Mũ bảo hiểm: quy định để bảo vệ con người

(VOV) -Mũ bảo hiểm là mặt hàng liên quan thiết yếu đến sinh mạng con người. Hành động làm giả, làm nhái phải bị phạt nghiêm khắc.

Đến thời điểm này, mối lo có thể bị phạt do đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng đã được giải tỏa sau cuộc họp giữa Liên bộ  Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông - Vận tải, Văn phòng Chính phủ, Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam. Thông tư được 4 Bộ ký ngày 28/02 đã thực sự “gây sốt” trên các diễn đàn suốt 2 tuần qua.

“Cơn sốt” đã tạm lui nhưng những vấn đề liên quan đến chiếc mũ bảo hiểm thời gian qua cho thấy sự lúng túng thực sự của những cơ quan chức năng trong quản lý và sự “nhẹ dạ” của một bộ phận người tiêu dùng.

Năm 2007, quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe gắn máy bắt đầu có hiệu lực.Quy định này được coi là một trong những chính sách thành công nhất và  mang tính nhân văn cao bởi mục tiêu của nó là nhằm làm giảm nguy cơ chấn thương sọ não, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các vụ tai nạn giao thông. Cũng bởi tầm quan trọng đó mà cả hệ thống chính trị vào cuộc, tuyên truyền để người dân nhận thức và tự nguyện đội mũ bảo hiểm vì chính sinh mạng của mình.

Đội mũ bảo hiểm đạt chất lượng và đúng cách là phòng chống tai nạn khi tham gia giao thông

Ở một đất nước có tới 35 triệu xe gắn máy, nếu tính sơ bộ mỗi xe trung bình 1,5 mũ bảo hiểm như cách tính của các cơ quan chức năng thì tổng số mũ bảo hiểm trong cả nước là gần 50 triệu mũ. Nếu tính sơ bộ khoảng 200.000 đồng/chiếc mũ hợp chuẩn thì số tiền để mua 50 triệu chiếc mũ này vào khoảng ngàn tỷ đồng, tương đương với số tiền đầu tư cho một dự án hạ tầng mang tầm cỡ quốc gia. Tốn kém là vậy nhưng vẫn phải làm nếu biết Việt Nam nằm trong số 11 quốc gia có số người tử vong vì tai nạn giao thông hàng năm đứng đầu thế giới. Trong trường hợp đó, quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm là để bảo vệ con người.

Ấy thế nhưng, theo khảo sát của các cơ quan chức năng, thời điểm mới có quy định bắt buộc người ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm thì số người bị chấn thương sọ não có giảm, nhưng đến giờ sau 6 năm thực hiện, tình trạng này lại có dấu hiệu tăng. Nguyên nhân một phần do người dân đội mũ bảo hiểm để tránh bị phạt...Vì vậy, mũ bảo hiểm được sử dụng là loại mũ rẻ tiền, kém chất lượng dưới vỏ bọc mũ bảo hiểm thời trang nhằm đối phó với lực lượng cảnh sát giao thông. Và khi tai nạn nghiêm trọng xảy ra, đáng tiếc là chiếc mũ thời trang đó đã không thể giúp người sử dụng giữ được sinh mạng của chính mình.

Một nghiên cứu được thực hiện tại TP HCM năm 2010 cho thấy, hơn 26% số vụ tai nạn giao thông chủ phương tiện bị văng mũ bảo hiểm ra đường do chất lượng mũ không đảm bảo, dây đeo không đúng quy cách. Vì thế, chiếc mũ đã không thể bảo vệ chủ nhân của nó như mục tiêu ban đầu.

Không chỉ ở các thành phố lớn, khắp nơi, người tiêu dùng đều có thể mua được mũ bảo hiểm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng bán tràn lan trên vỉa hè với giá chỉ từ 30.000-50.000 đồng. Bảo người dùng có biết đó là mũ “rởm” không? Không thể không biết! Với giá tiền chỉ bằng một chiếc rổ nhựa, chiếc mũ bảo hiểm chỉ thực hiện được chức năng duy nhất là trang trí và đảm bảo không bị phạt khi ra đường. Biết mà vẫn mua, trong khi không lường trước rằng chỉ cần một va chạm mạnh, ngã ra đường, chiếc mũ trang trí đó sẽ gieo họa!

Trước khi có thông tư 06 gây nhiều tranh cãi về xử phạt người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm “rởm”, gần như chưa có một động thái nào của các cơ quan chức năng nhằm vào những cơ sở sản xuất, lưu thông các loại mũ bảo hiểm không đáng tin cậy. Sau đó, thay vì phạt các cơ sở sản xuất, kinh doanh mũ, hình phạt lại hướng sang người tiêu dùng. Với thông tư 06, liên bộ đã tỏ ra loay hoay thực sự trước việc quản lý “chiếc mũ”, lúng túng trong việc bảo vệ “cái đầu” cho người dân khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy.

Sau cuộc họp của liên bộ thống nhất về việc không phạt người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm “rởm”, một đợt ra quân rầm rộ đang hướng vào các cơ sở sản xuất- kinh doanh mũ trên thị trường. Dư luận vẫn đang lo ngại liệu những “chiến dịch” này có thực sự quyết liệt để tránh rơi vào tình trạng “đánh trống bỏ dùi” như đã từng diễn ra với nhiều mặt hàng khác hay không?.

Các chuyên gia cho rằng, mũ bảo hiểm cũng giống như thuốc chữa bệnh, là mặt hàng liên quan thiết yếu đến sinh mạng con người. Vì thế, hành động làm giả, làm nhái phải bị phạt thật nghiêm khắc. Luật là để bảo vệ con người và người tham gia giao thông- không ai khác, phải tỉnh táo để có lựa chọn đúng cho mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng chỉ thị phải xử lý mũ bảo hiểm kém chất lượng
Thủ tướng chỉ thị phải xử lý mũ bảo hiểm kém chất lượng

(VOV) - Tình trạng mũ bảo hiểm giả hiện nay làm tăng đáng kể số người chết và bị thương trong các vụ tai nạn giao thông.

Thủ tướng chỉ thị phải xử lý mũ bảo hiểm kém chất lượng

Thủ tướng chỉ thị phải xử lý mũ bảo hiểm kém chất lượng

(VOV) - Tình trạng mũ bảo hiểm giả hiện nay làm tăng đáng kể số người chết và bị thương trong các vụ tai nạn giao thông.

Người dân Thủ đô chủ động đi mua mũ bảo hiểm "xịn"
Người dân Thủ đô chủ động đi mua mũ bảo hiểm "xịn"

(VOV) - Từ ngày 15/4 tới, các lực lượng chức năng sẽ xử phạt nghiêm hành vi sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm giả...

Người dân Thủ đô chủ động đi mua mũ bảo hiểm "xịn"

Người dân Thủ đô chủ động đi mua mũ bảo hiểm "xịn"

(VOV) - Từ ngày 15/4 tới, các lực lượng chức năng sẽ xử phạt nghiêm hành vi sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm giả...

Tăng cường kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm
Tăng cường kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm

(VOV) - Theo đó, doanh nghiệp nào không đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm đã đăng ký sẽ bị phạt với số tiền gấp 3-5 lần giá trị lô hàng đó.

Tăng cường kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm

Tăng cường kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm

(VOV) - Theo đó, doanh nghiệp nào không đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm đã đăng ký sẽ bị phạt với số tiền gấp 3-5 lần giá trị lô hàng đó.

Dừng thông tư xử phạt không đội mũ bảo hiểm theo quy định
Dừng thông tư xử phạt không đội mũ bảo hiểm theo quy định

(VOV) -Quy định buộc người dân phải biết mũ thật, giả và là căn cứ để xử phạt vi phạm nêu ra tại Thông tư số 06 là thiếu thuyết phục.

Dừng thông tư xử phạt không đội mũ bảo hiểm theo quy định

Dừng thông tư xử phạt không đội mũ bảo hiểm theo quy định

(VOV) -Quy định buộc người dân phải biết mũ thật, giả và là căn cứ để xử phạt vi phạm nêu ra tại Thông tư số 06 là thiếu thuyết phục.

Xử lý nghiêm vi phạm về sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm
Xử lý nghiêm vi phạm về sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm

(VOV) -Chiến dịch giúp người dân phân biệt mũ giả mũ bảo hiểm với mũ bảo hiểm đạt chuẩn.

Xử lý nghiêm vi phạm về sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm

Xử lý nghiêm vi phạm về sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm

(VOV) -Chiến dịch giúp người dân phân biệt mũ giả mũ bảo hiểm với mũ bảo hiểm đạt chuẩn.