Xin đừng chọc giận thiên nhiên!

VOV.VN - Con người sẽ phải gánh chịu tất cả những hậu quả khi có những hành động ứng xử thô bạo với thiên nhiên.

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII mới đây, Quốc hội đã thông qua Dự án Luật phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai với hàng loạt quy định mới về trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư cũng như mỗi cá nhân. Thực thi nghiêm túc luật này trước hết là những hành động tích cực để xử lý ngay cách ứng xử thô bạo với thiên nhiên.

Trong nửa đầu tháng 8/20103 đã có ba cơn bão số 5, số 6 và số 7 ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Bắc nước ta. Đúng một tháng sau, vào dịp khai giảng năm học mới thì mưa lũ, sạt lở đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã làm hơn 20 người chết và mất tích, hàng ngàn ngôi nhà bị hư hỏng, hàng vạn héc ta hoa màu bị tàn phá. Và ngay sau cơn bão số 8 cách đây một tuần gây ngập lụt khu vực miền Trung, Tây Nguyên làm gần 30 người chết, thiệt hại về vật chất hàng trăm tỉ đồng, thì “siêu bão” số 9 tràn tới, ảnh hưởng ít nhiều tới nước ta. Khi “hậu siêu bão” số 9 chưa dứt, lại xuất hiện bão số 10…

Trung bình mỗi năm, Việt Nam phải hứng chịu khoảng 10 cơn bão lớn nhỏ, phải tốn hàng nghìn tỉ đồng cho việc phòng tránh và khắc phục hậu quả, mà tổn thất về người là mất mát không gì bù đắp được. Hiện tượng “bão chồng bão” “cơn bão này vừa tan, cơn bão kia xuất hiện”, hoặc cái tên “siêu bão” với gió giật cấp 16- 17 là câu chuyện không còn xa lạ trong những năm gần đây.

Lực lượng phòng chống lụt bão TP HCM diễn tập ứng phó với thiên tai

Không chỉ có bão và áp thấp nhiệt đới, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều loại thiên tai như lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn và không loại trừ sóng thần. Từ năm 2012 đến nay, động đất xuất hiện liên tục tại khu vực nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam); triều cường, mưa lớn bất thường ở các tỉnh Nam bộ và TP HCM; mưa đá, rét đậm, rét hại kéo dài, những đợt nắng nóng kỷ lục liên tiếp xảy ra ở các tỉnh miền bắc … đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Đó là dấu hiệu bất thường của thời tiết, là “khúc dạo đầu”, là lời cảnh báo của biến đổi khí hậu, bởi thiên tai được coi là thách thức an ninh phi truyền thống, hậu quả để lại cho con người không kém gì chiến tranh. Ở nước ta, trong 30 năm qua, mỗi năm thiên tai làm chết và mất tích khoảng 500 người và hàng nghìn người bị thương, thiệt hại kinh tế từ 1 đến 1,5% GDP, riêng năm 2012 khoảng 16.000 tỷ đồng đã “trôi ra sông, ra biển”.

Hàng năm, nước ta phải chi khá nhiều tiền cho công tác phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, nhưng “những câu chuyện buồn” vẫn cứ lặp đi, lặp lại mỗi mùa bão lũ. Đó là hệ thống đê biển, đê sông, đê bao như mong manh trước sóng biển, triều cường và lũ đầu nguồn; là nhiều đoạn bờ sông xói lở kéo dài cả cây số ngay sát nhà dân; là hệ thống cống đập thủy lợi liên tục được gia cố mà vẫn cứ chắp vá; là cảnh nước ngập trắng đồng; là những dòng lũ dữ cuốn trôi nhiều nhà cửa, đường sá, cầu cống, ruộng vườn, gây sạt lở đất, chết người …liên tiếp xảy ra.

Ai cũng biết rằng, những hậu quả đau lòng đó không chỉ do thiên tai mà còn có sự “tiếp sức” không nhỏ của “nhân tai”. Đó là hàng ngàn hec-ta rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn đã và đang bị tàn phá không thương tiếc, trong khi diện tích rừng trồng mới chưa kịp bù lại.

Hậu quả của thiên nhiên gây ra còn khiến vài trăm nhà máy thủy điện lớn nhỏ xây dựng dày đặc, có nhà máy còn được xây ngay trong vùng lõi vườn quốc gia làm thay đổi môi trường sinh thái, tiếp sức cho lũ lụt, hạn hán, động đất. Đó còn là nạn khai thác cát trái phép đang ngày đêm bòn rút lòng sông, khiến dòng chảy thay đổi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống đê điều, sạt lở bờ sông, đe dọa trực tiếp cuộc sống của con người. Ngoài ra, còn là tình trạng khai thác khoáng sản tràn lan được “che chắn” bởi nhóm lợi ích nào đó và sự tắc trách của tâm lý nhiệm kỳ, để mặc cho tài nguyên cạn kiệt, khiến núi lở, đất vùi, khiến những vạt rừng xanh bỗng chuyển màu vàng úa, những dòng suối hiền hòa ngày nào tanh nồng mùi hóa chất…

Những hành động ứng xử thô bạo của con người đã làm thiên nhiên “nổi giận” và ngày càng trở nên hung dữ. Không ai khác, chính con người phải gánh chịu hậu quả, bởi “gieo gió ắt phải gặt bão”.

Thực hiện Luật Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai không chỉ là những câu khẩu hiệu “bốn tại chỗ”, “năm tại chỗ”; không chỉ là chi hàng ngàn tỉ đồng để đắp đê, xây đập, thăm hỏi, khắc phục hậu quả, mà còn là việc ngăn chặn ngay những ứng xử thô bạo với thiên nhiên bằng những hành động quyết liệt, có tâm, có tầm vì lợi ích chung; để mỗi năm nước ta không còn cảnh hàng trăm người chết vì núi lở, đất vùi, lũ cuốn; để công sức của hàng chục triệu nông dân không như “Dã Tràng xe cát” sau mỗi lần bão lũ đi qua./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng chục ngàn hộ dân miền Trung chuẩn bị sơ tán tránh bão
Hàng chục ngàn hộ dân miền Trung chuẩn bị sơ tán tránh bão

VOV.VN - Chính quyền và người dân các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đang khẩn trương chằng chống lại nhà cửa, tàu thuyền...

Hàng chục ngàn hộ dân miền Trung chuẩn bị sơ tán tránh bão

Hàng chục ngàn hộ dân miền Trung chuẩn bị sơ tán tránh bão

VOV.VN - Chính quyền và người dân các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đang khẩn trương chằng chống lại nhà cửa, tàu thuyền...

Phó Thủ tướng thị sát ứng phó bão số 10 tại Thừa Thiên- Huế
Phó Thủ tướng thị sát ứng phó bão số 10 tại Thừa Thiên- Huế

VOV.VN - Phó Thủ tướng đã yêu cầu sớm khắc phục trước nguy cơ 1 cửa biển mới mở thêm tại xóm Ghềnh, xã Hải Dương, thị xã Hương Trà

Phó Thủ tướng thị sát ứng phó bão số 10 tại Thừa Thiên- Huế

Phó Thủ tướng thị sát ứng phó bão số 10 tại Thừa Thiên- Huế

VOV.VN - Phó Thủ tướng đã yêu cầu sớm khắc phục trước nguy cơ 1 cửa biển mới mở thêm tại xóm Ghềnh, xã Hải Dương, thị xã Hương Trà

Hà Nội lấy ý kiến về Dự thảo Luật phòng, chống thiên tai
Hà Nội lấy ý kiến về Dự thảo Luật phòng, chống thiên tai

(VOV) -Sáng 28/2, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật phòng, chống thiên tai.

Hà Nội lấy ý kiến về Dự thảo Luật phòng, chống thiên tai

Hà Nội lấy ý kiến về Dự thảo Luật phòng, chống thiên tai

(VOV) -Sáng 28/2, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật phòng, chống thiên tai.

TP HCM diễn tập ứng phó với thiên tai
TP HCM diễn tập ứng phó với thiên tai

VOV.VN -Hơn 400 người thuộc 16 đơn vị của quận 12 nỗ lực tham gia diễn tập phòng chống những tình huống xảy ra trong thiên tai.

TP HCM diễn tập ứng phó với thiên tai

TP HCM diễn tập ứng phó với thiên tai

VOV.VN -Hơn 400 người thuộc 16 đơn vị của quận 12 nỗ lực tham gia diễn tập phòng chống những tình huống xảy ra trong thiên tai.

Miền Trung khẩn trương ứng phó với bão số 10
Miền Trung khẩn trương ứng phó với bão số 10

VOV.VN -Các tỉnh miền Trung đang chuẩn bị các phương án ứng phó với bão, nhằm giảm mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.

Miền Trung khẩn trương ứng phó với bão số 10

Miền Trung khẩn trương ứng phó với bão số 10

VOV.VN -Các tỉnh miền Trung đang chuẩn bị các phương án ứng phó với bão, nhằm giảm mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.

Chiều nay (30/9), bão số 10 có khả năng đổ bộ vào đất liền
Chiều nay (30/9), bão số 10 có khả năng đổ bộ vào đất liền

VOV.VN -Các địa phương nằm ngoài vùng nguy hiểm cần đặc biệt lưu ý kiểm soát chặt chẽ các hoạt động ven bờ, vấn đề an toàn hồ chứa.

Chiều nay (30/9), bão số 10 có khả năng đổ bộ vào đất liền

Chiều nay (30/9), bão số 10 có khả năng đổ bộ vào đất liền

VOV.VN -Các địa phương nằm ngoài vùng nguy hiểm cần đặc biệt lưu ý kiểm soát chặt chẽ các hoạt động ven bờ, vấn đề an toàn hồ chứa.

Bão số 10 đang tiến vào các tỉnh Hà Tĩnh - Thừa Thiên Huế
Bão số 10 đang tiến vào các tỉnh Hà Tĩnh - Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13.

Bão số 10 đang tiến vào các tỉnh Hà Tĩnh - Thừa Thiên Huế

Bão số 10 đang tiến vào các tỉnh Hà Tĩnh - Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13.

Lực lượng biên phòng Hà Tĩnh, Nghệ An giúp dân sơ tán
Lực lượng biên phòng Hà Tĩnh, Nghệ An giúp dân sơ tán

VOV.VN -Hơn 22.000 nghìn người dân tỉnh Hà Tĩnh đã được sơ tán đến khu vực an toàn.

Lực lượng biên phòng Hà Tĩnh, Nghệ An giúp dân sơ tán

Lực lượng biên phòng Hà Tĩnh, Nghệ An giúp dân sơ tán

VOV.VN -Hơn 22.000 nghìn người dân tỉnh Hà Tĩnh đã được sơ tán đến khu vực an toàn.

Năm 2012, thiên tai gây thiệt hại 16.000 tỷ đồng
Năm 2012, thiên tai gây thiệt hại 16.000 tỷ đồng

(VOV) -Thiên tai đã làm 258 người chết, mất tích, hơn 6200 ngôi nhà bị đổ, sập, sạt lở hơn 3 triệu m3 đất đá…

Năm 2012, thiên tai gây thiệt hại 16.000 tỷ đồng

Năm 2012, thiên tai gây thiệt hại 16.000 tỷ đồng

(VOV) -Thiên tai đã làm 258 người chết, mất tích, hơn 6200 ngôi nhà bị đổ, sập, sạt lở hơn 3 triệu m3 đất đá…

Các địa phương hưởng ứng Ngày phòng chống thiên tai
Các địa phương hưởng ứng Ngày phòng chống thiên tai

(VOV) - Đây là hoạt động nhằm tăng ý thức của người dân về phòng chống thiên tai.

Các địa phương hưởng ứng Ngày phòng chống thiên tai

Các địa phương hưởng ứng Ngày phòng chống thiên tai

(VOV) - Đây là hoạt động nhằm tăng ý thức của người dân về phòng chống thiên tai.

Sơ tán dân và cấm biển trước khi bão số 10 đổ bộ vào bờ
Sơ tán dân và cấm biển trước khi bão số 10 đổ bộ vào bờ

VOV.VN -Theo dự báo, bão số 10 sẽ đổ bộ vào đất liền vào chiều, tối mai (30/9) hoặc rạng sáng 1/10.  

Sơ tán dân và cấm biển trước khi bão số 10 đổ bộ vào bờ

Sơ tán dân và cấm biển trước khi bão số 10 đổ bộ vào bờ

VOV.VN -Theo dự báo, bão số 10 sẽ đổ bộ vào đất liền vào chiều, tối mai (30/9) hoặc rạng sáng 1/10.  

Bão số 10 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây
Bão số 10 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây

VOV.VN - Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 - 149 km/h), giật cấp 15, cấp 16.

Bão số 10 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây

Bão số 10 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây

VOV.VN - Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 - 149 km/h), giật cấp 15, cấp 16.