Tổng Bí thư: Xử quyết liệt đại án tham nhũng
VOV.VN -Tổng Bí thư: sẽ xử lý quyết liệt các vụ án tham nhũng phức tạp, trọng điểm còn đang xử năm 2013, tiếp tục các vụ của 2014
Làm việc với Ban Nội chính TƯ ngày 23/1 tại Hà Nội, Tổng Bí thư yêu cầu Ban Nội chính tập trung vào việc nghiên cứu, tham mưu, đề xuất những quan điểm định hướng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật mà trọng tâm là những đề án liên quan đến lĩnh vực nội chính và phòng chống tham nhũng; một số chủ trương, chính sách về an ninh quốc gia và phòng, chống tham nhũng; đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án phức tạp, nghiêm trọng.
"Phải chú ý cả phòng và chống cả ở TƯ và địa phương; tiếp tục xem xét, xử lý quyết liệt các vụ việc, vụ án tham nhũng phức tạp, trọng điểm còn đang xử năm 2013, tiếp tục các vụ của năm 2014; phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, đề xuất hoặc chủ trì xung quanh xây dựng pháp luật liên quan đến lĩnh vực này" Tổng Bí thư yêu cầu.
Ông cũng nhấn mạnh, cán bộ Ban Nội chính TƯ phải có bản lĩnh, có dũng khí, kiên quyết đấu tranh với cái sai, không khoan nhượng , giữ cho mình trong sạch, liêm chính.
Kết luận buổi làm việc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh có thể coi Ban Nội chính là tai mắt, là bộ óc của Đảng trong lĩnh vực nội chính.
'Đại án' Huyền Như: 4.000 tỷ, lòng tin và nước mắt
>> ”Siêu lừa” Huyền Như khóc khi nói lời sau cùng
>> Viện Kiểm sát bác bỏ 'tình tiết mới' trong vụ Huyền Như
>> Tranh cãi về bồi thường trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như
>> Không có cơ sở buộc Vietinbank ”trả nợ” thay Huyền Như
Sau gần 20 ngày xét xử, vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng bước vào phần nghị án.
Vụ án chưa có hồi kết, phiên tòa luôn "nóng" xung quanh câu chuyện khoản tiền 4.000 tỷ đồng đã đi đâu, ai phải bồi thường... Thế nhưng đến phần lời nói sau cùng tất cả như chùng xuống, người dự khán cũng không cầm được nước mắt.
Một vụ án lừa đảo số tiền kỷ lục lên tới gần 4.000 tỷ đồng, không ai nghĩ một trong những nguyên nhân quan trọng lại xuất phát từ lòng tin.
Trong phần lời nói sau cùng, một số nhân viên phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng cho biết trước đó họ không hề biết mặt Huyền Như, chỉ nghe danh đó là một tấm gương sáng, một nhân viên suất sắc của Vietinbank nên trong lòng vô cùng ngưỡng mộ.
Cũng vì thế, khi Như đưa hồ sơ dùng thẻ tiết kiệm (không có chữ ký của chủ thẻ) thế chấp vay tiền, họ chỉ nghe nói "đó là khách của chị Như" đã dễ dàng bỏ qua các quy định, góp phần giúp Như chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng một cách dễ dàng.
Chính bị cáo Như thừa nhận mình "đã lợi dụng lòng tin" của họ để lấy tiền, thừa nhận bản thân đã đẩy nhiều cán bộ, nhân viên tại Vietinbank cũng như tại công ty Hoàng Khải (công ty riêng của Như) vào vòng lao lý.
Trong lời nói sau cùng, bị cáo Như nức nở khi nhắc đến con thơ, xin lỗi cơ quan đồng nghiệp, xin lỗi chị gái và người thân...
Bị cáo Huỳnh Mỹ Hạnh (chị gái Huyền Như) - người đàn bà sống bằng nghề bán hột vịt lộn ngày nào nghẹn ngào cho biết rất ân hận vì quá tin tưởng dẫn đến tiếp tay cho em phạm pháp. Bị cáo không trách cứ Như, chỉ xin tòa xem xét, giảm nhẹ hình phạt để sớm được trở về nuôi 3 con nhỏ, phụ mẹ già nuôi con gái của em dù em có lỗi.
Mỗi bị cáo đều có một lý do và nức nở khi nghĩ đến ngày mai để xin tòa xem xét.
Hình phạt với các bị cáo ra sao? Huyền Như hay Vietinbank phải chịu trách nhiệm bồi thường gần 4.000 tỷ đồng? Tất cả sẽ được rõ ràng sau khi tòa tuyên án vào ngày 27/1 tới đây.
Vụ đồ chơi Trung Quốc phát nổ: Chính phủ chỉ đạo làm rõ
>> Đồ chơi lạ phát nổ ở Đăk Nông không chứa chất độc(!?)
>> Đồ chơi lạ phát nổ là hàng Trung Quốc nhập lậu?
>> Học sinh lại nhập viện sau khi chơi ”quả nổ”
>> Thu giữ ”quả nổ” khiến 39 học sinh Đắk Nông nhập viện
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Đắk Nông làm rõ vụ đồ chơi Trung Quốc phát nổ khiến 36 học sinh nhập viện.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ sự việc; Thông báo đến các trường học và rộng rãi để nhân dân trong tỉnh biết, phòng tránh.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học phổ biến, khuyến cáo học sinh nhằm ngăn ngừa sử dụng các loại đồ chơi, vật dụng không rõ nguồn gốc có thể gây nguy hại.
Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật các hàng hóa không rõ nguồn gốc, có khả năng gây nguy hại cho người dân.
Trước đó, vào đầu giờ chiều ngày 16/1, một số học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An, huyện Đắk Song (Đắk Nông) trong lúc đùa nghích đã để loại đồ chơi lạ, chữ Trung Quốc, có hình quả lừu đạn mà các em mua ở quán tạp hóa gần trường phát nổ. Hậu quả làm 36 học sinh có triệu chứng choáng váng, khó thở, có em bị ngất xỉu... khiến nhà trường phải chuyển tất cả các em đi cấp cứu.
Lương tháng 13 có được coi là thưởng Tết?
>> Vận động viên nào nhận thưởng Tết ”khủng” nhất?
>> Tết đến, công nhân ”sợ” nhận thưởng bằng... hiện vật
>> Thưởng Tết ở V-League: Chỉ cho có
>> Nghệ An thưởng Tết cao nhất 32 triệu đồng
>> Nhiều doanh nghiệp chết, thưởng Tết vẫn tăng 20%
>> 420 doanh nghiệp không có thưởng Tết
>> Thưởng Tết bằng tương ớt, quần đùi… vẫn hơn không có gì
>> Thưởng Tết cao nhất nước năm nay là 709 triệu đồng
Trong những ngày cuối năm này, dư luận rất quan tâm các khoản lương thưởng Tết, cụ thể là khái niệm "lương tháng 13" với người lao động.
Hầu hết ý kiến tranh luận trên các diễn đàn mạng xã hội đều ngả theo hướng các doanh nghiệp phải có lương tháng 13 cho người lao động, và đó cũng là tiền thưởng tết.
Tuy nhiên, thực chất "lương tháng 13" chỉ là 1 nội dung liên quan đến các chính sách bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động trong giai đoạn trước đây, khi đất nước mới gia nhập nền kinh tế thị trường và còn nhiều bất cập.
Theo thời gian, vấn đề này đã bị hiểu sai, thậm chí bị bóp méo, lạm dụng và cần được hiệu chỉnh thấu đáo.
Đổi tiền lẻ, chưa bao giờ khổ như năm nay
>> Khan hiếm tiền lẻ, dịch vụ đổi tiền tha hồ hét giá
>> Tiền lẻ chỉ dành...đi chùa!
>> Dịch vụ đổi tiền mới, tiền lẻ vẫn ngang nhiên hoạt động
Cận Tết, nhu cầu đổi các loại tiền mới càng lớn. Mấy ngày nay, “thị trường liên ngân hàng” tiền lẻ rất sôi động. Nhân viên các ngân hàng tới tấp gọi hỏi nhau về chuyện đổi tiền mới, tuy nhiên, hầu hết các “giao dịch” đều không thành vì bộ phận kho quỹ không thể đáp ứng được.
Tưởng là chỉ khó khăn với chuyện đổi tiền lẻ, song, nhiều người bất ngờ khi đổi tiền mới mệnh giá lớn cũng không hề dễ dàng.
Bản thân nhân viên các ngân hàng cũng “kêu” về việc quá khó khăn trong đổi tiền.
Theo quan sát, các quầy đổi tiền mới vẫn mọc lên nhan nhản, nhất là các đoạn gần các đình chùa, nơi thờ tự. Mệnh giá ở các quầy này thường là loại tiền mới 1.000 - 20.000 đồng. Hỏi giá tại các nơi này, tỷ giá có thể lên tới 10 ăn 7, 10 ăn 6. Các hành vi này bị Ngân hàng Nhà nước - cơ quan có chức năng quản lý tiền tệ - cấm, nhưng có vẻ như chưa phát huy hiệu quả trong cuộc sống.
2 ”bảo mẫu” hành hạ trẻ cùng nhận án 3 năm tù
>> Hình ảnh: Hàng nghìn người chen chật phiên xử 2 ”bảo mẫu”
>> Toàn cảnh phiên xét xử ”bảo mẫu” Đông Phương, Thiên Lý
>> Dư luận sau phiên xét xử hai ”bảo mẫu” hành hạ trẻ mầm non
Phiên tòa xét xử lưu động 2 bảo mẫu Lê Thị Đông Phương (31 tuổi, chủ cơ sở mầm non Phương Anh, đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức) và Nguyễn Lê Thiên Lý (19 tuổi, ngụ Kiên Giang) diễn ra ngày 20/1, tại Hội trường Nhà thiếu nhi Quận Thủ Đức (TP HCM) đã thu hút rất đông người dân thành phố Hồ Chí Minh đến theo dõi.
Hai bị cáo tại tòa |
Phiên tòa khép lại với bản án cao nhất dành cho khung hình phạt của tội “Hành hạ người khác”,
3 năm tù giam dành cho mỗi bị cáo.
Theo nhận định của Hội đồng xét xử: Hành vi đánh, tát của các bị cáo gây ảnh hưởng bất bình nghiêm trọng, bức xúc trong xã hội, làm mất uy tín cho ngành giáo dục. Hành động của các bị cáo cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách của trẻ sau này. Việc Viện Kiểm sát truy tố các bị cáo là đúng người, đúng tội.
Khi được nói lời sau cùng, bị cáo Phương đã khóc rất lớn. “Bị cáo đã ăn năn hối hận về việc làm của mình. Được làm cô giáo giữ trẻ là ước mơ lớn nhất của bị cáo. Bị cáo gửi lời xin lỗi tới các anh chị phụ huynh. Xin lỗi các thầy cô giáo đã giáo dục mình nên người.”
Trong lời sau cùng, bị cáo Lý nói: “Trước kia bị cáo cảm thấy mình không hợp với nghề giữ trẻ. Nhưng ba mẹ ép theo nghề. Bị cáo đã biết tội của mình rồi…”.
Người Sài Gòn đốt lửa chống lạnh cuối năm
Những ngày qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh từ phía Bắc, nhiệt độ TP.HCM xuống thấp dao động từ 18-19 độ C.
Dự báo thời tiết lạnh sẽ kéo dài vài ngày nữa, khiến không khí đón Tết âm lịch của người Sài Gòn khác hẳn mọi năm.
Sáng sớm 24/1, trời rét khiến hầu hết người Sài Gòn phải mặc áo ấm, quàng khăn và bao tay khi ra đường. Nhiều người không chịu nổi nền nhiệt đã chủ động nhóm lửa để giữ ấm.
Trong khi đó, trẻ em đến trường được phụ huynh “che chắn” cẩn thận.
Thời tiết lạnh kéo dài gần một tháng qua là chuyện “xưa nay hiếm” ở TP.HCM và nhiều người lớn tỏ ra thích thú khi nền nhiệt khá thấp./.