quốc hội bên lề kỳ họp về Luật Đất đai (sửa đổi)

Luật đất đai sửa đổi không được Quốc hội thông qua
Luật đất đai sửa đổi không được Quốc hội thông qua

(VOV) -Để bảo đảm lợi ích người được giao đất, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết kéo dài thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm.

Luật đất đai sửa đổi không được Quốc hội thông qua

Luật đất đai sửa đổi không được Quốc hội thông qua

(VOV) -Để bảo đảm lợi ích người được giao đất, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết kéo dài thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm.

Thanh tra bác tin đổi kết luận vi phạm đất đai ở Đà Nẵng
Thanh tra bác tin đổi kết luận vi phạm đất đai ở Đà Nẵng

(VOV) -Thanh tra Chính phủ khẳng định, không có việc đồng ý với quan điểm nào khác của UBND TP Đà Nẵng về những vi phạm của Đà Nẵng

Thanh tra bác tin đổi kết luận vi phạm đất đai ở Đà Nẵng

Thanh tra bác tin đổi kết luận vi phạm đất đai ở Đà Nẵng

(VOV) -Thanh tra Chính phủ khẳng định, không có việc đồng ý với quan điểm nào khác của UBND TP Đà Nẵng về những vi phạm của Đà Nẵng

Nghệ An: Các “quan” phường hầu tòa vì đất đai
Nghệ An: Các “quan” phường hầu tòa vì đất đai

VOV.VN -Biết là đất nông nghiệp, cán bộ phường vẫn xác nhận vào 6 hồ sơ xin cấp GCN quyền sử dụng đất khu dân cư.

Nghệ An: Các “quan” phường hầu tòa vì đất đai

Nghệ An: Các “quan” phường hầu tòa vì đất đai

VOV.VN -Biết là đất nông nghiệp, cán bộ phường vẫn xác nhận vào 6 hồ sơ xin cấp GCN quyền sử dụng đất khu dân cư.

Mâu thuẫn gia đình vì chuyện đất đai
Mâu thuẫn gia đình vì chuyện đất đai

(VOV) - Chồng tôi và gia đình tiếp tục chiến tranh, cuối cùng không giải quyết được phải ra chính quyền. Cha mẹ tôi kiện anh ấy và đòi lấy lại đất

Mâu thuẫn gia đình vì chuyện đất đai

Mâu thuẫn gia đình vì chuyện đất đai

(VOV) - Chồng tôi và gia đình tiếp tục chiến tranh, cuối cùng không giải quyết được phải ra chính quyền. Cha mẹ tôi kiện anh ấy và đòi lấy lại đất

Thủ tướng kết luận sai phạm đất đai ở Đà Nẵng
Thủ tướng kết luận sai phạm đất đai ở Đà Nẵng

UBND TP Đà Nẵng nghiêm túc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ và kiến nghị của Bộ Tài nguyên - Môi trường.

Thủ tướng kết luận sai phạm đất đai ở Đà Nẵng

Thủ tướng kết luận sai phạm đất đai ở Đà Nẵng

UBND TP Đà Nẵng nghiêm túc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ và kiến nghị của Bộ Tài nguyên - Môi trường.