Việt Nam trong tuần:

Trung Quốc tăng tàu hải cảnh, hung hăng đâm trực tiếp tàu Kiểm ngư Việt Nam

VOV.VN -Những diễn biến ở khu vực TQ hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của VN tiếp tục là tâm điểm dư luận tuần qua

>> Việt Nam gửi công hàm thứ 2 lên LHQ phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc
>> Tàu kéo Trung Quốc hung hãn đâm trực tiếp tàu Kiểm ngư Việt Nam
>> Nhiều tàu cá của ngư dân Quảng Trị bị tàu Trung Quốc cắt lưới, uy hiếp
>> Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội gửi thư tố cáo hành vi của Trung Quốc đến Nghị viện các nước
>> Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải:"Không chấp nhận bất kỳ hình thức đe dọa, áp đặt nào"
>> Trung Quốc hung hăng, thế giới phẫn nộ

Theo thông tin mới nhất của lực lượng kiểm ngư, lúc 14h chiều 7/6, tàu kéo Trung Quốc số hiệu 281 đã đâm trực tiếp vào mạn trái tàu Kiểm ngư KN 635 của Việt Nam. Đáng lưu ý, Trung Quốc đã tăng cường thêm 2 tàu Hải cảnh nâng tổng số tàu Hải cảnh lên 4 chiếc để hỗ trợ tàu cá Trung Quốc ngăn cản, đẩy ép tàu cá của ngư dân Việt Nam khi đang khai thác ở ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Video: Trung Quốc tiếp tục đâm va, ném chai lọ sang tàu Việt Nam 

Phía Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 110 đến 115 tàu bao gồm: 35 - 40 tàu Hải cảnh, khoảng 30 tàu vận tải và tàu kéo, 35 - 40 tàu cá và 4 tàu quân sự tổ chức thành từng tốp ngăn chặn quyết liệt hơn, sẵn sàng tổ chức hú còi, đâm va, phun vòi rồng. Các tàu cá của Trung Quốc còn ném đá, chai lọ sang tàu Việt Nam, đặc biệt là sự xuất hiện của các tàu Trung Quốc có trọng tải lớn, có “quả lê” phía trước dưới vạch mớm nước và có chân vịt mũi, giúp quay trở nhanh, tăng khả năng ngăn cản, đâm va.

Tuy nhiên, đa số các tàu Việt Nam vẫn chủ động vòng tránh kịp thời, tiếp tục tuyên truyền, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta.

Việt Nam cũng vừa gửi công hàm lần thứ hai cho phái đoàn đại diện thường trực các nước tại Geneva và các tổ chức quốc tế đóng tại Thụy Sĩ về vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 và các hoạt động gây hấn của tàu thuyền Trung Quốc tại khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Công hàm một lần nữa yêu cầu phía Trung Quốc rút ngay lập tức và vô điều kiện giàn khoan nói trên ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Công hàm này hiện đã được đề nghị lên Tổng thư kí LHQ để lưu hành như một tài liệu chính thức của Đại hội đồng LHQ khóa 68.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Việt Nam cũng vừa có thư gửi Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Nghị viện các nước, Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới và các tổ chức liên nghị viện khác, thông báo về tình hình Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông, đồng thời bày tỏ sự cám ơn và đề nghị nghị viện, các tổ chức quốc tế lên tiếng ủng hộ Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề này.

Tàu Trung Quốc lộng hành ở Biển Đông

Đến nay, Trung Quốc duy trì số lượng 120 tàu xung quanh giàn khoan Hải Dương- 981 đang hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trong đó có 4 tàu quân sự gồm: 2 tàu quét mìn ở phía Nam giàn khoan này từ 19 đến 21 hải lý, 2 tàu hộ vệ tên lửa ở phía Đông Đông Nam cách giàn khoan từ 20 đến 25 hải lý. Phát hiện 1 máy bay Y8 hoạt động trinh sát nhiều vòng trong khu vực giàn khoan ở độ cao khoảng 250 đến 300 mét.

Nhóm tàu Trung Quốc đã tổ chức đâm va, hú còi, phun nước vào các tàu Kiểm ngư Việt Nam trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Những hành động hung hăng, ngang ngược đâm chìm tàu của Việt Nam, đánh bị thương ngư dân Việt Nam của Trung Quốc đang khiến cộng đồng quốc tế có những phản ứng mạnh mẽ. Một lần nữa, chính nghĩa và lẽ phải tiếp tục nhận được sự ủng hộ rất nhanh và mạnh từ cộng đồng quốc tế.

Thủ tướng quyết định đầu tư 200 triệu USD đóng thêm tàu mới

Kiểm tra dự án đóng tàu mới cho lực lượng kiểm ngư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định sẽ đầu tư 200 triệu USD để đóng thêm 4 chiếc tàu lớn; đồng thời Thủ tướng cũng đồng ý đóng thêm 15 tàu kiểm ngư tầm trung. 

Như vậy, trong tương lai với hơn 50 chiếc tàu hiện đại, lực lượng kiểm ngư hoàn toàn có thể đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, bảo vệ ngư dân và cứu hộ cứu nạn trên biển...

Các đại biểu Quốc hội bàn cách giảm lệ thuộc kinh tế Trung Quốc

>> 
Giảm lệ thuộc kinh tế Trung Quốc bằng các Hiệp định thương mại tự do
>> Muốn không lệ thuộc kinh tế Trung Quốc, doanh nghiệp phải đoàn kết
>> Các đại biểu Quốc hội bàn cách không lệ thuộc kinh tế Trung Quốc
>> Luôn có phương án kinh tế cho tình hình biển Đông
>> Làm gì để kinh tế Việt Nam không lệ thuộc Trung Quốc?

Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, từ đầu tháng 5 đến nay, Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của nước ta. Việc này nếu không được ngăn chặn sẽ làm tác động đáng kể tới quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc.


Các đại biểu Quốc hội trao đổi bên lề kỳ họp (ảnh Đức Thành)

Trong những lúc có nhiều người lo ngại vào hành động trả đũa ngược của Trung Quốc đối với Việt Nam khi tranh chấp Biển Đông đang leo thang như đóng cửa biên giới, dừng các hoạt động xuất nhập khẩu với Việt Nam thì cũng có không ít ý kiến cho rằng, Trung Quốc không dễ gì làm được điều đó. Ít nhất là ở góc độ chính thức và ở quy mô lớn.

Chúng ta biết rằng, các hoạt động giao thương với Việt Nam đang là nguồn thu chính cho một số tỉnh nghèo của Trung Quốc. Việt Nam cũng là thị trường lớn nhất Đông Nam Á của các nhà thầu Trung Quốc. Nhà đầu tư Trung Quốc đang có lợi ích lớn, nhỏ từ các dự án đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp tại Việt Nam. Tất cả những điều này khiến người ta phải suy nghĩ trước khi áp dụng biện pháp nào.

Về phía Việt Nam, dù muốn mở rộng nguồn cung tới đâu, dù có đa dạng hóa thị trường đầu ra tới mức nào, Việt Nam cũng không thể bỏ qua nguồn nguyên liệu phong phú bậc nhất của Trung Quốc, không mua các sản phẩm hợp lý từ công xưởng lớn nhất của thế giới và không bán hàng sang thị trường đông dân nhất thế giới.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014 với nhiều trăn trở về môn Lịch sử

>> 
Một hội đồng thi 18 người, 1 thí sinh: Ngành Giáo dục thích chơi sang?
>> Hội đồng 18 người phục vụ 1 thí sinh: Có ai day dứt về lịch sử?
>> Làm rõ trách nhiệm việc thí sinh ném phao thi trắng cổng trường
>> Hà Nội xử lý vi phạm tại Hội đồng thi tốt nghiệp THPT Cầu Giấy
>> Trăn trở giữ kỳ thi tốt nghiệp THPT và quá ít thí sinh thi Lịch sử

Từ 2-4/6, hơn 900.000 thí sinh trên toàn quốc chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014. Năm nay, các thí sinh thi 4 môn, với 2 môn bắt buộc là Toán, Văn và 2 môn tự chọn. Môn Lịch sử có tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi thấp nhất, tiếp đến là môn Ngoại ngữ (16%).

Ngay sau khi kết thúc kỳ thi, chiều 4/6, Bộ GD&ĐT đã tổ chức họp báo công bố những nội dung về kỳ thi, trong đó thông tin về một số nghi vấn tiêu cực trong tổ chức thi tại một số trường đã được Bộ khẳng định sẽ sớm làm rõ.

Chiều 2/6, Khánh Linh là thí sinh duy nhất dự thi môn Sử tại hội đồng thi Trường THPT Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) với 18 thành viên Hội đồng coi thi.(ảnh: VNE)

Sau kỳ thi, một vấn đề đang khiến dư luận xã hội quan tâm là nhiều thí sinh đã không chọn môn Lịch sử là môn để thi tốt nghiệp THPT. Có trường THPT không có thí sinh nào đăng ký thi môn Lịch sử. Nhiều hội đồng thi chỉ có vài thí sinh, thậm chí là tại Hội đồng thi trường THPT Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội có 18 cán bộ coi thi 1 thí sinh dự thi Sử. Sự việc này cho thấy đây là sự lãng phí ngân sách Nhà nước nhưng cũng gióng lên hồi chuông báo động đối với thực trạng học sinh “quay lưng” với môn Lịch sử.

Một dân tộc với bao khổ đau, bi tráng và vĩ đại, bao câu chuyện hay của quá khứ, mà sao các em lại không thích học Sử, kém môn Sử? Có phải các em thờ ơ không? Hay là cách dạy, và các bài học Sử chưa hay, khô khan, cứng nhắc, đơn điệu nặng nề khiến con trẻ “oải”, chán học, dẫn đến nhiều em không biết gì về lịch sử đất nước mình? Làm cho lịch sử có diện mạo, có tâm hồn để lay động các em là trách nhiệm của những giờ học Lịch sử.

12 người Việt thiệt mạng trong một tai nạn thảm khốc ở Thái Lan

>> Danh tính 12 người Việt tử nạn trong vụ tai nạn thảm khốc tại Thái Lan
>> Chưa nhận dạng được 12 người Việt trong vụ tai nạn thảm khốc ở Thái Lan
>> Hình ảnh vụ tai nạn thảm khốc làm 12 người Việt tử nạn tại Thái Lan 
>> Tai nạn thảm khốc ở Thái Lan, 13 người Việt thiệt mạng?

Tại nạn giao thông thảm khốc xảy ra sáng sớm ngày 2/6 tại huyện Kaeng Kro thuộc tỉnh Chaiyaphum cách Bangkok, Thái Lan khoảng gần 350 km. Một chiếc xe khách chở 15 hành khách người Việt đâm vào 1 chiếc xe tải 18 bánh.

Chiếc xe bị cháy rụi (ảnh: Xuât Sơn)

Chiếc xe khách bị va đập mạnh và bình gas nhiên liệu bên trong phát nổ, thiêu rụi 13 người, trong đó có tài xế người Thái. Ba nạn nhân trong chuyến xe định mệnh này may mắn được cứu sống trong ngang tấc.

Tổng lãnh sự Việt Nam tại Khon Kaen đã có cuộc gặp với đại diện thân nhân những người bị nạn, giúp đỡ hoàn tất giấy tờ, hỗ trợ các thông tin liên quan và tham dự cuộc gặp với đại diện chính quyền nhằm tìm biện pháp giải quyết vụ tai nạn thảm khốc này.

“Bầu” Kiên kìm tiếng khóc trong lời nói sau cùng

Phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm bước sang ngày thứ 11 vào sáng 2/6.

Tại ngày xét xử thứ 11, tòa đã cho Nguyễn Đức Kiên và các bị cáo nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án và sẽ tuyên án vào 8 giờ ngày 9/6.

Được nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Đức Kiên nói dài hơn 40 phút. Nhiều lần ông ta đã phải kiềm chế để không bật khóc.

Kiên khẳng định không bỏ trốn và nhận trách nhiệm về những gì mình làm.
Kiên gửi lời đến vợ và nói rằng, mình vô tội, vì tôi tin rằng có đủ đầu óc để chứng minh mình vô tội. Kiên nói sẵn sàng đứng lại để nhận những cái gì về mình một cách dũng cảm.

Kiên gửi lời cảm ơn đến ban giám thị, tổ y tế trại tạm giam đã giúp Kiên trong thời gian ở trại tạm giam, Kiên bảo không bao giờ quên những ngày đó. Kiên tiếp tục gửi lời cảm ơn những cán bộ trại tạm giam T16 trong thời gian dẫn giải bị cáo tham gia phiên tòa xét xử.

Kiên nói, kết luận của cơ quan điều tra, và VKS đã có nhiều điều không đúng về Kiên và gia đình.

Nhiều quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/6

>> 
Áp giá trần, sữa đồng loạt giảm giá
>> Áp trần giá sữa: Chỉ là biện pháp hành chính, hiệu quả sẽ không cao
>> Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng nói về áp trần giá sữa

Quy quy định áp trần giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi của Bộ Tài chính bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/6. Theo khảo sát của phóng viên, ngay trong ngày đầu tiên thực hiện quy định giá trần, các hãng sữa đã tiến hành thống kê các sản phẩm sữa trong danh mục áp trần giá sữa và thông báo mức giá mới đến các cửa hàng.

>> Bắt đầu xử phạt xe máy điện không biển kiểm soát
>> Loay hoay chuyện đăng ký xe máy điện

Thông tư 15 của Bộ Công an quy định đăng ký xe máy điện phải đăng ký mới được phép lưu thông bắt đầu áp dụng từ ngày 1/6. Tuy nhiên đến nay, cả người dân và cơ quan chức năng đều gặp nhiều vướng mắc xung quanh quy định này. Sau một tuần thực hiện, tại Hà Nội, hầu như chưa có phương tiện nào đến đăng ký biển số.

>> Doanh nghiệp vàng trang sức gặp khó khi thực hiện Thông tư 22
>> Kinh doanh vàng nữ trang gặp khó vì Thông tư 22

Thông tư 22 của Bộ KH&CN về siết chặt chất lượng vàng nữ trang đã có hiệu lực kể từ ngày 1/6 nhưng theo Hội Mỹ nghệ và kim hoàn TP.HCM, đến nay trên địa bàn thành phố chỉ có khoảng 10% trong tổng số 3.000 doanh nghiệp kinh doanh vàng nữ trang biết đến Thông tư này.

Giông lớn kèm mưa to, xà cừ cổ thụ bật gốc đè bẹp taxi

>> 
Hà Nội: 3 người chết do mưa to, gió lốc
>> Hà Nội: Khẩn trương thu dọn cây xanh bị gãy đổ hàng loạt sau mưa dông
>> Hình ảnh: Cây xanh gãy đổ hàng loạt chắn ngang đường sau mưa dông
>> Hà Nội: Thu dọn hàng trăm cây đổ, gẫy sau mưa giông
>> Hà Nội: Cây cổ thụ đổ, đè chết tài xế taxi trong mưa dông

Đêm 4/6 tại thủ đô đã xảy ra mưa và gió lốc mạnh, làm đổ gãy nhiều cây xanh, hư hại 8 xe ô tô, 1 người chết. Gió lốc cũng làm lật 1 thuyền trên Hồ Tây khiến 1 người chết, 1 người mất tích (đến chiều 5/6 đã tìm thấy thi thể người mất tích).

Phó Giám đốc Cty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội, cho biết, có gần 160 cây xanh do đơn vị quản lý đã bị đổ, gãy.

Trong cơn mưa lớn, một cây xanh bị đổ tại khu vực vườn hoa Mai Xuân Thưởng (Quán Thánh, Ba Đình) đã đè bẹp một chiếc taxi làm chết lái xe.

Tài xế được xác định là anh Nguyễn Hữu Dần, (sinh năm 1978, trú tại Minh Khai). Hành khách ngồi sau xe là một người phụ nữ. Chị may mắn thoát nạn và được người đi đường giải cứu ra ngoài.

Cũng trong tối ngày 4/6, mưa lớn đã xảy ra tại một số khu vực quận Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Tây Hồ, Đông Anh khiến các tuyến đường ngập với độ sâu 0,1-0,2m. Mưa kèm sấm, gió lớn cũng khiến mất điện cục bộ tại các khu vực này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên