Vụ Khải Silk thừa nhận 50% là hàng Trung Quốc: Khi niềm tin bị “đánh cắp”

Câu chuyện “hàng lụa Việt cao cấp made in China” của một thương hiệu nổi tiếng trong nước không phải hiện tượng cá biệt.

Sự cố kinh doanh tai tiếng nhất thời gian này có lẽ phải kể đến câu chuyện “hàng lụa Việt cao cấp made in China” của một thương hiệu nổi tiếng trong nước. Đáng buồn hơn, đây không phải hiện tượng cá biệt, mà khá phổ biến trong văn hoá kinh doanh.

Một doanh nghiệp mua một lô hàng khăn lụa của Khải Silk, thương hiệu lụa nổi tiếng với dòng hàng cao cấp trong nước. Thế nhưng, lẫn trong số khăn này lại có chiếc khăn có đến hai nhãn mác: xuất xứ từ Khải Silk, Việt Nam và xuất xứ Trung Quốc.

Khăn lụa có 2 nhãn mác khác nhau. (Ảnh: internet)
Người mua hoang mang, không biết mình đang sử dụng chiếc khăn lụa cao cấp có nguồn gốc từ đâu? Trả lời cho vấn đề này, ông chủ Khải Silk cho biết, đây chỉ là một “sự cố kỹ thuật” khi lô hàng bị thiếu 1 chiếc khăn, nhân viên lấy tạm khăn mà Khải Silk sản xuất cho đối tác Hong Kong, nhưng vì lý do thủ tục nhập khẩu nên phải in trên nhãn “made in China”.

Tuy nhiên, lời giải thích khó có thể thuyết phục được người tiêu dùng khi mà nhiều người khác cũng liên tục cung cấp những chiếc khăn được mua của thương hiệu Khải Silk “made in Việt Nam”, nhưng cạnh đó là một tem nhãn khác đã bị cắt đi, chỉ còn lại một mẩu, khó tránh khiến người ta phải đoán già đoán non...

Nhưng sự cố chiếc khăn hai nhãn mác của Khải Silk không còn là riêng câu chuyện của Khải Silk. Nhiều người trong nghề lật lại câu chuyện, tại sao Việt Nam chỉ có vài ba nhà xưởng thô sơ dệt lụa, hầu như không có mấy nhà máy sản xuất lụa với công nghệ cao, vậy thì vô số những chiếc khăn lụa được dán nhãn cao cấp “thuần Việt” của không ít thương hiệu trên thị trường là từ đâu mà ra?

Và nữa, du khách tham quan các làng lụa nổi tiếng trong nước cũng chia sẻ cảm nhận về việc đến làng lụa thủ công nổi tiếng, nhưng mua sản phẩm khăn lụa về, mở ra ngỡ ngàng “made in China”!

Chuyện các sản phẩm Việt  nhưng xuất xứ Trung Quốc không còn hiếm trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam. Ngay tại một số làng gốm nổi tiếng trong nước, sản phẩm thủ công được bày bán ít ỏi bên những sản phẩm Trung Quốc bắt mắt với màu sắc rực rỡ. Những làng tre, làng cói với chiếu cói được rao là dệt tay hoàn toàn, nhưng trong một góc nhỏ, vẫn in nơi xuất xứ Trung Quốc.

Rồi cả nông sản Việt, vẫn thường xảy ra chuyện rau củ, người ta mua hàng bên kia biên giới về, áo lên một lớp bùn đỏ, giả danh nông sản Việt, đem về bán với giá cao dành cho nông sản sạch...

Câu chuyện hàng Trung Quốc khoác áo Việt là cả một câu chuyện dài và tồn tại nhiều vấn đề của nền sản xuất trong nước. Khó lòng ngăn thương lái sử dụng những “chiêu trò” kiểu “treo đầu dê bán thịt chó” như thế, bởi, trong khi hàng Việt thủ công chất lượng tốt và an toàn, nhưng mẫu mã và giá cả khó lòng mà cạnh tranh với hàng Trung Quốc.

Hàng lụa Việt, được dệt ra từ tơ tằm thật, gốm Việt được nung từ cao lanh, làm tay kì công, hay cả nhiều sản phẩm thủ công khác, kĩ thuật chưa sắc sảo, in màu lên chưa nổi bật, giá thành lại không thấp, làm sao cạnh tranh với hàng Trung Quốc vừa đẹp lộng lẫy, bắt mắt, lại rẻ hơn nhiều. Nhập về dán nhãn hàng Việt bán, đó là một bài toán dễ dàng sinh lợi của các thương lái.

Nhưng tất nhiên, câu chuyện ấy bắt nguồn cũng từ tư duy “ăn xổi” của người kinh doanh trong nước. Bởi họ lựa chọn con đường tắt để làm giàu, thay vì chọn học hỏi, đầu tư kĩ thuật nghiêm túc, tuân thủ quy chuẩn chất lượng, cải tiến năng suất để định hình và làm ra những sản phẩm chất lượng tốt, giá cạnh tranh thì chăm chăm đi nhập hàng bên ngoài, dán nhãn lại, đánh lừa người tiêu dùng của mình. Những doanh nghiệp ấy đang góp phần bào mòn niềm tin của những người đã tin tưởng và lựa chọn họ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cách phân biệt túi hàng hiệu và hàng nhái
Cách phân biệt túi hàng hiệu và hàng nhái

VOV.VN - Những hướng dẫn rất hữu ích sau đây sẽ giúp bạn tránh mua phải túi hàng giả, hàng nhái.

Cách phân biệt túi hàng hiệu và hàng nhái

Cách phân biệt túi hàng hiệu và hàng nhái

VOV.VN - Những hướng dẫn rất hữu ích sau đây sẽ giúp bạn tránh mua phải túi hàng giả, hàng nhái.

Tác giả “Chấm dứt thời đại Trung Quốc hàng nhái” đến Việt Nam
Tác giả “Chấm dứt thời đại Trung Quốc hàng nhái” đến Việt Nam

VOV.VN - Nhận lời mời của Nhà sách Nhã Nam, tác giả Shaun Rein đến Việt Nam và sẽ có cuộc giao lưu với độc giả.

Tác giả “Chấm dứt thời đại Trung Quốc hàng nhái” đến Việt Nam

Tác giả “Chấm dứt thời đại Trung Quốc hàng nhái” đến Việt Nam

VOV.VN - Nhận lời mời của Nhà sách Nhã Nam, tác giả Shaun Rein đến Việt Nam và sẽ có cuộc giao lưu với độc giả.

Phát hiện 10 container hàng nhái thương hiệu Adidas và Converse
Phát hiện 10 container hàng nhái thương hiệu Adidas và Converse

VOV.VN -Cơ quan Hải quan Hải Phòng phát hiện 10 container, bên trong có hàng chục ngàn đôi giày nhãn hiệu Adidas và Converse xuất xứ Trung Quốc.

Phát hiện 10 container hàng nhái thương hiệu Adidas và Converse

Phát hiện 10 container hàng nhái thương hiệu Adidas và Converse

VOV.VN -Cơ quan Hải quan Hải Phòng phát hiện 10 container, bên trong có hàng chục ngàn đôi giày nhãn hiệu Adidas và Converse xuất xứ Trung Quốc.