Rét đậm, rét hại làm nhiều gia súc chết
VOV.VN -Tuyết rơi trắng Sa Pa khiến nhiều người hiếu kỳ đổ về đây để chứng kiến cảnh tượng hiếm gặp này.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, một tuần sau khi tuyết rơi, tại Lào Cai đã có gần 200 con trâu, bò, ngựa bị chết rét vì tuyết lạnh. Hiện nay, trời đã nắng ấm, nhưng tuyết vẫn chưa tan hết khiến trâu, bò tiếp tục chết do cước chân.
Hai địa phương bị thiệt hại nặng nhất là Sa Pa và Bát Xát. Toàn huyện Bát Xát có hơn 60 con trâu, bò bị chết, chủ yếu ở các xã Ý Tý, A Lù, Ngải Thầu. Trong khi đó, huyện Sa Pa có tới 131 con trâu, bò chết rét, chủ yếu là trâu già và nghé non. Cụ thể, xã Sa Pả 23 con; xã Bản Phùng 18 con; xã San Sả Hồ 15 con; xã Nậm Sài và Trung Chải 10 con… Tổng thiệt hại ước tính lên tới gần hai tỷ đồng.
Dự báo, trong vài ngày tới có đợt không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ tại các địa bàn vùng núi cao như Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai… tiếp tục giảm thấp.
Vụ việc hai bảo mẫu ở trường mầm non Phương Anh (quận Thủ Đức, TP HCM) dùng bạo lực với các em bé đã gây chấn động dư luận tuần qua, đặc biệt là những người làm cha mẹ có con cùng độ tuổi với các cháu bị bạo hành.
Thêm một vụ bạo hành con trẻ gây rúng động dư luận |
Công an quận Thủ Đức, TP.HCM đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Nguyễn Lê Thiên Lý (19 tuổi, ngụ tỉnh Kiên Giang) và Lê Thị Đông Phương (31 tuổi, ngụ phường 9, quận 8, TP.HCM, là chủ trường mầm non tư thục Phương Anh phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) về hành vi hành hạ người khác. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, đây mới chỉ là một trong số rất nhiều vụ bạo hành trẻ đang xảy ra ở các nhà trẻ bị phát giác.
Việc làm của 2 cô bảo mẫu đó là không thể chấp nhận được, khi đã vi phạm nghiêm trọng cả tình người lẫn đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, để xảy ra sự việc này, trách nhiệm trước hết thuộc về chính quyền địa phương và cơ quan chức năng trong việc quản lý, kiểm tra hoạt động của các cơ sở nuôi dạy trẻ. Thật vô lý khi các cơ quan chức năng có cả một đội ngũ ăn lương Nhà nước, nhưng lại không phát hiện ra vụ việc (tồn tại không phải trong thời gian ngắn), mà sự việc chỉ được phát giác khi báo chí lên tiếng.
Theo ý kiến của bà Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, tới đây phải làm mạnh mẽ hơn và phải rà soát tất cả cơ sở chưa có cấp phép, kể cả cấp phép rồi để xem các bảo mẫu chăm sóc trẻ có trình độ hay không, có được giáo dục hay không và có đủ chức năng đạo đức nghề nghiệp để làm bảo mẫu ở các khu chế xuất, công nghiệp, khu chế xuất...
Phong hàm Đại sứ cho 22 cán bộ ngoại giao
- Ngành Ngoại giao có đóng góp xứng đáng cho đất nước
- Chủ tịch Quốc hội gặp mặt các đại diện ngoại giao
Thay mặt Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định và chúc mừng 22 đồng chí được phong hàm Đại sứ nước CHXHCN Việt Nam. Đây là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước đối với những đóng góp của các đồng chí Đại sứ đối với công tác đối ngoại nói riêng và sự nghiệp phát triển đất nước nói chung.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: Việc Nhà nước phong hàm Đại sứ nước CHXHCN Việt Nam cho 22 cán bộ, công chức ngành ngoại giao lần này chính là đặt niềm tin của Đảng, Nhà nước và của nhân dân vào các Đại sứ.
Chủ tịch nước mong rằng, trên cương vị công tác mới, các cán bộ ngoại giao tiếp tục nỗ lực triển khai thành công đường lối đối ngoại của Đảng để góp phần xứng đáng vào công cuộc phát triển của đất nước.
Hai án tử hình cho vụ án tham nhũng tại Vinalines- Em trai Dương Chí Dũng đối mặt án phạt 12 đến 20 năm tù
- Sẽ xử lý nghiêm người báo tin cho Dương Chí Dũng bỏ trốn
- Vụ án Vinalines: Những đối tượng có nghĩa vụ liên quan
Vụ án Dương Chí Dũng tạm khép lại với 2 án tử dành cho các bị cáo. Các bị cáo bị truy tố về hai tội danh: “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”.
Trong vụ án này, Dương Chí Dũng được xác định là chủ mưu; Mai Văn Phúc xác định vai trò cầm đầu; Trần Hữu Chiều và Trần Hải Sơn được xác định là đồng phạm giúp sức tích cực trong việc mua ụ nổi 83M gây thiệt hại 367 tỉ đồng và tham ô 1,67 triệu USD.
Trong số tiền tham ô này, Dũng được chia 10 tỷ đồng, Phúc được chia 10 tỷ đồng, Chiều 340 triệu đồng, Sơn hơn 7,8 tỷ đồng (trong đó có 2 tỷ đồng, Sơn cho em gái Trần Thị Hải Hà).
Đối với Dương Chí Dũng sau khi biết bị khởi tố, đã trốn ra nước ngoài và bị bắt sau đó. Hành vi này thể hiện sự trốn tránh trách nhiệm và gây khó khăn cho công tác điều tra. HĐXX xem đây là tình tiết tăng nặng đối với bị cáo Dũng. Đối với bị cáo Dũng tình tiết giảm nhẹ là được nhiều bằng khen của ngành, chính phủ. Bản thân gia đình cũng được nhiều khen thưởng…
Theo đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Dương Chí Dũng, tử hình về “Tội Tham ô”; 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái…”
Bị cáo Mai Văn Phúc bị tuyên án tử hình với tội tham ô; 18 năm tù về tội làm trái. Bị cáo Trần Hữu Chiều chịu mức án 19 năm tù. Trần Hải Sơn 22 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự, các bị cáo phải nộp lại toàn bộ số tiền gây thiệt hại cho Nhà nước dựa trên vài trò của từng bị cáo với tổng số tiền 367 tỷ đồng. Các bị cáo Dũng, Phúc, Chiều, Sơn liên đới phải bồi thường số tiền tham ô 1,67 triệu USD.
Đây là một trong 10 “đại án” tham nhũng được đưa ra xét xử đã làm dấy lên lòng tin của người dân vào quyết tâm chống “giặc nội xâm” của Đảng, được ví như “quả đấm” đầy sức mạnh đối với tội phạm và tệ nạn tham nhũng.
Việt Nam ghi dấu ấn tại SEA Games 27Đến hết ngày 21/12, tổng số HCV của Đoàn TTVN đã ở con số 73. Với 73 HCV, Việt Nam vẫn đứng ở vị trí thứ 3 trên bảng tổng sắp huy chương, sau nước chủ nhà Myanmar với 84 HCV và Thái Lan với 106 HCV. Điều đáng mừng là số HCV lúc này cũng đã vượt qua chỉ tiêu “vàng” của thể thao Việt Nam tại SEA Games năm nay.
Bùi Yến Ly (áo đỏ) trong niềm hạnh phúc chiến thắng và mang về tấm HCV thứ 70 cho Đoàn TTVN |
Trong ngày 22/12, sẽ diễn ra lễ bế mạc SEA Games 27./.